Trong nhà dì có bốn người: vợ chồng dì Thu, và hai đứa con – Hân (chị họ, học lớp 11) và Khang (em họ, học lớp 8). Cả hai đều xem cô là người hầu không hơn không kém. Hân thường xuyên mắng mỏ, sai vặt với giọng điệu đỏng đảnh:
Hân
Đồ đạc của tao đâu rồi hả? Mày dọn mất tiêu rồi đúng không?
___
Hân
Áo trắng của tao dính mực! Đừng có chối, tao biết mày ghen tị với tao!
Còn Khang thì lại thích giở trò. Có lần, nó cố tình làm đổ ly nước lên bàn học rồi hét lớn:
Khang
Mẹ ơi! Nó làm ướt vở Toán của con! Cô giáo sẽ phạt con mất!
Dì Thu
Mày chỉ giỏi phá hoại! Ở nhờ người ta còn không biết điều!
Dù có cố gắng biện minh bao nhiêu, cũng vô ích. Với dì, Nhã Khánh luôn là đứa mang điềm xui, là cái gai trong mắt. Dù cô làm đúng hay sai, kết cục vẫn là bị mắng nhiếc, bị trừng phạt bằng lời nói nặng nề.
Dần dần, Nhã Khánh học cách… không nói nữa.
Không thanh minh.
Không khóc lóc.
Chỉ lặng lẽ chịu đựng.
Trong căn nhà ấy, cô không có tên.
Chỉ là “nó”.
Là “con nhỏ đó”.
Là “thứ sao chổi ăn nhờ ở đậu”.
___
Những ngày tháng sống trong nhà dì Thu, Nhã Khánh dần trở nên trơ lì với đau đớn.
Cô quen với việc bị sai bảo như người hầu.
Quen với ánh mắt khinh rẻ.
Quen với những bữa cơm vừa ăn vừa nghe mắng mỏ.
Thậm chí… cô nghĩ mình sẽ sống như vậy cho đến khi đủ 18 tuổi, đủ sức thoát ra.
Comments