Tiếng Việt
NovelToon NovelToon
Nhập môn Tiểu thuyết

Bắt đầu viết tiểu thuyết ngày 4 - Tiết tấu và phục bút

Số người tham gia 432
Tiết tấu và phục bút

Tiết tấu câu chuyện và phục bút mà chúng ta thường nghe đến là gì? Mỗi khi nghe đến chúng, chúng ta có thể hiểu nhưng không thể lý giải. Đó là bởi vì chúng ta không hiểu rõ tác dụng của tiết tấu và phục bút, không biết cách áp dụng trong tác phẩm; nhất là tiết tấu, nghe rất trừu tượng.


Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau phân tích từng cái một theo trình tự. Bởi khi sáng tác, nếu chúng ta có thể áp dụng tiết tấu và phục bút thì tác phẩm sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.


I. Tiết tấu

1. Tiết tấu là gì

Tiết tấu câu chuyện là nhận thức và kỹ năng viết nâng cao của tác giả khi sáng tạo câu chuyện. Nếu trước khi viết hiểu rõ tiết tấu là gì thì chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát cốt truyện hơn.


Về tiết tấu, chủ yếu từ hai khía cạnh:

(1) Tình tiết và sự kiện thúc đẩy tiết tấu

(2) Tình tiết và cảm xúc ảnh hưởng đến tiết tấu


(1) Tình tiết và sự kiện thúc đẩy tiết tấu

Đầu tiên, tình tiết câu chuyện cần liên tiếp và liên quan chặt chẽ với nhau, và mỗi tình tiết sự kiện đều phải bao gồm đầy đủ: nguyên nhân, mở đầu, báo trước, diễn biến, bước ngoặt, cao trào và kết thúc.

 

Tiếp theo là điều chỉnh kể tả tối giản để thúc đẩy nhanh chóng tiết tấu kịch bản và tiết tấu hành văn trong khi sáng tác. Hãy lược bỏ hết những nội dung không liên quan đến mạch chính, viết súc tích về những thông tin quan trọng, còn những tin tức không cần thiết thì dứt khoát bỏ qua hay sẽ bổ sung sau này, bỏ hết các chi tiết không cần thiết (Định luật dao cạo Occam).

 

Khi tiết tấu câu chuyện và tiết tấu hành văn đến giai đoạn quan trọng, chẳng hạn như tình tiết cao trào, thời điểm nổi bật của nhân vật chính,… bạn nên chi tiết nhất có thể, và vận dụng tất cả phương tiện hỗ trợ cảm xúc cùng thúc đẩy bầu không khí để đạt được hiệu quả mục đích.

 

Kể tối giản hợp lý là căng giãn chừng mực, dựa vào tiết tấu câu chuyện, nội dung tác phẩm, tâm lý cảm xúc của độc giả mà điều chỉnh quá trình kể tối giản.


(2) Tình tiết và cảm xúc ảnh hưởng đến tiết tấu

Thông thường, dựa trên cơ sở nội dung của tác phẩm, khi triển khai tình tiết, chúng ta cần kích thích cảm xúc độc giả (độc giả được thoải mái bởi biến hoá của cảm xúc và tình tiết) với một tần suất thời gian có quy luật (tùy thuộc vào chủ đề, tác phẩm, và bút lực). Hơn nữa, quy luật biến hoá tốt nhất là xoay chuyển bất ngờ, ít hoặc không hề bằng phẳng, chỉ tăng chứ không giảm, để thoả mãn trải nghiệm của độc giả và gia tăng lượt theo dõi truyện.

 

Nói đơn giản hơn, tác phẩm thông thường cần có điểm thoải mái trong hai chương, nhưng tác phẩm tốt lại có nhiều điểm thoải mái (bức xúc,…) chỉ trong một chương.

 

Tổng kết: Tóm lại, 'tiết tấu' cơ bản dựa trên kỹ nghệ sáng tác và nắm bắt tâm lý độc giả, kiểm soát tốt sự phát triển của các tình tiết sự kiện và truyền đạt tốt những điểm thoải mái. Sau tất cả, tiết tấu tốt của một câu chuyện hấp dẫn đều dựa vào việc sắp xếp tình tiết tốt.


2.Tiết tấu được biểu hiện như thế nào

Về tiết tấu, tác giả phải thường xuyên kiểm tra cấu trúc tổng thể của tiểu thuyết đã hoàn chỉnh chưa, phải không bị sai lệch và không bị phá vỡ.


Nội dung chính: Mối quan hệ của các nhân vật, hành văn trôi chảy, logic nhất quán và chuyển tiếp mạch lạc.


Điểm thoải mái: Xem mạch cảm xúc có trọn vẹn và không bị gián đoạn hay không.


Tổng kết: Tình tiết và điểm thoải mái đều hỗ trợ lẫn nhau, nếu tiết tấu xảy ra vấn đề thì những khía cạnh khác sẽ bị ảnh hưởng theo. Thực tế, việc kiểm soát tiết tấu cụ thể cần nói kết hợp với các chủ đề cụ thể hơn, sau này chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu trong những bài liên quan, trước tiên chúng ta chỉ tìm hiểu cơ bản thế này thôi nhé.


II. Phục bút


1. Phục bút là gì

 Phục bút là một kỹ thuật diễn đạt rất phổ biến trong sáng tác văn học.

 

Thông thường, khi diễn đạt một tình tiết quan trọng nào đó, trước đó tác giả thiết lập các cầu nối hoặc gợi ý có liên quan. Gợi ý này có thể là một người, một sự vật hoặc thậm chí là một cuộc đối thoại. Đến khi diễn biến câu chuyện đạt đến trình độ nhất định, tác giả sẽ ám chỉ hoặc công bố điều này để độc giả bừng tỉnh nhận ra. Đây chính là phục bút.

 

Từ góc độ tác phẩm, phục bút nhằm tránh sự đột ngột của cốt truyện, tăng cường tính hợp lý và chân thực.

Từ góc độ độc giả, phục bút nhằm tăng cường sức hấp dẫn của tác phẩm và nâng cao hiệu quả tương tác giữa tác phẩm, độc giả và tác giả.

 

Độc giả có kinh nghiệm lấy việc khám phá ra phục bút bị tác giả chôn giấu như một thú vui trí tuệ, và nếu cốt truyện tiếp theo thực sự như họ suy đoán, điều này sẽ mang lại cho họ cảm giác thành tựu.

 

Nếu độc giả không tìm thấy phục bút mà tác giả đã đặt ra từ lâu, đến khi cốt chuyện phát triển đến điểm mấu chốt mới đột nhiên nhận ra, độc giả sẽ tán thưởng sự sắp đặt tài tình của tác giả, và vì vậy sẽ đánh giá tốt về tác phẩm hoặc tác giả.


2. Sự khác biệt giữa hồi hộp, phục bút và báo trước

 

(1) Hồi hộp: Đó là kỹ thuật mang lại cho độc giả cảm giác tò mò theo diễn biến tình tiết, khiến độc giả háo hức mong đợi số phận của nhân vật chính và sự phát triển biến hoá không rõ của tình tiết.

 

Bản chất: Hiển thị nội dung khiếm khuyết - độc giả càng không biết thì càng muốn biết.

 

Vị trí sử dụng: Mở đầu tác phẩm, mở đầu sự kiện, cuối chương truyện, khi kết thúc một tình tiết và bắt đầu sang một tình tiết mới…

 

Tác dụng: lôi kéo độc giả, tăng sức hấp dẫn của tình tiết trong truyện, khơi dậy trí tò mò của độc giả, và thỏa mãn trải nghiệm đọc của độc giả sau khi xoá bỏ nghi ngờ (giải thích nghi ngờ, xác minh phỏng đoán, tương tác có ý thức…)

 

(2) Phục bút: Tác giả gợi ý về các nhân vật hoặc sự kiện sẽ xuất hiện trong tác phẩm, trước hô sau ứng, chúng bổ trợ và thúc đẩy tình tiết phát triển, nâng cao hiệu quả của tác phẩm.

 

Bản chất: Giấu nội dung chi tiết, độc giả không biết hoặc không trực tiếp biết được thông tin tình tiết, sau đó mới bừng tỉnh nhận ra.

 

Vị trí sử dụng: Chủ yếu ở phần trước của tác phẩm, hoặc nửa đầu phát triển của tình tiết sự kiện.

 

Tác dụng: Làm cho sự phát triển và bố cục của truyện hợp lí, kết cấu hoàn chỉnh, nội dung có âm vang trước sau.

 

(3) Báo trước: Thông qua phương pháp khéo léo khắc hoạ, tương phản, so sánh bối cảnh các nhân vật để miêu tả sơ bộ trước về đối tượng nhân vật sẽ xuất hiện ở đoạn sau. Nội dung báo trước, đối tượng và tình tiết tiếp theo phải có tính liên tục.

 

Tính chất: Hiển thị nội dung đã biết, độc giả biết và bị ảnh hưởng nhưng độc giả không nghi ngờ hoặc chú ý.

 

Vị trí sử dụng: trước phát triển sự kiện, trước tình tiết cao trào, trước sự xuất hiện của các nhân vật…

 

Tác dụng: Báo trước các manh mối hay nền tảng của sự phát triển tình tiết để hỗ trợ khắc hoạ nhân vật, gia tăng căng thẳng của tình tiết và tăng cường hiệu quả của sự kiện

 

(4) Chú ý khi chôn giấu phục bút

Tác giả thiết lập phục bút, phải nắm được toàn diện hướng đi của cốt truyện, tránh để quá nhiều phục bút mà không giải được, hoặc quên đi phục bút. Vì vậy đối với người mới, việc có một dàn ý đủ tiêu chuẩn và phù hợp với mình là rất quan trọng.

 

Những điều cụ thể cần chú ý:

 

(1) Phục bút cần được “nhấn mạnh” nhiều lần - miêu tả khái quát khiến độc giả có thể lờ mờ biết rằng nơi này có điều gì đó bất thường, tức là có tồn tại một điều gì đó.

Tuy nhiên, nên tránh và giữ bí mật về nội dung và phần tiếp theo của phục bút, tức là giảm sự hiện diện của phục bút (thông qua các sự kiện của mạch truyện chính và điểm thoải mái để chuyển hướng chú ý của độc giả). Vì vậy, phải nắm rõ quy mô của phục bút để khơi dậy sự mong đợi của độc giả.


Ví dụ, trong một vụ trộm cướp, người ta phán đoán rằng tội phạm bị thiếu ngón tay trên bàn tay trái. Mà trước khi bị phát hiện, tội phạm từng có một chi tiết mơ hồ biểu hiện là tay trái không thuận tiện, hoặc khi cần dùng tay trái nhưng lại khăng khăng dùng tay phải. Khi sự thật được phơi bày, độc giả mới bừng tỉnh nhận ra tại sao ngay từ đầu tội phạm lại có những hành vi kỳ lạ đó.


(2) Phục bút phải có kế hoạch, có hô phải có ứng, đã dùng phục bút và hồi hộp thì tiếp theo phải giải câu đố, và việc giải câu đố cần phải đầy đủ và sáng tạo. Chôn giấu và hô ứng/ theo dõi không thể tách rời nhau quá lâu.


(3) Không nên có quá nhiều phục bút, nhất là những tác giả mới, hãy chú ý đến trình tự sự kiện của mạch truyện chính.


(4) Phục bút là một loại thông tin khuyết, nhưng tác giả không thể dùng thông tin khuyết để bắt nạt độc giả.


Thông thường, thông tin độc giả biết = thông tin được giải thích bởi nhân vật chính, bởi vì độc giả khi đọc sẽ đồng ý với nhận định thông tin của nhân vật chính và bỏ qua/ xem thường các thông tin khác, vì vậy thông tin mà nhân vật chính biết mới là tiền đề của tất cả phục bút.

Nếu không, tình tiết bị đột ngột đảo ngược và xuất hiện những yếu tố không quen thuộc sẽ chỉ khiến độc giả cảm thấy tác giả rất đáng ghét, muốn mắng tác giả thiếu IQ, cảm thấy bị chơi xỏ mà bỏ dở câu chuyện.


Tiết tấu và phục bút đến đây là kết thúc, tiếp theo chúng ta sẽ tiến sâu hơn một chút, chia sẽ về kỹ năng sáng tác cho các chủ đề và câu chuyện khác nhau. Nếu thích hay có góp ý thì đừng ngại ngần để lại lời nhắn các bạn nhé! Cảm ơn vì đã đọc.

NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play