Ba ngày sau, kì thi mùa xuân đến.
Huyền Vân mang theo hộp thi, mang theo một tấm thẻ gỗ, tiến vào trường thi.
Năm đó khi Hoa Quốc vẫn còn, Minh Huyền Vân là đích trưởng tử, là Hoàng Thái Tử, thân phận tôn quý, có sự nuông chiều của tổ mẫu, phụ hoàng và mẫu hậu. Là người được kì vọng nhiều nhất.
Dân chúng ai cũng mong y đăng cơ, mong có ngày hắn đưa Hoa Quốc đến sự hưng thịnh cao nhất của nó, vượt qua cả thời tổ tiên hắn.
Đáng tiếc hắn đối với hoàng quyền không có hứng thú, chân đi theo quốc sư mà học.
Mười tám tuổi, hoàng đế dự định lui về sau, để nhi tử nắm quyền, sống bình thản nhìn ngắm giang sơn sắp được nhi tử đưa đến sự hưng thịnh.
Trước một ngày thánh chỉ ban, Minh Huyền Vân trên được về kinh đã ở ngoại ô mà phi thăng.
Vĩnh viễn không quay về trở thành hoàng đế.
Hoàng Hậu nhận tin mà lâm trọng bệnh, không lâu sau qua đời. Hoàng Đế tức đến điên, đuổi toàn bộ thái giám cung nữ ra khỏi Ngự Thư Phòng.
Ngày hôm đó, tiếng báo Hoàng Hậu băng thệ vang khắp cung, Ngự Thư Phòng vang tiếng khóc của Hoàng Đế, một canh giờ sau khi Hoàng Hậu băng thệ Tam Hoàng Tử được phong Hoàng Thái Tử.
Phượng Nghi Cung có tang của Hoàng Hậu, toàn cung treo vải trắng, Đông Cung có tang của Thái Tử, từ tang lễ bình thường trở thành quốc tang.
Tam Hoàng Tử theo Hoàng Đế học tập. Từng điện thờ một được lập nên, Thanh Thiên Điện thờ Hoa Quốc Thái Tửu trải dài khắp Hoa Quốc, trở thành Thần Hộ Quốc.
Năm năm sau ngày Thái Tử phi thăng, Hoàng Đế sau khi thắp nhang cho Thái Tử vào buổi tối như mọi khi liền đi ngủ, sau đó liền không tỉnh nữa.
Thanh Thiên Điện vẫn còn, tín đồ của y vẫn còn. Thờ Thanh Thiên Thượng Thần vẫn là thần duy nhất mà Linh Quốc thờ. Hoa Quốc chẳng qua đổi tên đổi hoàng thất, Thần Hộ Quốc vẫn như cũ không đổi.
Tân triều đối với việc này không có ý định phá hoại, Hoàng Đế cũng thờ, Thái Hậu cũng đặt biệt tin tưởng mà thờ.
Kì thi diễn ra rất bình thường, mọi chuyện không có khó khăn gì, dù sao Huyền Vân cũng từng học qua tất cả chúng.
Chỉ đến lúc chấm thi mới xảy ra chuyện.
Dù là bài thơ hay là ý nghĩ, quan chấm thi đều cảm thấy giống với một người, là thần trong lòng bọn họ. Chỉ là bài thơ này chưa từng có mặt trên thế gian, lúc còn là Thái Tử Huyền Vân chưa từng viết. Ý nghĩa cũng chỉ truyền miệng mà ra, chỉ có phần giống chứ không giống hoàn toàn.
Quan chấm thi cảm thấy hắn là một người mang tâm tư của thần trong lòng bọn họ, nên mang đến hỏi ý Hoàng Đế.
Hoàng Đế càng đọc càng cau mày, cuối cùng vẫn là bảo quan chấm thi:”Trẫm đến hỏi Thần, ngươi lui đi”
Quan chấm thi rời đi, Hoàng Đế mang bài thi đến Thanh Thiên Điện trong hoàng cung, thái giám đốt nến rồi lui, Hoàng Đế quỳ gối mà trải bài thi lên bàn. Sau đó đốt nhang mà thắp.
Huyền Vân nhìn thấy từ đầu đến cuối, đối với sự việc này chỉ cảm thấy:”Hoàng Đế này....hắn có bệnh rồi, bảo ta đi chấm bài ta, ta chấm thế nào đây”
Hoàng Đế lui ra, đóng cửa lại.
Hắn từ từ đáp xuống, gió nhẹ thổi qua, ngọn nến liền tắt. Hoàng Đế và Thái Giám tổng quản đứng ngoài, nhìn thấy nến tắt liền nhìn nhau. Hoàng Đế hỏi:”Cửa sổ có đóng không?”
Thái Giám thân cận đáp:”Cài then ạ, rất chắc chắn”
Hoàng Đế khó hiểu mà im lặng suy tư.
Huyền Vân rút dao găm, vung dao mà viết lên bàn một câu:”Hãy dùng suy nghĩ của ngươi mà chấm, đừng nghĩ đến ta hay đến người làm bài thi này”
Đao thu, Huyền Vân biến mất ngay trong điện, cánh cửa được mở ra.
Hoàng Đế đang suy tư liền ngẩn người, Thái Giám hét lên:”Có ma”
Hoàng Đế nổi giận táng đầu Thái Giám nói:”Ma đầu ngươi, là Thần đến, Thần đã đến rồi, mau vào”
Hoàng Đế xông vào, Thái Giám cũng vào theo.
Nhìn hàng chữ trên bàn, Hoàng Đế rơi vào trầm tư rồi gật đầu tỏ vẻ đã hiểu ý.
Gã cầm bài thi lên và mang đi.
Tâm tư của Huyền Vân đặt biệt dơn giản.
Người sẽ lên ngôi Hoàng Đế là ai không quan trọng, người làm Hoàng Thái Tử cũng không nhất thiết phải là đích trưởng tử của Hoàng Hậu. Người ngồi lên vị trí Thái Tử nên là người tài giỏi, biết lo cho nước cho dân, đưa đất nước đến hưng thịnh và san sẻ việc với Hoàng Đế. Người làm Hoàng Đế nên giỏi việc nước, không nên chìm đắm tửu sắc, tửu hại thân, sắc hại người, nên là người công tư phân minh, không nên để tham quan tồn tại. Quân, quan và dân là một, mới có thể đưa quốc gia đến hưng thịnh vạn năm không suy tàn hay sụp đổ.
Hoàng Đế trên triều hôm sau liền mang bài thi lên triều và nói với các quan lại. Hoàng Đế cho rằng lời thần không sai, quan lại cũng nói rất đúng, không chỗ nào có thể trách được. Cho dù là Hoàng Đế hay Quan và dân cũng là người.
Đầu bảng được đưa cho Minh Huyền Vân. Tháng sau vào cung thi kì thi cuối cùng.
Updated 22 Episodes
Comments