Chiếc xe vẫn chạy băng băng trên đường. Nhưng đường thôn quê cực kỳ xấu, mỗi khúc đều có ổ gà hoặc xi măng bể.
Sau khi vào đường làng thì chẳng còn đường xi măng mà ngược lại là đường đất hoặc đường đá.
Cả nửa tiếng ngồi xe trong sự vật vã, tâng bánh xe. Tôi đã từ miệng của Ngọc Lan biết được rất nhiều điều về gia đình cô ấy.
Đúng là mỗi nơi mỗi khác, cách sinh sống hay tập tục đều khác nhau.
Trước sự đau lưng, chóng mặt, say xẩm cả người thì chiếc xe cũng dừng lại. Cuối cùng bọn họ cũng đến trước cổng nhà.
Tôi cùng Ngọc Lan xuống xe. Trong sự giúp đỡ của Cường liền kéo hành lý vào trong.
Bác cả không chở chúng tôi vào. Bác ấy nói mình còn bận chút việc nên chúng tôi chịu khó đi qua cổng một đoạn để đến nhà.
Ngọc Lan khi nhìn thấy cổng cũng bất ngờ. Dường như cái cổng này vừa được xây trong năm.
Lần này Cường không đi cùng bác cả nữa mà theo tôi với Ngọc Lan vào nhà.
Từ cổng đến cửa nhà cũng mất năm phút. Dù sao đất đai nhà Ngọc Lan cũng rất lớn.
Không chỉ nhà cô ấy mà hầu như nhà của người dân trong làng đều như thế. Trước đây khi người dân tự canh tác để có đất đai chắc làng Trần Xá này đã rất cố gắng canh tác.
Cũng bởi vậy khi nhà nước cấp giấy chứng nhận cho người dân đất đai thì hầu như cả làng đều có đất riêng của mình.
Bầu trời nắng chiếu vẫn còn gây gắt. Tuy nhiên ở đây đâu đâu cũng là cây rợp bóng mát.
Những tán cây xòe rộng che đi cái nắng của mặt trời.
Ngoại trừ gió nóng thổi qua thì cả ba cũng không bị nắng chiếu vào người quá nhiều.
Chiếc xe của bác cả đã mất hết từ lâu. Không khí xung quanh ba người thật sự quá im lặng.
Ngọc Lan nhìn xung quanh quan sát. Chỉ mới bao lâu không về nhưng lại có sự thay đổi lớn đến vậy.
“Cường.” Cô ấy gọi sau đó hỏi:
“Nhà chúng ta bao giờ xây cổng thế.”
Cường nghe thì đáp lại:
“Năm ngoái đấy. Bác cả xây.”
Ngọc Lan nghe vậy thì khó hiểu:
“Không phải bác cả dọn ra ngoài rồi sao. Thế nào lại quan tâm đến nhà này.”
“Ai biết được.” Cường liếc cô ấy rồi hừ lạnh nói:
“Bác ấy bảo bây giờ ai cũng rào đất lại thế này.”
Ngọc Lan gãi đầu đầy nghi hoặc. Đúng là bây giờ ai cũng rào đất nhà lại, nhưng làng của họ có ai làm đâu như vậy quá khác biệt rồi.”
Tôi nghe hai người nói cũng không xen vào. Tuy nhiên trong lòng tôi cũng thấy lạ.
Một người muốn rời xa nhà ở làng để sống riêng lại đột ngột về làng để rào đất trong nhà thật sự kỳ lại.
Thấy Ngọc Lan cùng Cường không nói chuyện cùng nhau nữa tôi khẽ hỏi:
“Lan, cậu nói bác cả là người đứng đầu trong nhà. Vậy bác ấy dọn đi ông nội có thể chấp nhận sao.”
“Sao mà chấp nhận được.” Ngọc Lan lắc đầu rồi nhỏ giọng kể:
“Khi bác cả muốn dọn đi ông nội tớ thật sự rất sốc đó. Ông dùng mọi cách để giữ bác cả lại nhưng tính tình bác ấy cố chấp hoàn toàn không thuyết phục được.”
“Cậu không biết đâu khoảng thời gian đó gà bay chó sủa thế nào đâu. Ông nội còn dùng cái chết để uy hiếp bác ấy nữa, nhưng cuối cùng bác ấy vẫn lấy danh nghĩa người đứng đầu để đè ép ông nội sau đó liền dọn đi.”
Tôi nghe vậy không khỏi cảm thán. Chắc khi đó um xùm lắm, dù sao việc con trưởng dọn ra riêng trong một gia đình coi trọng trưởng nam thế này.
Bác cả Ngọc Lan là trưởng nam nên có quyền đứng đầu cả gia đình đông đảo thế này là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên sao chỉ bác ấy rời đi. Nếu như bình thường khi một người rời đi thì những người còn lại cũng sẽ đi, chí ít cũng chỉ còn một hoặc hai nhà ở lại với ông nội mà thôi.
Con cái trong nhà lớn lên thế nào cũng phải có điều kiện tốt hơn để phát triển. Mà nhìn đất đai trù phú thế này tôi không cảm thấy nhà Ngọc Lan nghèo chút nào.
Ít nhất họ vẫn dư giả để cho con cháu có cuộc sống tốt hơn.
Ngọc Lan có thể đi học xa liền có thể thấy được ba mẹ cô ấy rất lo lắng cho con cái mình.
Nghĩ mãi cũng không nghĩ ra gì nên tôi không nghĩ nữa. Dù sao tôi đến đây cũng chỉ là đi chơi theo lời mời của cô bạn mà thôi.
Chuyện nhà của người ta xía vào hỏi thăm nhiều quá cũng không phải chuyện nên làm.
Mỗi người một suy nghĩ, cứ như vậy ba người đi trên con đường đá lộp cộp để vào trong.
Đất đai được bao bọc của nhà Ngọc Lan khá rộng. Không chỉ đất nhà mà bọn họ còn có đất ruộng, dường như nói cò bay thẳng cánh cũng còn chút tượng chân mà để miêu tả mảnh đất ấy.
Tổ tiên của nhà cô ấy cũng phải là người phú hộ hoặc tham gia triều đình.
Làng Trần Xá cũng đã trải qua mấy ngàn năm, cũng vì vậy suy nghĩ của họ đã được dạy dỗ qua các thời đại để giữ gìn gốc rễ của mình.
Tôi vừa theo bên cạnh Ngọc Lan vừa nhìn ngó xung quanh mà cảm thán. Ngoại trừ đường đi thì cây cối mọc khá um tùm.
Updated 41 Episodes
Comments