Ai Đã Hại Anh
Làng Trần Xá nằm sâu bên trong vùng quê hẻo lánh thuộc xã An Chi. Xung quanh làng vẫn còn bao bọc bởi những lũy tre làng.
Dòng họ Trần bên trong làng gồm hai mươi hộ gia đình, mặc dù cùng dòng họ nhưng thời gian dần trôi máu mủ thịt thà đã hầu như không còn chảy chung dòng máu.
Hiện tại khi đất nước phát triển con người cũng dần dần rời khỏi làng để đi theo sự phát triển. Từ một ngôi làng hai trăm hộ gia đình cả dân chính cư cùng dân ngụ cư đến nay cũng chỉ còn hai mươi hộ gia đình.
Ngày xưa cả làng xây một căn nhà để thờ gia tiên của gia tộc nhưng sau khi dân cư đi rồi đến, đến rồi đi thì mỗi người bắt đầu thơ riêng. Mỗi hộ gia đình đều tự thỉnh gia tiên về nhà.
Tuy nhiên cho dù nhiều hay ít hộ gia đình. Cho dù con cháu đi hay ở thì mỗi năm đều phải nhớ đến ngày giỗ người trên.
Đây là gia quy của làng, cũng là thứ đã khắc sâu trong lễ giáo của làng Trần Xá.
Đây là lời nói mở đầu của cô bạn cùng ký túc xá của tôi trong trường đại học mỹ thuật.
Tôi là Trần Mỹ Linh năm nay hai mươi tuổi. Hiện tại đang học năm hai ở trường đại học.
Hai ngày trước trường đã cho học sinh nghỉ hè, cũng vì vậy mà hiện tại trong ký túc xá chỉ còn tôi cùng cô bạn Trần Ngọc Lan. Mặc dù chúng tôi chỉ quen nhau chưa được hai năm, nhưng lại cảm thấy thân nhau rất lâu rồi.
Có lẽ do chúng tôi cùng chung một họ nên cảm thấy thân thuộc hơn đi.
Tôi đã nghĩ như thế, khi nghe Ngọc Lan rủ về làng cô chơi tôi liền tò mò hỏi thăm.
Nói thật gia cảnh của tôi không giàu có gì nhưng bởi vì tôi có hai người bố cùng hai người mẹ nên tiền tiêu vặt cũng rất khá khẳm.
Đúng vậy, gia đình của tôi đã tan vỡ khi tôi học lớp chín. Ba tôi cho tôi thêm một người mẹ, còn mẹ tôi cũng đi thêm bước nữa.
Cả hai gia đình hiện tại cực kỳ hạnh phúc, cũng vì bọn họ hạnh phúc mà đứa con như tôi là người thừa thãi.
Tôi đã lớn, đã hiểu rõ rất nhiều chuyện. Biết rõ họ không thích mình nên tôi đã từ bỏ bọn họ.
Tôi đã thuê một căn nhà trong một xóm nhỏ ở thành phố. Nơi này khá tấp nập, đông đúc, người thuê nhà đều là người khá lớn tuổi.
Cũng nhờ vậy mà khi tôi sống ở đây mọi người đều chăm sóc tôi khá nhiều. Không chỉ vậy mỗi tháng tôi đều có tiền gửi đến từ ba cùng mẹ.
Cuộc sống không người quản lý khiến tôi tự do tự tại, cũng không thiếu ăn hay thiếu mặc. Chỉ là tôi không cảm nhận thứ gọi là gia đình mà thôi.
Không phải do hoàn cảnh mà do tính tò mò, nên khi nghe Ngọc Lan nói về ngôi làng cùng với gia đình tôi liền quyết định sẽ đến thăm nhà cô bạn.
Trong một đêm hai người đều đã xếp gọn hành lý, kiểm tra đồ đạc thậm chí thẻ sinh viên cùng chứng minh.
Bốn giờ sáng hôm sau, cả hai cùng nhau rồi khỏi trường đại học. Cả hai bắt xe đò. Cứ cách hai chặng bọn họ liền đổi một chuyến xe đò.
Khi về đến xã An Chi thì đã là mười tiếng sau. Bọn tôi tổng cộng phải chuyển bốn chuyến xe đò mới đến được xã này.
Khi cả hai đứng ở trạm dừng xe cả người đều uể oải, đến cả nói chuyện cũng không muốn nói.
Nghỉ ngơi vài phút tôi nhìn ngó xung quanh nơi mà bản thân chưa từng đến này. Nơi này được gọi là thôn quê, cũng vì vậy xung quanh không máy đông đúc giống như trên sài gòn xe chạy ì ầm.
Nhưng ngược lại nơi này cực kỳ mát mẻ, không khí thật trong lành.
Trạm xe dường như nằm trong một góc nào đó ở xã nên xung quanh đây không có lấy vài người bán hàng. Ngoại trừ một chiếc xe đẩy bán nước cho những chiếc xe đò ghé ngang đây.
Lần đầu đi đến một nơi xa xôi đến vậy tôi cảm thấy hơi lo lắng. Tuy nhiên khi nhìn sang cô bạn bên cạnh tôi liền phụt cười.
“Cậu đây là già rồi à.” Tôi hài hước nói.
Ngọc Lan không để ý tôi cười nhạo mà đưa tay vỗ vỗ lưng.
“Quá mệt mỏi mà. Cả mười tiếng đấy.” Cô ấy chán nản nói rồi lại than thở:
“Nói thật tớ chẳng muốn về đâu nhưng mẹ tớ lại gọi tớ về. Cũng vì vậy sẵn đó tớ rủ cậu đi cùng.”
Nghe vậy tôi gật đầu đồng cảm:
“Đúng là ngồi quá lâu rồi. Chắc mẹ cậu nhớ cậu đấy, năm ngoái cậu nào có về đâu.”
“Đúng vậy, xa quá tớ lười về.” Ngọc Lan nhịn không được bĩu môi:
“Cậu không biết đâu chẳng những đường xá xa mà còn khi về tớ đều phải làm đủ thứ không có thời gian để nghĩ nữa kìa.”
Tôi kinh ngạc khi nghe vậy. Vì khó hiểu nên tôi hỏi:
“Sao lại không được nghĩ. Chẳng lẽ về nhà không phải để nghỉ ngơi sao.”
“Cậu không biết đâu, trước đây nhà của tớ đàn bà con gái không có tiếng nói nào cả. Mỗi ngày đều quần quật trong bếp, đến cả nhà mình còn không thể lên xuống thoải mái nữa.”
Ngọc Lan nghĩ đến khi nhỏ luôn bị mắng liền chán nản. Nhưng sau đó cô ấy lại mỉm cười:
“Nhưng may mắn, sau khi bác cả làm chủ thì gia quy này đã được bỏ qua. Mặc dù ông nội vẫn còn khá cổ thủ nhưng ông cũng không nói gì cả.”
Tôi nghe xong liền hoàn toàn sửng sốt. Không ngờ đến thời đại này vẫn còn nhiều nơi giữ quan niệm phong kiến đến vậy.
Updated 41 Episodes
Comments