[RhyCap] Tiếng Sét Trong Mưa
Chap 3.Bị Làm Khó
Trưa hôm đó, ánh nắng đổ xuống khu nhà bếp phía sau biệt thự, vàng rực và hanh hao. Trong gian bếp rộng, những người làm đã tụ tập lại, rôm rả chuẩn bị cho bữa trưa của gia đình và cả phần ăn của mình. Tiếng dao thớt, tiếng chảo mỡ xèo xèo và cả tiếng cười nói vang vọng trong không gian thơm mùi hành phi, tiêu sọ và nước hầm xương.
Đức Duy xắn tay áo, nhẹ nhàng rửa rau, thi thoảng liếc nhìn công việc của những người xung quanh để học theo. Dù đây là ngày đầu tiên làm việc chính thức, cậu vẫn cố gắng hòa nhập, cư xử nhã nhặn và làm mọi việc chỉn chu nhất có thể.
Thế nhưng, giữa nhóm người làm ấy, có một người — Hoài Phương, người phụ nữ chừng ba mươi, dáng người nhỏ nhắn nhưng ánh mắt sắc lẹm — lại không tỏ ra thân thiện như những người khác.
Ngay từ khi Đức Duy bước vào bếp, ánh nhìn của cô ta đã lạnh lùng, săm soi từ đầu đến chân. Đôi mắt ấy không giấu được vẻ khinh khỉnh, như thể trong lòng đã có sẵn định kiến.
Hoài Phương
Cái thau rau đó em rửa kỹ chưa? Người làm trong nhà này không có ai qua loa đâu nha.
Hoài Phương nói, giọng mỉa mai, cố ý đủ to để cả gian bếp nghe thấy.
Đức Duy ngẩng lên, nhẹ gật đầu:
Đức Duy
Dạ, em rửa ba nước rồi ạ.
Hoài Phương
Ba nước à? Vậy mà sao còn đất dưới gốc thế kia? Muốn cả nhà ăn luôn ‘hương vị đồng ruộng’ hả?
Cô ta tiến tới, cầm lên một cọng rau muống, chỉ đúng một vệt bùn nhỏ chưa sạch — và lắc đầu ra vẻ thất vọng. Những người làm khác nhìn nhau, có người cười trừ, có người cúi xuống làm tiếp, chẳng ai dám lên tiếng.
Duy mím môi. Không nói gì. Cậu đón lấy thau rau từ tay Hoài Phương, đem đi rửa lại. Cậu biết, dù có lên tiếng, thì cũng chỉ càng bị ghét thêm thôi.
Vừa quay lưng đi, cậu còn nghe tiếng Hoài Phương lẩm bẩm sau lưng:
Hoài Phương
Không biết thân phận mà cũng đòi chen chân vào nhà này…
Duy khựng lại một giây, bàn tay siết nhẹ thành nắm đấm. Nhưng rồi cậu hít một hơi sâu, tiếp tục bước đi. Cậu không đến đây để gây sự, cũng không cần phải hơn thua. Cậu chỉ muốn bắt đầu lại… một cách đàng hoàng, dù có bao nhiêu ánh mắt dòm ngó đi chăng nữa.
Tiếng nước chảy róc rách trong bồn rửa, tiếng dao thớt lách cách, nhưng trong lòng Đức Duy lại như có một luồng khí nóng bốc lên từng chút một. Cậu cố gắng nhẫn nhịn — nhưng cái cách Hoài Phương mỉa mai, cái ánh nhìn khinh thường và giọng điệu cố tình lấn lướt người mới như cậu… cuối cùng cũng làm ngòi chịu đựng nổ tung.
Khi vừa rửa xong thau rau lần thứ tư, Đức Duy quay lại, đặt thau rau lên bàn thật dứt khoát. Cậu nhìn thẳng vào Hoài Phương, ánh mắt không còn mềm yếu như lúc nãy nữa.
Đức Duy
Bà chị này tên gì ấy nhể?
Hoài Phương
Hỏi chị hả em?
Hoài Phương
À chị tên Hoài Phương
Đức Duy
Chị Phương, em mới vào đây làm, em tôn trọng mọi người. Nhưng chị đừng nghĩ vì em im lặng mà chị có quyền muốn nói gì thì nói.
Không gian trong bếp bỗng chùng xuống, những người đang làm việc khựng tay lại, có người quay đầu nhìn, có người nín thở theo dõi.
Hoài Phương hơi giật mình, nhưng vẫn cố giữ vẻ trên cơ:
Hoài Phương
Ủa, em phản ứng vậy là sao? Chị góp ý thôi mà, em nhạy cảm quá đó.
Nhưng Đức Duy không chùn bước. Giọng cậu rõ ràng, nhưng vẫn giữ được sự điềm đạm:
Đức Duy
Góp ý không phải là hạ thấp người khác. Nếu chị thật lòng muốn em làm tốt, thì đã nói từ đầu bằng sự tử tế. Chứ không phải soi mói, rồi bóng gió như vậy.
Bà Năm
Thôi được rồi, bếp ăn chứ có phải chỗ đấu khẩu đâu. Ai cũng có phần việc, làm tốt là được.
Đức Duy cúi xuống tiếp tục công việc, nhưng ánh mắt cậu vẫn giữ được sự kiên định. Cậu hiểu rằng, để tồn tại trong căn nhà này, không chỉ cần sự nhẫn nhịn — mà còn phải biết tự bảo vệ mình.
Từ phía xa, Hoài Phương liếc nhìn cậu một lần nữa, ánh mắt như ngấm ngầm thách thức.
Phòng ăn lớn lúc trưa ngập ánh sáng từ những khung cửa kính cao rộng. Chiếc bàn dài được phủ khăn trắng, các món ăn đã bày biện tươm tất. Cậu hai Đăng Dương, cậu ba Quang Anh và bà Nguyễn đã ngồi vào vị trí của mình, ánh mắt trầm lặng dõi theo công việc của người làm đang tất bật dâng cơm.
Đức Duy nhẹ nhàng bước vào, tay bưng tô canh nóng nghi ngút khói. Dù lòng vẫn còn vướng chút bực tức vì chuyện trong bếp, nhưng khi đứng trước người trong nhà, cậu vẫn giữ vẻ lễ phép, bình tĩnh.
Hoài Phương đứng gần đó, tay ôm khay chén, ánh mắt lạnh lùng dõi theo từng bước chân của Duy. Rồi… trong khoảnh khắc cậu vừa bước ngang qua vị trí của cô ta — Hoài Phương bất ngờ trượt nhẹ chân về phía trước, cố ý gạt vào mắt cá chân Duy.
Một âm mưu nhỏ, nhưng nếu thành công — tô canh nóng ấy có thể khiến Duy bị thương, hoặc tệ hơn là làm đổ hết bữa cơm lên bàn của gia đình chủ. Một “tai nạn” đủ để cậu bị đuổi.
Nhưng Duy đã kịp nhận ra.
Với phản xạ nhanh chóng, cậu nghiêng người, xoay nhẹ cổ tay giữ thăng bằng cho tô canh, rồi khựng lại giữa không trung. Một chút nước canh trào ra mép bát, nhưng mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn.
Không ai nói gì. Không ai kịp can thiệp.
Duy quay đầu lại, ánh mắt lạnh như băng nhìn thẳng vào Hoài Phương, người lúc này vẫn giả vờ như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Nhưng Duy không bỏ qua. Giọng cậu vang lên, rõ ràng giữa không khí yên tĩnh:
Đức Duy
Chị làm gì vậy? Gạt chân tôi giữa phòng ăn này là có ý gì?
Hoài Phương khựng lại, rồi vội giả vờ:
Hoài Phương
Ơ… em nói gì vậy? Chị lỡ trượt chân thôi mà.
Duy đặt tô canh xuống bàn, lễ phép cúi đầu với bà Nguyễn và hai cậu, rồi quay lại đối diện Hoài Phương, không né tránh:
Đức Duy
Trượt chân? Lỡ mà trượt vào đúng mắt cá người khác? Nếu tô canh này đổ lên người cậu chủ, chị gánh nổi không?
Cả phòng ăn chợt im phăng phắc.
Cậu hai Đăng Dương đặt đũa xuống, liếc sang Hoài Phương. Quang Anh hơi nheo mắt, ánh nhìn lóe lên một tia sắc lạnh.
Bà Nguyễn thì vẫn giữ vẻ mặt điềm đạm, nhưng khóe môi như đang suy ngẫm điều gì đó.
Hoài Phương không nói nên lời, mặt tái đi, tay siết chặt khay chén như cố kiềm chế.
Duy cúi đầu thêm một lần nữa, nhỏ nhẹ nhưng cứng rắn:
Đức Duy
Xin lỗi vì đã lớn tiếng, nhưng tôi không thể để mình trở thành trò đùa.
Cánh cửa gỗ lớn từ sảnh chính bật mở, mang theo một làn gió nhẹ và tiếng giày cao gót lộc cộc dội trên nền gạch bóng loáng. Mợ hai – Thanh Pháp, người phụ nữ nổi tiếng sắc sảo và nghiêm khắc trong dòng họ Nguyễn, bước vào sau chuyến công tác dài ngày.
Bà Nguyễn khẽ ngẩng đầu, ánh mắt chợt dao động. Quang Anh và Đăng Dương đều đứng dậy, khẽ gật đầu chào.
Giọng mợ Thanh Pháp vang lên, sắc lạnh và đầy uy lực:
Thanh Pháp
Tôi chỉ mới đi công tác vài ngày
Thanh Pháp
Nguyễn không còn quy tắc như cũ nữa rồi à? Sao mà giữa bữa cơm lại ồn ào như chợ chiều vậy?
Rồi bà bước vào phòng ăn, đặt túi lên ghế, nhưng vẫn nhìn Đức Duy một cái thật kỹ. Giọng bà đanh lại, hỏi thẳng:
Thanh Pháp
Cậu là ai? Người mới?
Đức Duy
Dạ em tên Đức Duy, được cậu ba đưa về làm việc ngày hôm qua ạ
Mợ hai gật nhẹ, nhưng giọng vẫn không bớt nghiêm:
Thanh Pháp
Tôi không thích sự ồn ào. Người mới hay người cũ, đã đứng trong nhà này thì phải hiểu: tôn nghiêm nhà Nguyễn là điều đầu tiên phải học.
Câu nói đó không chỉ dành riêng cho Đức Duy, mà như một lời nhắc khéo cho tất cả những ai đang có mặt trong phòng.
Không khí càng trở nên nặng nề.
Nhưng rồi, bất ngờ thay, cậu ba Quang Anh cất giọng, bình thản nhưng có phần bảo vệ:
Quang Anh
Nếu mợ hai muốn biết, thì ồn ào là vì có người suýt hại người mới bị bỏng canh nóng. May là Duy né kịp.
Thanh Pháp
Vậy là người làm cũ bắt nạt người làm mới?
Thanh Pháp
Ở nhà này từ bao giờ có luật đó vậy?
Cậu hai Đăng Dương đặt tay lên vai vợ như muốn trấn an, rồi nghiêng đầu nói khẽ, nhưng đủ để mọi người nghe rõ:
Đăng Dương
Em về vừa kịp lúc. Chuyện không lớn, nhưng không nhỏ. Để anh kể em nghe cho rõ đầu đuôi.
Thanh Pháp ngồi xuống, đôi mắt sắc như dao vẫn không rời khỏi mọi người xung quanh. Tay khẽ chỉnh lại tay áo, vẻ mặt nghiêm túc, chuẩn bị lắng nghe.
Đăng Dương bắt đầu kể, giọng anh trầm ổn, chậm rãi như đang thuật lại một bản báo cáo đầy đủ và không thiên vị:
Đăng Dương
Người làm mới Đức Duy được Quang Anh đưa về, chưa đầy một ngày đã bị Hoài Phương liên tục gây khó dễ. Từ chuyện rửa rau, bữa cơm trưa, đến cả khi bưng tô canh lên bàn — cô ta còn cố tình gạt chân Duy để cậu ấy ngã trước mặt mọi người.
Đăng Dương
Duy né được, nhưng không kịp tránh được sự bẽ mặt. Nếu là người yếu vía, có lẽ đã khóc bỏ đi. Nhưng cậu ấy không cậu ấy đứng lên, phản kháng rõ ràng, lễ phép nhưng kiên quyết.
Mợ hai Thanh Pháp nghe tới đó, ánh mắt càng lúc càng tối sầm lại. Gương mặt lạnh tanh, sống mũi cao khẽ hếch lên đầy uy quyền.
Bà lặng im vài giây. Rồi lạnh lùng nhìn về phía Hoài Phương — người đang đứng co rúm, mồ hôi rịn trên trán.
Giọng Thanh Pháp vang lên sắc như thép:
Thanh Pháp
Gọi quản gia lên. Nói ông ấy chuẩn bị roi. Loại da bò.
Không ai dám lên tiếng. Cả căn phòng đông người, nhưng chỉ nghe được tiếng ly chén khẽ rung.
Bà Nguyễn nhíu mày định can, nhưng chưa kịp nói gì thì Thanh Pháp đã cất lời dứt khoát:
Thanh Pháp
100 roi. Gây loạn trong bữa ăn, hại người bằng tiểu xảo, xem thường gia quy. Không đánh là không còn tôn nghiêm nhà Nguyễn. Ai xin giùm, tôi cho theo cô ta rời khỏi đây luôn.
Hoài Phương lập tức quỳ sụp xuống, nước mắt ràn rụa:
Hoài Phương
Mợ ơi, con biết lỗi rồi! Xin mợ tha cho con lần này… con lỡ dại thôi ạ… con không cố ý…
Thanh Pháp
Người như cô — không đánh, thì sau này còn dám mưu mô lớn hơn.
Quản gia được gọi tới, roi da được mang ra.
Không khí lúc ấy như ngưng đọng.
Tiếng roi không chỉ là hình phạt cho Hoài Phương… mà còn là lời cảnh tỉnh cho tất cả những ai dám xem thường người khác dưới mái nhà mang tên “Nguyễn”.
Comments