Nguyệt Tàn Trên Manh Lụa

Nguyệt Tàn Trên Manh Lụa

Chương 1: Sự khởi đầu

Bầu trời mùa hè năm 1985 trải dài một màu xanh trong vắt, nhưng đường phố bên dưới lại phủ đầy bụi bặm. Những con đường nhỏ hẹp, mỗi khi mưa xuống là sình lầy, còn ngày nắng thì nóng hầm hập, hắt lên hơi oi bức của đất đá. Nhà cửa san sát nhau, phần lớn đều xây vội, tường gạch loang lổ, mái tôn bạc màu theo năm tháng. Trên đường, những chiếc xe đạp cũ kỹ len lỏi giữa dòng người, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe máy vụt qua, mang theo tiếng nổ lạch bạch đặc trưng.

Ở những khu chợ, không khí nhộn nhịp nhưng chẳng hề phồn vinh, xung quanh vẫn còn phảng phất nét lam lũ, vất vả. Tiếng rao hàng vang lên giữa mùi cá tươi, rau cỏ lẫn mùi bùn đất. Trẻ con chạy nhảy trong những con hẻm tối tăm, tiếng cười đùa hòa cùng ánh đèn vàng vọt treo lủng lẳng trên các mái hiên. Cuộc sống vẫn đang chuyển mình, dù chậm chạp, nhưng ai cũng mong đợi một ngày mai tốt đẹp hơn.

Còn tôi, Trần Lập Nguyên, năm nay sáu tuổi, đứng bên rìa thế giới ấy mà nhìn. Tôi không cao lớn, so với bạn cùng trang lứa có phần nhỏ bé hơn. Người ta thường hay nói gia đình tôi giàu có, nhưng tôi chưa từng cảm thấy đó là điều đáng tự hào.

Nhà họ Trần gia tộc sở hữu xưởng vải lụa lớn nhất vùng, cung cấp hàng cho thương lái từ Nam ra Bắc. Một cái tên đầy tiền bạc, quyền thế, nhưng cũng lạnh lẽo và tàn nhẫn. Xưởng vải nằm ngay mặt đường lớn, kho hàng rộng, vải vóc chất cao như núi.

Công nhân làm việc từ sáng đến khuya, bàn tay chai sạn vì kim chỉ, vì thuốc nhuộm ăn vào da thịt. Họ bán sức lao động với đồng lương rẻ mạt, còn gia đình tôi thì vơ vét từng đồng bằng cách bóc lột họ không thương tiếc. Ai than phiền sẽ bị quản sự quất roi thẳng tay, không một lời giải thích.

Nhưng so với những gì diễn ra bên trong căn nhà lớn sau xưởng vải, sự tàn nhẫn ngoài kia vẫn còn nhẹ nhàng lắm. Gia đình tôi có bốn người bác, ba người cô, ai cũng nhăm nhe chiếc ghế quyền lực.

Tuy chúng tôi là người thân, máu mủ ruột thịt với nhau nhưng không có tình thương. Họ cười với nhau, nói chuyện với nhau, nhưng đó cũng chỉ là vẻ bề ngoài. Họ không tốt như những gì tất cả mọi người thấy,bọn họ luôn trong tình thế sẵn sàng chỉ cần đối phương lơ là một chút, liền tìm cách đạp xuống không thương tiếc.

Tôi từng tận mắt thấy bác Cả bỏ thuốc vào trà của bác Ba, khiến ông ta ôm bụng quằn quại mấy ngày liền, bỏ lỡ một thương vụ lớn. Tôi từng thấy cô Út lén lút gặp thương lái nơi khác, bán vải rẻ hơn giá ba tôi đưa ra, chỉ để giành lấy sự ủng hộ.

Người ta bảo ông nội tôi mất đi mà chưa kịp viết xong di chúc. Ngay lúc ấy, cả nhà lao vào nhau như thú hoang, tranh giành từng con số trên sổ sách, thậm chí đập vỡ cả bàn thờ tổ tiên.

Bọn họ không kính trọng ông nội. Dù chỉ một chút, dù gì ông nội tôi cũng là ba của họ, trong mắt bọn họ chỉ có Tiền. Đến cả ông nội bọn họ còn không kính trọng thì tôi đối với họ là cái thá gì đâu?

Ba tôi là đứa con thứ năm trong nhà, họ có hai đứa con, nhưng chỉ yêu thương một đứa. Em trai tôi Tên là Trần Lập Dương nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ lúc nó sinh ra đã thông minh, nhanh nhẹn, cho nên nó được xem như ngôi sao sáng của gia tộc. Ba mẹ tôi rất kỳ vọng vào nó, dành tất cả sự yêu thương, sự ưu ái cho nó.

Còn tôi thì thật vô dụng, năm bốn tuổi tôi mới biết nói. Tôi chậm chạp, ít phản ứng, nhìn mặt lúc nào cũng ngờ nghệch, ngu đần. Ba mẹ tôi thất vọng về tôi lắm, thậm chí xem tôi như một vết dơ của gia tộc. Họ đối xử với tôi còn chẳng bằng một người hầu trong nhà.

Sự thiên vị đó, nếu gọi là "thiên vị", e rằng vẫn còn quá nhẹ nhàng. Phải nói là bất công mới đúng. Họ không cần tôi, cũng không buồn che giấu điều đó. Tôi không có tiếng nói trong gia đình, không có quyền tranh giành, cũng không có tư cách để có được được sự yêu thương

Tôi không nhớ nổi lần cuối cùng ba mẹ ôm tôi là khi nào. Có lẽ là chưa từng. Nhưng với em trai tôi, chuyện đó chẳng có gì xa lạ. Tôi từng thấy ba tôi bế nó trên tay, nhẹ nhàng như thể sợ làm đau một viên ngọc quý. Ông chạm vào đầu nó, cười, hỏi han từng câu một:

" Hôm nay con có ngoan không? Có nhớ ba không?"

Mẹ tôi ngồi bên cạnh, cẩn thận quạt mát cho nó giữa buổi trưa oi bức. Chỉ cần nó khẽ cau mày, bà liền vội vàng dỗ dành:

" Lát nữa mẹ sẽ làm món con thích nhé!"

Tôi đứng bên cạnh, cách họ chưa đầy hai bước chân. Nhưng tôi có cảm giác như mình đang đứng ở một thế giới khác, tôi như kẻ thừa thãi trong cái gia đình bốn người hạnh phúc này.

Tôi tuổi thân lắm, cũng muốn được hỏi han. Tôi cũng muốn được ai đó đặt tay lên đầu, xoa nhẹ một cái, chỉ một cái thôi cũng được. Tôi muốn thử xem hơi ấm của gia đình là như thế nào. Có lẽ nó quá đắt đỏ đối với tôi.

Ba tôi chưa từng hỏi tôi hôm nay có ngoan không. Mẹ tôi chưa từng để ý xem tôi có mệt hay không. Chỉ một câu hỏi thăm nho nhỏ thôi cũng được. Những lúc tôi ốm, tôi chỉ có thể tự nằm co ro trong một góc, chờ đợi cơn sốt tự lui đi. Những lúc tôi vấp ngã, tôi cũng chỉ biết tự mình đứng dậy.

Tôi đối với họ thật sự không quan trọng. Thậm chí có đôi lúc, tôi nghĩ rằng nếu mình biến mất, họ có tìm kiếm cậu không? Mặc dù trong lòng cậu đã biết rõ câu trả lời là gì.

Tôi đã từng thử cố gắng để họ chú ý đến mình. Có một lần, tôi giúp mẹ lấy nước, cẩn thận bưng chậu nước lớn bằng cả hai tay, cố gắng không để đổ ra ngoài. Tôi nghĩ, nếu tôi làm tốt, mẹ sẽ khen tôi.

Đó cũng là do tôi nghĩ thôi. Chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra,nhưng khi em trai tôi bất cẩn làm rớt một cái chén, mẹ liền quay sang tôi, nghiêm giọng:

" Là mày làm đúng không? Sao mày lúc nào cũng vụng về thế hả? "

Tôi mở miệng định giải thích, nhưng rồi lại khép lại. Tôi chợt nhớ ra, dù tôi có giải thích thì cũng không ai tin tôi cả.Không ai thèm nghe tôi nói. Thì tôi cố gắng giải thích cũng có ít gì?

Một lần khác, tôi cố gắng học viết chữ thật ngay ngắn, mang ra khoe với ba. Nhưng ông chỉ liếc qua một cái, chẳng buồn đáp lời. Ngay sau đó, em trai tôi chạy tới, chìa ra một bức tranh nguệch ngoạc.

Ba tôi cười xòa: " Ồ, con giỏi quá! "

Tôi đứng bên cạnh, tay vẫn còn nắm chặt tờ giấy.Chẳng ai quan tâm đến tôi cũng chẳng ai muốn nhìn thấy tôi. Tôi không hiểu tại sao ba mẹ lại thiên vị như vậy với tôi? Tại sao cùng là con của họ, nhưng em trai tôi được nâng niu, còn tôi thì bị bỏ mặc?

Có lẽ trong mắt ba mẹ, tôi chưa từng có giá trị. Tôi chỉ là một đứa trẻ chậm chạp, ngu ngốc, chẳng đáng để đặt kỳ vọng. Thậm chí, nếu có thể, có lẽ họ còn muốn vứt bỏ tôi đi. Tôi nghĩ, nếu có một ngày tôi chết đi, liệu họ có khóc không? Hay chỉ đơn giản là thở phào nhẹ nhõm?

Nhưng họ nào có biết tôi không hề ngốc nghếch như họ nghĩ. Họ làm sao biết được sâu thẳm trong thâm tâm tôi dần dần đã hình thành một con quỷ vô hình.

Tôi có thể nhìn thấy rất nhiều thứ mà họ không thể nào nhìn thấy được. Một góc nhìn ngược ngạo với bọn họ.

Tôi biết trong căn nhà này, người ta có thể cắn xé nhau không nương tay, dù chung một dòng máu. Tôi cảm nhận được những kẻ giàu có nhất cũng chẳng khác gì bầy chuột bọ, chỉ chực chờ kẻ khác lơ là để nhào lên tranh giành một mẩu miếng ăn.

Thế thì tại sao tôi phải để mặc số phận? Họ đã nhẫn tâm với tôi như vậy thì hà cớ gì tôi phải cho họ đạt được mục đích. Nếu một con chim không thể bay lên bầu trời, nó sẽ bị người ta nghiền nát dưới chân. Tôi sẽ không để mình trở thành kẻ nằm dưới đáy tuyệt vọng, chỉ biết ngước mắt nhìn lên màu xanh xa vời ấy.

Khi còn có thể vùng vẫy, tôi sẽ vùng vẫy. Khi còn có thể ra tay trước, tôi sẽ ra tay trước. Chẳng ai có thể bẻ gãy đôi cánh của tôi ngoại trừ chính tôi tự tay giương nó lên, tìm một con đường khác.

Hot

Comments

Nghê Hinh.

Nghê Hinh.

Bên ngoài trước công chúng là hiền từ tốt tính nhưng phía sau lớp mặt nạ ấy lạ một biểu cảm đen tối chẳng thể đoán ra được 🥰

2025-04-20

1

🛹

🛹

tất cả cũng xuất phát từ chơi chữ "đồng tiền". Đồng tiền làm mờ con mắt, ăn nát sức khỏe phá hủy thể xác mà chẳng ai buông bỏ được nó cũng chỉ vì giá trị...

2025-04-28

2

Hướng dương 🌻

Hướng dương 🌻

ê cảm thấy bất hạnh khi đc sinh ra trong cái nhà này ☺️

2025-04-20

1

Toàn bộ

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play