Mộc
Tiết Xuân Thôn ngày cuối đông , thời tiết lạnh lẽo .
Tiết trong tiết ra , xuân là xuân phong , hàm nghĩa chỉ nơi đây là chốn ấm áp như mùa xuân , che chở cho người dân thôn này một đời bình an hạnh phúc . Danh tự này đã có từ lâu , nghe nói xuất phát từ một vị lão trưởng thôn từ rất lâu trước kia lập ra thôn nhỏ này . Lý Tư thật ra không quan tâm đến chuyện xưa này lắm , nhưng trong đầu ông lại bất chợt suy nghĩ về nó trong lúc này .
Chỉ còn vài ngày nữa thôi thời tiết sẽ tốt hơn ,xuân phong ấm áp sẽ tới xua tan đi cái giá lạnh mà ông ta đang phải chịu đựng trên đoạn đường này, sẽ ứng nghiệm với điều mà người thôn trưởng năm ấy mong muốn khi đặt tên cho thôn . Chí ít với Lý Tư lúc này là như vậy.
Tuyết rơi lả tả , mới sang giờ Dậu nhưng trời đất tối tăm khiến con đường trong thôn khó đi hơn bao giờ hết kể cả với một người trung niên như ông ta . Vả lại tiết trời băng giá khiến cho chẳng có bóng người nào ra ngoài bộ hành vào thời điểm này . Lý Tư đành phải men theo từng cọc gỗ cắm của các ruộng đất và ánh lửa le lói qua khung cửa sổ từng nhà để đến nơi .
Qua một lúc lâu , tại cửa một căn nhà gỗ cũ kĩ , Lý Tư đứng mệt mỏi tại đó . Nếu là ban ngày có lẽ chẳng xi nhê gì với ông nhưng ra ngoài buổi tối lúc này đúng là cực hình . Việc hệ trọng nên ông cũng lấy lại tinh thần , chưa kịp gõ cửa thì cánh cửa lớn đã kẽo kẹt mở ra , một khuôn mặt thiếu niên non nớt ló ra sau cánh cửa , cười nhẹ nói :
“ Lý bá bá , khí trời lạnh lẽo , có việc gì mau vào trong rồi nói tiếp. ” Rồi thu đầu vào , kéo hẳn cửa lớn ra , lễ phép tay mời Lý Tư vào trong.
Nhìn điệu bộ như dự trước mình sẽ tới của thiếu niên ,Lý Tư hết sức kinh ngạc. Chẳng lẽ hắn từ trong nhà nhìn qua cửa sổ thấy mình tới ? Kỳ lạ , rõ ràng ngôi nhà này không có có cửa sổ. Hắn chắc chắn bởi vì đoạn đường này chính là hắn men theo ánh lử le lói từng nhà mà đi tới . Trước khi bước qua cửa vào , Lý Tư lại đảo mắt xác nhận lần nữa ngoài nhà. Thật vậy, nhà này không có cửa sổ.
Bên trong khá đơn sơ, chỉ có một chiếc bàn gỗ cũ kĩ ,trên bàn có một ngọn đèn dầu cháy bập bùng, có một người đàn ông tầm tuổi Lý Tư đang ngồi rót trà , tựa như là đang đợi khách nhân . Người này hắn cũng không xa lạ gì , đó là Đường Tam – một thợ săn thú trong thôn.
Đường Tam thấy Lý Tư đang đứng nhìn mình , đứng lên cười ha hả nói :
- Lý huynh , vẫn khỏe chứ ?
Lý Tư cũng vội vàng đáp lại . Hai người cười cười nói nói rồi ngồi xuống uống trà . Riêng phần thiếu niên kia thì ngồi ở phía sau Đường Tam từ lúc nào , vểnh tai lên nghe ngóng hai người nói chuyện say sưa .
Thời gian uống cạn chung trà, biết Lý Tư có chuyện hệ trọng , Đường Tam biết rõ nhưng vẫn hỏi :
- Lý huynh tới , là vì chuyện của Lý lão gia sao ?
Vẻ mặt Lý Tư hết sức phức tạp . Ngạc nhiên , u sầu , lo lắng , đau thương ... đủ loại đều viết lên hết.Duy chỉ lúc quay sang nhìn thiếu niên là đọng lại sự kinh ngạc rồi lộ vẻ hiểu rõ , hỏi :
- Là Mộc hiền chất nói với ngươi sao ?
Đường Tam mặc dù đã nhìn , nghe, gặp chuyện này hết sức nhiều lần trong vài năm trở lại đây nhưng rồi vẫn không nhịn được quay lại nhìn thiếu niên non nớt kia, người được gọi là Mộc hiền chất , Mộc Tà .
Đó là một thiếu niên độ tuổi mười hai , vóc người gầy gò, làn da có màu xanh nhợt nhạt như người ốm , tướng mạo bình thường nhưng đặc biệt khuôn mặt ánh lên một vẻ mà ai nhìn vào cũng kết luận , ngay cả Đường Tam cũng phải công nhận :
Khôn lỏi !
Đó chính là từ dành cho Mộc Tà mà ai gặp cũng phải thốt lên . Hắn lúc nào cũng thanh minh rằng đó trời sinh thiên tư thông minh , không phải khôn vặt . Mộc là ý chỉ sự tươi mới tràn trề , Tà trong thiên chân vô tà, đáng yêu thân thiện .Tuy vậy có bao nhiều lần giải thích thì trên mặt hắn cũng viết hai từ khôn lỏi.
Ngay cả lúc này khi bị hai người nhìn chằm chằm thì hắn cũng giả bộ nãy giờ thành thật , lẩm bẩm hát gì đó , mắt đảo loạn xạ. Kì thực hắn nghe say sưa đến nỗi nước miếng sắp tràn ra rồi .
Kì thực Mộc Tà cũng không phải con của Đường Tam . Hắn họ Đường , không phải Mộc. Cha mẹ của hắn cũng làm nghề thợ săn như Đường Tam bây giờ , thậm chí kĩ nghệ săn bắn còn giỏi hơn rất nhiều . Dạo sông ướt giày, Bất hạnh trong một lần săn bắt vợ chồng họ Mộc chết cả khi Mộc Tam mới 2 tuổi. Cùng họ Mộc là hảo huynh đệ , thương xót cho Mộc Tà tứ cố vô thân , vả lại mình cũng không có nhi tử nên Đường Tam nhận Mộc Tà về nuôi dưỡng , đến nay đã được mười năm.
Nhìn đứa nhóc bé tí năm nào nay đã có “kế sinh nhai” theo một cách kì lạ, ngay tại nghịch chiếc vòng tay xanh ngọc bích , Đường Tam bất chợt vui mừng , ánh mắt nhu hòa , quay sang nói với Lý Tư :
- Chuyện quan trọng không chậm trễ thêm , để ta cũng hắn đi theo Lý huynh về Lý gia.
Lý Tư chỉ đợi có vậy , vội vàng đứng lên chắp tay cảm tạ với Đường Tam và Mộc Tà :
- Đa tạ Đường huynh cùng hiền chất . Mọi chuyện xong xuôi , sẽ có cảm tạ .
Mộc Tà kém chút nữa hoan hô lên thành tiếng nếu Đường Tam không trừng mắt nghiêm nghị nhìn. Hắn rụt cổ lại một bộ không quan tâm , trượng nghĩa ,vái đáp lễ với Lý Tư bộ nói “ Chuyện nên làm , chuyện nên làm” rồi chạy vào khoác chiếc áo da thú hôi mà cha làm cho hắn , cất bước ra khỏi nhà cùng với Đường Tam ,Lý Tư.
Hai lớn một nhỏ rời bước theo đường trong thôn đi về phía Lý gia trong thời tiết lạnh lẽo âm u của Đông chí........
Cũng không biết là có phải ý nguyện được đạt thành nên bước chân của Lý Tư nhẹ nhàng hơn hẳn giống như nỗi lòng của hắn , cũng có thể là hai cha con Đường Tam một nhà thợ săn nên nhạy cảm với đường đi, mà thời gian hồi gia ngắn hơn nhiều . May mắn cho hắn nếu không gặp được hai cha con , đúng dịp họ đi săn thì hỏng bét . Tâm trạng của Lý Tư cũng tốt hơn nhiều .
Nhưng hắn không biết là Mộc Tà còn cảm thấy vui vẻ hơn . Nhờ có Lý bá bá tới tìm giúp đỡ mà hắn không phải ăn khoai sắn tạm bợ qua ngày nữa rồi !
Lắc lư chiếc vòng ngọc trên tay , nghĩ tới sắp được ăn ngon , Mộc Tà càng mừng rỡ . Thực ra cuộc sống bình thường của nhà hắn cũng không đến nỗi thiếu ăn.Đường Tam là thợ săn , kì thực là bẫy thú . Bản lãnh bẫy thú rừng trong sơn lâm của Đường Tam thừa sức để nuôi hai miệng ăn . Nhưng đó là chuyện của ngày xuân hạ thu .
Mùa đông, thú rừng ít ỏi , lượng thức ăn nhà hắn rất khan hiếm . Kể từ hai năm trước theo cha học nghề đặt bẫy thú , Mộc Tà và Đường Tam hai cha con cũng ăn uống dư dả , thậm chí để ra được vài nén bạc vụn . Nhưng cứ qua vài tháng đông chí rét lạnh , bất kể thịt khô dự trữ bao nhiêu thì cũng hết, phải vay mượn khoai sắn nhà Tam nương góa phụ bên cạnh để chống đỡ những ngày cuối đông .
Lại kể đến mục đích của chuyến đi tới Lý gia lần này , ngay cả bản thân Mộc Tà “trời sinh thiên tư thông minh” vẫn cảm thấy kì quái . Mặc dù hắn làm cũng nhiều lần thuần thục rồi nhưng cũng không rõ ràng tại sao lại làm được như vậy .
Ở Tiết xuân Thôn, có một tục lệ hết sức kì quái đó là khi người trong thôn chết đi , bắt buộc phải có một cây trúc tươi cắm trên quan tài, nếu không sự ấm áp,tươi tắn cái được gọi là “khí vận” của thôn cũng theo người chết mà đi,người nhà sẽ gặp hoạn nạn,khó khăn thôn dân cũng không được bình yên. Cũng không biết có phải là lão trưởng thôn đặt thôn tên đề ra tục lệ này hay không . Mộc Tà thầm nghĩ.
Tục lệ đã có từ lâu , người đời sau không thể không theo . Tuy nhiên trong khoảng hai mươi năm trở lại đây , cái gọi là điềm rủi đeo bám, điềm tốt bay đi càng ngày càng rõ rệt hơn. Đây là Trương Tam trong một lần vô ý nói với hắn.
Điểm kì quặc quái gở ở chỗ này . Đó là Tiết Xuân thôn không trồng được trúc !
Trong phạm vi 10 dặm , trúc không mọc lên được bất kể trồng thế nào . Hoặc là bị chặt , bị phá đập ,hoặc là vì tự dưng héo rũ .... dân thôn đồn rằng có yêu ma quỷ thần bên ngoài âm thầm phá hoại Tiết Xuân thôn . Cũng không biết thật là quỷ ma hay nhân họa …
Thế là người dân thôn tìm cách khác . Đó là lấy trúc ở nơi khác , là ở Dương trấn cách thôn đúng 10 dặm đường. Chỉ cần nội trong vòng một ngày , trúc mang về từ trấn để trong Tiết Xuân thôn sẽ không bị héo úa . Nhưng chắc chắn trong một ngày đó , người chết phải chết .
Oái oăm ở nơi này ,đường đi tới Dương trấn nhanh nhất cước ngựa cũng một ngày đường, lại làm sao ai có thể tính được người chết lúc nào ? Cũng không phải không có , đã từng nhiều lần có nhà mời người bấm đốt tính toán ngày giờ tử vong, nhưng kì lạ thay chẳng bao giờ linh nghiệm . Có lúc thầy bói chưa kịp tới cửa nhà gia chủ thì người bệnh đã tắt thở ; có khi bấm đốt tính toán xong ngày mai lão gia đi Tây Phương thì lão nhân gia ngài lại đi ngày mốt. Dần dà người dân thôn cũng không mời người nữa mà tự dựa theo kinh nghiệm , tới xem ,dựa vào vận số là chính . May mắn thì tính đúng , sai sót thì gánh lấy vận rủi . Có nhà ruộng đất héo úa , làm ăn không lên; nhà thì bệnh tật ốm yếu liên miên , nặng thì có lăn ra chết bất đắc kì tử, muôn hình vạn trạng nhưng chung quy cuối cùng vẫn dẫn đến cái chết.
Mọi chuyện chỉ thay đổi kể từ cái chết của cha Tam Nương góa phụ, sát vách nhà Trương Tam.
Trượng phu mất sớm, Mộc Tà nghe cha hắn kể ngày đó trúc của trượng phu nàng héo quắt do sai thời gian tử vong tới ba ngày . Vài năm thì tới lão cha cũng đau ốm sắp chết, u sầu vì hoàn cảnh đau thương của mình, lại vì lo lắng chuyện cắm trúc cho lão cha ,Tam Nương đau khổ mỗi ngày rửa mặt bằng nước mắt bên giường bệnh . Đây cũng chỉ một minh chứng cho điềm rủi trong nhiều cái chết khác tại thôn.
Mộc Tà khi đó mười tuổi , tình cờ trong một lần nhìn lão gia tử Tam Nương bệnh ốm , thế mà phát hiện được một chuyện kì quái !
Trong mắt hắn , trên người lão gia đó từng sợi từng sợi xanh ngọc bích toát ra tan biến vào trong không khí !
Lúc đó còn nhỏ nên hắn còn không rõ đó là gì , mãi về sau mới biết đó là từng sợi sinh cơ.
Hắn đinh ninh đó là tuổi thọ của lão gia tử bởi vì theo từng sợi xanh thoát ra, sắc mặt của người bệnh càng kém . Vì sợ chuyện mình nhìn thấy hù dọa Tam Nương , lúc ra về Mộc Tà cũng không dám kể cho cha hay góa phụ biết. Sau đó cứ cách một thời gian , hắn lại viện cớ sang nhà Tam Nương chơi mà quan sát người bệnh . Đành chịu , trí tò mò của hắn quá mạnh đi, vả lại cảnh tưởng ấy với phàm nhân thật quá mức ly kỳ !
Quan sát một quãng thời gian , Mộc tiểu tử nhận ra rằng thời gian trôi qua , tốc độ của những sợi “tuổi thọ” thoát ra càng chậm.
Tựa như ... Sắp hết.
Cho đến một ngày , khí sắc của lão cha ngày càng kém , Tam Nương tỏ ra bất lực đau thương thì Mộc Tà nói với nàng :
“Tam Cô , ta xem người cũng không giỏi tính giờ tử , chi bằng ta gợi ý cho ngươi .”
“Lão gia ngài ấy còn gần hai ngày nữa là trầu diêm vương . Tam cô nhanh chóng đi mua trúc ở Dương trấn còn kịp” Đoạn nói mặt còn hiện vẻ tự tin. “Đây là dựa vào bản lãnh gia truyền nhà ta họ Đường, nhìn sắc mặt người mà đoán ngươi bệnh, Tam cô không cần nghi ngờ”
Tam Nương tỏ ra vô cùng nghi hoặc , ba đời nhà Đường Tam là bẫy thú , lấy đâu ra thầy lang coi bệnh ? Huống chi đây là lời nói của đứa bé mười tuổi.
Thấy Tam cô rõ ràng không để lời nói của mình trong lòng , Mộc tiểu tử hết sức sốt ruột bởi vì hắn đã quan sát lão gia rất lâu, là thành quả suốt quá trình dài .Thế là bằng trí thông minh của mình hắn tìm tới một người giám hộ , đó là cha hắn .
Ngay trước mặt Tam Nương cùng với Đường Tam , Mộc Tà hùng hồn khẳng định của mình là vô cùng chính xác , nếu không, nếu không...
Cha hắn sẽ lấy Tam Nương , là mẫu thân của ta . Mộc Tà chính nghĩa lâm nhiên tuyên bố.
Mộc Tà còn nhớ rõ hai thứ còn đọng lại sau đó là vẻ mặt đặc sắc của Đường Tam và trận đòn roi dã man nhất trần đời lão cha dành cho hắn...
Việc tốt khó làm . Mộc Tà cảm thán nhớ lại .
Chuyện chẳng có gì nữa nếu như Tam Nương không ma sui quỷ khiến thế nào lại nghe lời nói của tiểu tử tài lanh kia . Ôm trong lòng tia không sợ nhất vạn chỉ sợ vạn nhất mà ngay trong đêm hôm đó nhờ người mua trúc từ Dương trấn.
Ngạc nhiên hơn là Mộc Tà đoán đúng !
Mặc dù giờ giấc hắn không đoán được cụ thể nhưng cũng xít xoát hai ngày sau lão gia tử nhà Tam Nương trầu diêm vương !
Nhờ có Mộc Tà mà việc cắm trúc diễn ra vô cùng thuận lợi , Tam Nương vô cùng cảm kích . Cho đến tận bây giờ nàng vẫn coi Mộc tiểu tử là ân nhân , giúp lão gia nhập thổ vi an , xóa đi vận rủi nhà mình .
Tiết Xuân là thôn nghèo , mùa đông tới không riêng nhà Đường Tam khó khăn sinh nhai mà là hiện trạng của cả thôn . Nhưng vào mỗi cuối đông , thời điểm khó khăn, thiếu ăn của Mộc Tà thì Tam Nương vẫn cho cha con nhà hắn vay mượn khoai sắn trồng được của nàng . Nói là vay nhưng kì thực là cho bởi nàng chưa bao giờ đòi lại một tơ một hào . Nàng nghĩ ăn ít một chút , nhịn đói một chút nhưng báo đáp ân nhân phần nào thì lòng nàng cũng dễ chịu đi một chút...
Đường Tam lại tỏ ra kinh ngạc nhưng cũng không suy nghĩ nhiều về tiểu tử nhà mình, cho rằng chỉ là ngẫu nhiên . Nhưng rồi lần thứ hai , thứ ba.... Thúc Lão nuôi gà , Cẩm lão bà bán thịt heo có nhi nữ xinh đẹp cùng niên với Mộc Tà , rồi Lão Ngô ... Đau ốm, bệnh tật mà chết, tiểu tử này lại đoán được ngày vong mạng chi bằng cách coi sắc mặt đau ốm của họ !
Hắn tính tình trầm ổn nhưng cũng suýt coi đứa con của mình là thần nhân , có sổ sinh tử mà có thể đoán biết được như thế .Nghe nhi tử ba hoa nói là do hắn trời sinh thông minh ,đôi mắt âm dương nên mới làm được như vậy lại càng thêm tức giận. Không thiếu đòn roi thì Mộc Tà mới thành thật là dựa vào thủ pháp mà chính hắn nghĩ ra , nào là coi khuôn mặt , khí sắc ,bấm đốt tay ....thì Đường Tam mới coi như thôi .
Vả lại Đường Tam cũng không truy cứu sâu bởi vì việc mà Mộc Tà làm là việc tốt , tạo phúc cho thôn , nên chính hắn làm cha cũng không có lý do để ngăn cản . Chỉ sợ có ma quỷ xui khiến đứa con này mà thôi . Nhưng ý nghĩ ấy mất tăm khi nhìn thấy vẻ mặt nở hoa của nhóc con đó khi ăn uống , hưởng dụng lễ vật mà thân nhân người mất tặng hắn mỗi khi “đoán bệnh” khi là gà , thịt lợn hay là rau quả . Hầu như là của nhà trồng được nhưng trong những thời điểm khó khăn , chẳng hạn như cuối đông hiện tại , hay khi thú hoang ít ỏi di cư đi chốn khác , đây là nguồn cung cấp cho hai cha con Đường Tam . Nhi tử nuôi được phụ thân , Đường Tam cười khổ nhưng cũng thấy vui mừng ...
Về phần Mộc Tà , hắn bịa ra chuyện thủ pháp lừa dối cha hắn và dân thôn bởi vì cảnh tượng hắn nhìn thấy quá kinh thế hãi tục . Sợ rằng họ sẽ coi đó là điểm xấu , ma quỷ xâm lấn thôn mà sợ hãi trong lòng nên hắn mới quyết định che đi những gì nhìn thấy .
Vả lại quen tay hay việc , hắn xe nhẹ đường quen mà làm , cũng không cảm thấy thân thể đau yếu,không khỏe gì sau mỗi lần đoán biết nên Mộc Tà cũng vô tư thoải mái làm .
Nhưng chuyến đi tới Lý Gia lần này lại khác biệt, thay đổi nhân sinh của hắn .........
Updated 25 Episodes
Comments