Sau khi đánh thắng quân Mông Cổ, Trần Quốc Tuấn quyết định giao lại nhiệm vụ trấn thủ biên ải cho Thiên Long. Ông nói: “Thiên Long, ta tin tưởng vào khả năng của ngươi. Hãy bảo vệ biên ải và ngăn chặn mọi âm mưu của quân địch.”
Thiên Long cúi đầu nhận lệnh: “Tướng quân yên tâm, tôi sẽ không để quân địch có cơ hội xâm nhập.”
Trần Quốc Tuấn trở về triều, trong khi Thiên Long ở lại biên ải để tiếp tục nhiệm vụ. Trong thời gian này, quân Mông Cổ liên tục đưa các tiểu đội nhỏ đến đánh cướp và quấy phá biên ải nước ta. Tuy nhiên, Thiên Long luôn dẫn quân đánh bại chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Một đêm nọ, khi quân Mông Cổ lại tiếp tục tấn công, Thiên Long ra lệnh: “chuẩn bị chiến đấu! Không để một tên giặc nào thoát khỏi đây!”
Cuộc chiến diễn ra ác liệt, nhưng với tài nghệ kiếm thuật và chiến lược thông minh, Thiên Long cùng quân lính đã đánh bại hoàn toàn quân địch. Những tiếng hò reo vang dội khắp chiến trường, khẳng định sức mạnh và tinh thần bất khuất của quân ta.
Không lâu sau đó, Mông Cổ cử hai sứ giả vào Đại Việt để ban chiếu dụ hàng quân ta.
Vua Thái Tông tức giận, ra lệnh Trói chúng lại và đuổi về nước! Đại Việt không bao giờ khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào!
Sau khi đuổi sứ giả Mông Cổ về nước, vua Thái Tông quyết định truyền ngôi cho thái tử Hoảng.
Đồng thời Vua Thái Tông cũng phong tước cho các tướng lĩnh và văn võ bá quan có công trong trận đánh lần này. Trần Quốc Tuấn được phong là Hưng Đạo Vương và được cho lui về thái ấp vùng Vạn Kiếp.
Sau khi Trần Quốc Tuấn được phong tước Hưng Đạo Vương và lui về thái ấp Vạn Kiếp, ông triệu gọi Thiên Long cùng về thái ấp để cùng nhau xây dựng quân đội và bảo vệ vùng đất này. Tuy nhiên, Thiên Long đã quyết định không gặp trực tiếp Hưng Đạo Vương mà chỉ gửi một bức thư bày tỏ lòng biết ơn và quyết định của mình.
Trong thư, Thiên Long viết:
"Kính gửi Hưng Đạo Vương,
Tôi rất biết ơn ngài đã tin tưởng và trao cho tôi cơ hội được chiến đấu bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, sau những trận chiến khốc liệt, tôi nhận ra rằng điều tôi mong muốn nhất không phải là chiến đấu mà là sự bình yên thinh thế. Tui và Minh Châu đã quyết đinh sẽ trở về làng Từ Xuyên, nơi tôi lần đầu tui và ngài gặp mặtvaf cùng nhau chiến đấu . Đó là nơi tôi cảm thấy bình yên và hạnh phúc bên cạnh Minh Châu.
Nhưng xin ngài hãy yên tâm rằng, nếu có chiến loạn, tôi sẽ không ngần ngại mà đến giúp đỡ. Đại Việt luôn ở trong tim tôi.
Trần Quốc Tuấn nhận được thư của Thiên Long, lòng không nỡ từ biệt 1 người bạn cùng mình chiến đấu, cùng mình vàocsinh ra tử bao phen, nhưng cũng không bức ép Thiên Long trở về.Anh hiểu rằng mỗi người đều có con đường riêng của mình. Quốc Tuấn tiếp tục cùng Hữu Thế ở lại Vạn Kiếp, tập trung vào việc huấn luyện quân đội vì anh biết rằng dã tâm của Mông Cổ không thể nào dừng lại ở đây.
Trong quân đội của Trần Quốc Tuấn, những chiến công của Hữu Thế và Thiên Long quá vang dội, đặc biệt là Thiên Long, cả hai được ví như 2 chiến thần. Trong quân,mọi người gọi họ với 2 ngoại hiệu. Hữu Thế được gọi là Yết Kiêu, tượng trưng cho sự dũng mãnh như mãnh thú. Thiên Long được gọi là Dã Tượng, vững chắc như chú voi của núi rừng.
Một buổi sáng, khi Trần Quốc Tuấn đang quan sát quân lính tập luyện, ông nghe thấy tiếng hò reo vang dội. Hữu Thế, với biệt hiệu Yết Kiêu, đang dẫn đầu một đội quân tập luyện chiến đấu dưới sự chỉ huy của ông.
Hữu Thế hét lớn: “ TIẾN LÊN! Hãy nhớ lấy chúng ta là những chiến binh dũng mãnh, không kẻ địch nào có thể đánh bại chúng ta!”
Quân lính hò reo đáp lại, tinh thần chiến đấu của họ được nâng cao nhờ sự chỉ huy tài ba của Hữu Thế. Trần Quốc Tuấn mỉm cười hài lòng, biết rằng anh có những tướng lĩnh tài ba và quân đội mạnh mẽ nhu vậy sợ gì giặc ngoại xâm.
Updated 42 Episodes
Comments