Phi Long Đăng Thiên
Chiêu Hoàng Nữ đế nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (năm 1225), lấy hiệu là Trần Thái Tông, phong hiệu cho cha là Trần Thừa là Thái Thượng Hoàng.Loạn trong giặc ngoài, Trần Cảnh do tuổi còn nhỏ, triều đình phụ thuộc vào sự chống đỡ của người họ Trần đứng đầu là Thái Thượng Hoàng Trần Thừa và Thái Sư Trần Thủ Độ. Từ đây mở ra một lịch sử oai hùng cho đất Đại Việt.
Hoàng Thiên Long, một thanh niên đam mê lịch sử và võ thuật, đang tham gia một buổi triển lãm về lịch sử nhà Trần. Trong lúc say mê ngắm nhìn một cổ vật quý giá, anh vô tình chạm vào nó và cảm thấy một cơn lốc xoáy mạnh mẽ cuốn lấy mình. Khi mở mắt ra, Thiên Long nhận ra mình đang nằm giữa một cánh đồng lúa xanh mướt, không còn là thế kỷ 21 hiện đại nữa.
Thiên Long đứng dậy, nhìn quanh và thấy một người nông dân lớn tuổi đang cày ruộng gần đó. Người nông dân tiến lại gần, ánh mắt đầy tò mò và lo lắng.
“Chào cậu, cậu là ai? Sao lại xuất hiện ở đây?” người nông dân hỏi.Thiên Long lúng túng trả lời, “Cháu là Hoàng Thiên Long. Cháu không biết tại sao lại ở đây. Bác có thể cho cháu biết đây là đâu không?”
Người nông dân mỉm cười hiền hậu, “Ta là Lâm Thìn, mọi người trong làng gọi ta là bác Lâm. Đây là làng Từ Xuyên, thuộc Châu Tuyên Quang Lộ Quốc Oai.
nằm ở biên ải giữa Đại Việt và Trung Hoa. Cậu có vẻ lạ lẫm với nơi này, có phải cậu đến từ xa không?”
Thiên Long gật đầu, “Vâng, cháu đến từ rất xa.Đây là năm nào vậy bác" Thiên Long hỏi
Đây là năm giáp dần, tháng chạp, Nguyên Phong niên hiệu, do vua Trần Thái Tông trị vì bác Lâm trả lời.
Thiên Long hỏi"Bác có thể cho cháu ở lại đây một thời gian không? Cháu sẽ giúp đỡ bác và dân làng.”
Bác Lâm vui vẻ đồng ý, “Được chứ, cậu có thể ở lại nhà ta. Chúng ta luôn cần thêm người giúp đỡ.”
Trong những ngày đầu ở làng Từ Xuyên, Thiên Long bắt đầu làm quen với cuộc sống mới. Một buổi sáng, bác Lâm giao cho Thiên Long nhiệm vụ dắt trâu đi ăn cỏ. Thiên Long, chưa quen với công việc này, loay hoay mãi mới dắt được con trâu ra đồng.
Khi đang dắt trâu đi, Thiên Long bất ngờ bị con trâu quay lại đuổi hút. Anh hoảng hốt chạy vòng quanh cánh đồng, vừa chạy vừa hét, “Bác Lâm, cứu cháu với!”
Bác Lâm và những người dân làng khác cười lớn khi thấy cảnh tượng đó. Bác Lâm chạy tới giúp Thiên Long, vừa cười vừa nói, “ha...ha...Cậu phải biết cách điều khiển trâu, không phải để nó điều khiển cậu!”
Thiên Long đỏ mặt, “Cháu xin lỗi, cháu chưa quen việc này.”
Bác Lâm vỗ vai Thiên Long, “Không sao, từ từ rồi cậu sẽ quen thôi.”
Một ngày nọ, khi đang làm việc, Thiên Long nghe nói về một người thầy dạy võ trong làng tên là Kim Lân. Kim Lân từng là một tướng thủ thành ở biên ải, nhưng vì đắc tội với một viên quan lớn trong triều đình nên bị cắt chức và đày về quê. Dù vậy, ông vẫn giữ được tinh thần kiên cường và tiếp tục dạy võ cho những đứa trẻ trong làng.
Thiên Long quyết định tìm gặp Kim Lân để học võ. Khi đến nhà ông, anh thấy một người đàn ông trung niên với dáng vẻ mạnh mẽ và ánh mắt sắc bén, ông đang múa 1 bài quyền pháp trong sân tập, xung quanh là những đứa trẻ nhỏ và một số người thanh niên đang nhìn ông một cách chăm chú.
Ông dừng lại nhìn về Thiên Long hỏi" Cậu là ai, đến đây có việc gì không?"
“Chào thầy Kim Lân, con là Hoàng Thiên Long. Con nghe nói thầy đang dạy võ học tại đay, con muốn đến xin học võ từ thầy?,” Thiên Long nói với sự kính trọng.
Kim Lân nhìn Thiên Long một lúc rồi gật đầu, “Được, nếu cậu thực sự muốn học, ta sẽ dạy. Nhưng phải nhớ, võ thuật không chỉ là sức mạnh mà còn là tinh thần và đạo đức.”
Thời gian đầu tiên,mỗi buổi sáng, anh dậy sớm để tập luyện thể lực, chạy bộ quanh làng và leo núi. Sau đó giúp dân làng tư xuyên làm việc, chiều đến anh lại đến võ đường của sư phụ Kim Lân, anh được luyện tập các bài tập cơ bản như đứng tấn, đánh cọc gỗ, né tránh..
Thiên Long với tài năng bẩm sinh anh tiếp thu những bài võ học cơ bản rất nhanh chống.
Sau ba tháng, sư phụ Kim Lân nhìn thấy Thiên Long là 1 kì tài võ thuật, ông bắt đầu dạy Thiên Long các kỹ thuật nâng cao hơn như Kiếm Pháp và Thương pháp.Khi còn trong quân đội, sở trường của Kim Lân sư phụ là *thiên khung tam thức kiếm Pháp* và *ngũ tuyệt phá kình thương*.
Ông nói" Kiếm là vương chi vương, có thể đâm chặc, chém, đỡ, người luyện kiếm linh hoạt,biến ảo điêu luyện thích hợp đối chiên cận chiến.Thiên khung Tam thức là ba chiêu kiếm ta vô tình học được từ 1 cao nhân ở Côn Lĩnh Sơn."
Ông nói tiêp" Kiếm nhanh,uyển chuyển, tuy chỉ 3 chiêu gồm đâm, chém, và chặt trên cao, nhưng nếu vận dụng tốt sẽ có thể làm đối thủ bất ngờ vì cái tốc độ và sự uyển chuyển của nó."
" còn về thương pháp thích hợp để chiến đấu trên chiến trường dùng giết địch,thương dài, đầu nhọn, thân nhẹ hơn đại đao,linh hoạt uyển chuyển dùng để quét vạn quân thì không còn gì thích hợp bằng"
Nhưng nhớ rằng, võ thuật không chỉ là về kỹ năng chiến đấu, kĩ năng giết chóc mà còn là về tinh thần và lòng dũng cảm.người học võ ngoài cường thân còn phải vệ quốc ” Kim Lân nói tiếp.
Thiên Long gật đầu, “con đã hiểu thưa sư phụ. Con sẽ cố gắng hết sức để trở thành một võ sĩ giỏi để bảo vệ quốc gia.”
Updated 42 Episodes
Comments
Mộng Giới Phu Quân
cảm ơn bạn đã đống góp ý kiến! theo hiểu biết của mình thì niên hiệu là năm cai trị của 1 vị vua, còn danh hiệu là tên của vị vua đó khi lên ngôi, ví dụ vua Trần Cảnh danh hiệu là Trần Thánh Tông và tại vi trải qua 3 niên hiệu là Kiến Trung (1226-1232), Thiên Ứng Chính Bình(1232-1251) và Nguyên Phong(1251-1258) và câu chuyện của mình là bắt đầu từ thời Nguyên Phong! theo hiểu biết của mình là vậy! có thể mình hiểu sai, mong bạn cis thể góp ý nhiều hơn để mình chỉnh sửa! Cảm ơn bạn đã ghé đọc truyện mình
2024-09-26
1
Vi Vi An
Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (1225), Trần Cảnh chính thức lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung, phong Lý Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh Hoàng hậu, phong Trần Thủ Độ là Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sự.
2024-09-26
1
Vi Vi An
à, lên ngôi thì làm sao lại lấy hiệu nhỉ? đúng đặt niên hiệu mới phải mà.
2024-09-26
1