Làm nông dân thời cổ đại quả thật không dễ dàng gì.
Buổi sáng Quách thôn trưởng đưa người đến, tầm mười lăm người, đi đầu là các vị đại nương da thịt đen bóng, cơ bắp cuồn cuộn hăm hở đi đến làm cho Tố Quyên choáng ngợp, nữ tử phải tập tạ bao nhiêu mới có được cơ thể này vậy?.
Phân vân vì không biết có nên để cho phụ thân ở nhà một mình không, dù sao người ta đến đào giếng, làm ruộng cũng phải trả tiền công, còn phải nấu cơm cho người ta ăn. Còn thôn trưởng dắt trâu đến cày cũng phải có tiền. Hiện giờ trên người hai cha con còn rất ít, Tố Quyên khá đắn đo.
"Quách thôn trưởng, hiện giờ cha con ta không còn bao nhiêu tiền, nhà ta có thể nấu cơm và trả công cho khoảng ba bốn người thôi, đây tận mười mấy đại tỷ tỷ, ta lại là đứa con gái duy nhất trong nhà, quả thực không có khả năng".
"Không sao, nhiều người thì xong sớm. Nhà ngươi không có nữ nhân mạnh mẽ, chuyện tiền nong tính sau đi. Ta nghe nói ngươi có biết chữ, lát nữa ta viết văn tự, ngươi còn tiền thì trả trước một phần, phần còn lại đợi thu hoạch xong từ từ trả cũng được. Đều là người cùng thôn, giúp đỡ nhau là chuyện thường tình thôi mà". Quách thôn trưởng trả lời.
Tố Quyên cảm ơn Quách thôn trưởng xong, liền bước ra bàn bạc chuyện công việc và tiền công. Đào giếng mất khá nhiều thời gian, tiền công cao hơn một chút, các đại tỷ thể chất cường tráng đích thân đảm nhận công việc này. Còn việc làm ruộng giao lại cho số người còn lại. Quách thôn trưởng quản lý đám con cháu làm ruộng, không cho phép đứa nào lười biếng, rất nhanh mọi người chia nhau ra làm việc.
Thê nô của Quách thôn trưởng cũng tới phụ nấu ăn với Trường An. Trong nhà có thêm một nam nhân nên Tố Quyên cũng an tâm, có người thay mình phụ việc với phụ thân. Phụ thân sẽ không vất vả.
Lý Tố Quyên báo với phụ thân một tiếng, sau đó cầm giỏ trúc đi câu cá. Nhiều người như vậy, phải kiếm gì đó cho họ ăn, không thể cho họ ăn rau dại như nhà mình. Có khi còn bị mắng là keo kiệt.
Lần trước đi mua cá với đậu phụ, tốn một mớ tiền. Tới giờ Tố Quyên vẫn còn xót, thời này bắt cá khó lắm hay sao mà bán đắt quá. Không biết Trường An còn tiền không, trên người Tố Quyên vẫn còn hai lượng còn giữ lúc đầu.
Mới có vài ngày, tiền cứ không cánh mà bay khiến Tố Quyên ngậm ngùi chua xót, nhà nghèo đúng là khổ. Ăn được bữa này phải lo tới bữa kia. Còn mắc nợ người khác nữa. Vì thế lấy đó làm động lực, nỗ lực đào giun làm mồi câu cá.
Đào được một lúc thấy giun có khá nhiều, Tố Quyên lấy lá gói lại. Đi đến bờ sông, tìm một nhánh tre dài và nhỏ, chặc bỏ các nhánh gai, lấy dây bện Trường An làm cột chặc đầu nhánh tre, lại mài nhọn đầu cọng sắt, uốn lại làm lưỡi câu. Móc một đoạn thân giun vào rồi thả vào nước.
Nhưng lần đầu thực hành nào có dễ dàng thành công, dây bện nhẹ quá nên cứ nổi lềnh phềnh ở trên mặt nước. Tố Quyên thu cần câu, dùng một cục đá nhỏ buộc vào dây. Quăng cần lần hai thấy dây chìm thì thở phào nhẹ nhõm. Chưa kịp ngồi chờ thì cần rung lên, con cá bên dưới chắc khỏe lắm nên kéo dây liên tục. Tố Quyên kinh hỷ vội kéo cần, con cá bên dưới kiên trì chống cự. Nhưng lưỡi câu sắc nhọn đã ghim vào, chống cự dữ dội thế nào rồi cũng vào tay Lý Tố Quyên nhà ta.
Lần đầu đi câu mà câu được con cá khủng thế này. Tố Quyên thoáng chút kinh ngạc, là một con cá chép siêu to khổng lồ, còn to hơn cả đầu cô. Giỏ trúc khi nãy mang theo giờ hóa ra vô dụng. Không đựng được con cá này, Tố Quyên lấy cọng dây bện còn lại. Xâu qua mang nó rồi mới dám rút lưỡi câu ra. Cột cọng dây bện vào gốc cây rồi thở hắt một hơi.
Thời cổ đại cá đều to khỏe thế này, câu mới có một con là thở không ra hơi. Lúc trước đi mua cá, nhìn thấy người trong thôn toàn dùng đá xếp chồng lên nhau ở gần chỗ nước cạn, rồi thi nhau tát nước mới bắt được cá, nhưng cũng chỉ toàn cá nhỏ, có khi dùng lưới tự đan nhưng chẳng mấy hiệu quả, cá to thì không ở gần bờ, cá nhỏ thì chui lưới đi ra hết, dăm bữa nửa tháng mới được một hai con to xác nhưng ngốc nghếch tự chui đầu vào nạp mạng hoặc dùng lao phóng xuống. Trực tiếp đoạt mạng cá thì may ra mới có cá ăn.
Nắm giữ bí quyết vĩ đại này, Tố Quyên không biết phải giấu thế nào. Móc mồi câu xong chưa kịp suy nghĩ liền có cá cắn mồi, Tố Quyên nhanh thu cần.
Là cá lăng to, da cá trơn không có vảy, Tố Quyên vui vẻ cười sung sướng, câu liên tục đến khi nhìn lại thấy trên bờ là một đống cá mới dừng tay. Thả hết số giun còn thừa, Tố Quyên tiến hành sơ chế cá, vì ở nhà giếng chưa đào xong, đem cá về lại còn phải quay lại đây xách nước thì mệt lắm.
Tố Quyên một tay nhanh gọn đem hết số cá ra làm một lần, cầm tảng đá vừa tay canh ngay đầu cá. Can đảm hóa kiếp cho mấy bé cá nhanh được đầu thai, cá có vảy thì dùng đá dẹt cào nhẹ cho hết vảy, trước khi đi lại quên đem theo dao, đành phải dùng tay moi ruột cá, giữ lại trứng, mỡ, gan, bao tử, còn các vây, ruột, mang,...thì bỏ hết.
Cá da trơn cũng áp dụng như vậy, nhưng vì không có vảy nên Tố Quyên dùng cát chà xát bên ngoài cho đến khi không còn nhớt thì thôi. Sau đó rửa toàn bộ sạch sẽ, lại tháo lưỡi câu cất đi, dùng dây bện xâu qua từng con cá, treo lên nhánh tre, vừa treo vừa tổng kết số cá: ba con cá chép to, năm con cá lăng, tám con cá chẽm là nhận biết được, còn lại ba bốn con cá gì đó Tố Quyên không biết tên, nhưng chắc chắn ăn được. Tố Quyên thu dọn lại chỗ làm cá sạch sẽ, sau đó gắng sức vác nhánh tre, giỏ trúc đựng bộ phận trong bụng cá mang về.
Updated 35 Episodes
Comments
Gyo đẹp troai số mụt thế giứi
nu9 giỏi ghê
2021-12-29
0
Layla
Tố Quyên giỏi ghê á
2021-12-17
2