Thì Thiên Địa ơi! ngay trước cái bàn kê giữa nhà, ngay dưới nền gạch tàu, từ từ trồi lên hai cái đầu người đen thui, kế tiếp thân mình mặc đồ trắng xát chui lên theo. Ngó thấy vậy, hương hào Đường cứng lưỡi, không kêu la gì được, mà giờ đây ông ta ngồi bật dậy tính bỏ chạy nhưng khổ nỗi, hai cẳng vừa bỏ xuống đất đã nhịp lia, nhịp lịa. Dầu có muốn đứng cũng không đứng nổi, chớ nói chi là chạy. Thấy vậy ông năm Lâm liền cười, rồi vổ vai hương hào Đường.
-Đừng quá sợ chú hương. Họ không làm hại gì chú đâu, chú yên tâm bình tỉnh ngồi trở lại.
Nói vậy xong với người chủ nhà, ông năm liền quay qua, nói với hai cái vong mới từ dưới đất chui lên.
-Hai người hiện thân rỏ ràng đi, đừng làm chủ nhà sợ, hổng nên.
Ông năm Lâm vừa dứt lời, thì cây đèn nhỏ bổng sáng lên bình thường, rồi trước mắt hương hào Đường, hiện ra hai người. Người đàn ông trạc ba mươi mấy tuổi, đầu bới tóc bận bộ đồ trắng, mà chiếc áo thì dài tới đầu gối, tay mặt người đó chống một cây gậy nhỏ. Bên kia một người đàn bà cũng bận đồ trắng, nhưng áo thì làm như là bà ba tay dài, tóc xỏa dài khỏi lưng, trên tay ẳm một đứa nhỏ, áo thì làm như là bà ba tay dài, tóc xỏa dài khỏi lưng, trên tay ẳm một đứa nhỏ, chừng vài tháng tuổi, cũng bận đồ trắng.
Hai người nọ bước tới, người đàn ông hướng về ông năm Lâm, xá một cái, còn người đàn bà thì cúi đầu khá sâu để chào. Rồi cả hai quay qua, nhìn hương hào Đường một chút, người đàn ông với gương mặt không chút biểu cảm, cất tiếng nói. Âm thanh nghe lạnh lùng vô cùng.
-Vợ chồng tui chào chú hai, hương hào Lưu Hòa Đường.
Vô cùng kinh sợ khi nghe vong nam kia, kêu đủ tên họ và thứ của mình, bởi hết cái làng Long Kiểng này, ít người biết đầy đủ tên họ tới vậy. Có chăng là họ biết mình thứ hai, nhưng thông thường, thì họ kêu theo chức danh là hương hào Thân. Cái tên cúng cơm Đường của mình vốn ít người biết mà kêu. Chớ nói chi tới cái việc biết được chử lót Hòa của mình, lại càng có ít người rành. Nhưng đằng này, cái vong nam kia lại gọi đủ cả họ tên Lưu Hòa Đường như vầy, làm sao không ngạc nhiên và đáng sợ. Nên hương hào Đường chỉ lắp bắp nói.
- Tui…tui có lời chào…hai…
Anh ta không biết xưng hô sao cho phải, nên chỉ nói được tới đó. Thấy vậy người đàn bà bồng con, cất tiếng the thé lành lạnh, mới nghe thôi mà da gà hương hào Đường nổi cả cục.
-Thì kêu vợ chồng con cái tui là ma, quỉ, hay vong hồn chi mà không đặng.
Ông năm nghe vậy liền đở lời.
-Thôi chuyện qua lâu rồi, đừng gây thêm hiềm khích mần chi. Giờ để tui phân như vầy cho hai bên cùng nghe. Chuyện oán hờn, xảy ra cũng gần trăm năm trước, thì chú hương đây làm sao biết tới được. Vậy xin hai vong nói ra đầu đuôi câu chuyện, rồi sau đó, muốn nhờ chú hương làm giúp chuyện gì, thì theo tui nghĩ chú không từ chối đâu.
Nghe ông năm Lâm nói vậy, vong người đàn ông trả lời liền.
-Thầy năm đã dạy như vầy, vợ chồng tui cũng không dám cải. Vậy đêm nay, tui sẽ cho chú hương hào Đường đây biết, tại sao mà căn nhà này, vợ chồng tui hiện lên quậy nhát, làm không cho ai dám ở. Chuyện là vầy.
- “Năm đó ở bên Tân Quán Đông, có ông thầy thuốc tên ba Phước, người ở miệt Biên Hòa, Đồng Nai xuống đây, cất căn nhà nhỏ trên miếng đất hương quản Dư, để làm nghề hốt thuốc nam giúp dân. Thầy ba rất mát tay lại nhân hậu, ai có tiền bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, thầy không đòi hỏi chi hết, còn người nào nghèo quá thầy cho thuốc luôn không tính tiền. Phần nhiều bịnh nhơn tới bắt mạch, hốt thuốc đều hết bịnh, nên bà con xa gần đồn nhau, thường tới đó trị bịnh.
Vì vậy từ sáng tới chiều, lúc nào cũng đông khách. Thầy làm chẳng ngơi tay, nên việc cơm nước rất thất thường. Khi sớm, khi trể, có bửa tối mịt thầy ba mới xuống bếp, một mình thui thủi nấu cơm chiều. Nhiều người bịnh thấy vậy, cũng đôi khi nấu dùm thầy, nhưng cũng không được mấy bửa. Rồi trong số bịnh nhơn tới điều trị, thì có một cô gái chừng mười bảy, mười tám tuổi, quê dưới miệt lục tỉnh mắc phải căn bịnh ngặt. Nghe đồn danh tiếng của thầy ba, nên cùng bà mẹ lặn lội lên, nhờ thầy điều trị.
Do gặp chứng bịnh khó, vì vậy cô và bà mẹ phải ở luôn tại nhà thầy, để tiện việc thuốc thang hằng ngày. Việc trị bệnh kéo dài cả gần ba tháng, nên cô gái ngoài việc tự sắc thuốc cho mình, thì nấu cơm cho ba người cùng ăn. Nhờ vậy nên việc cơm nước của thầy ba Phước, từ đó coi ra đở cơ cực rất nhiều. Thời gian họ sống gần nhau khá dài, việc trai đơn, gái chiếc phải lòng nhau là lẽ thường.
Sau đó không lâu thì họ làm lễ ra mắt, cúng kiến ông bà tổ tiên, trước sự chứng kiến của bà mẹ cô gái, cùng mấy người anh chị ruột của cô từ lục tỉnh lên tham dự. Dự lễ ra mắt của con gái xong, bà mẹ rất yên lòng về cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ. Liền theo mấy người con lớn về quê. Đôi vợ chồng mới cưới là thầy Phước và cô út Lan, thời gian này thiệt là vô cùng hạnh phúc. Nhưng họ không hề hay biết, có một người rất căm ghét oán hận họ. Người đó chính là hương quản Lưu Vạn Dư, ông này rất có quyền thế và giàu sang vào bực nhứt, ở cái xứ Tân Quán Đông này”
Nói tới đây vong nam dừng lại, như để nhớ lại chuyện xưa. Còn phần hương hào Đường, khi nghe nhắc tới hương quản Dư ở Tân Quán, thì giựt mình cái độp. Bởi đó là ông cố nội của ông ta, vì vậy tỏ ra hết sức lắng nghe. Thật ra vong nam nói tới đó thì dừng lại, là có ý cho hương hào Đường biết, mình đang nói về gia tộc họ Lưu của ông ta. Nên khi thấy ông ta chú ý, liền kể tiếp.
Updated 68 Episodes
Comments
Được Phạm văn Đuoc
hay
2022-05-10
0