- Anh nói sao? - Vị giáo sư lắp bắp hỏi lại\, nghe rõ sự run rẩy trong chất giong. - Chắc hẳn có nhầm lẫn gì ở đây đúng không? - Khôi không tin\, ông đã quen biết đứa trẻ đó gần 3 năm nay rồi\, nó là đứa rất cẩn thận\, không thể có chuyện một tai nạn nào đó cướp nó đi được\, không thể\, cuộc đời không thể tàn nhẫn với một đứa trẻ như thế được. Long cúi đầu\, cố lảng tránh ánh mắt của người đàn ông trước mặt. Sự im lặng của anh cũng đủ khiến vị giáo sư kia tan nát. Phải rồi\, đã mấy ngày rồi ông ta chưa liên lạc được với con bé. Suy nghĩ ấy lại càng khiến vị giáo sư già áy náy\, ông đã chẳng hề nghi ngờ\, thậm chí có chút giận dỗi khi người học trò cưng bỗng sủi bọt tăm. Ông ôm lấy tấm ảnh của Bảo\, nhẹ nhàng vuốt ve gương mặt của đứa trẻ ấy\, nước mắt khẽ lăn dài
- Tôi coi con bé như con vậy! - Vị giáo sư khẽ chấm nước mắt\, ông tâm sự
- À vâng - Long có chút mất kiên nhẫn. Anh đương nhiên hiểu nỗi đau mất đi một người thân\, một người gần gũi với mình\, song vị giáo sư này đang làm mất quá nhiều thời gian của anh - Phiền thầy trả lời một vài câu hỏi của tôi thưa thầy. Bảo đã tự sát vào ngày 16 tháng 6 tại một khu công trình thuộc quyền sở hữu của Bảo. Tôi muốn hỏi thầy là liệu cô bé có từng có biểu hiện tâm lí bất ổn\, hay từng có ý định tự sát chưa? - Long không chờ nữa\, bây giờ đã gần 1 giờ chiều rồi và anh vẫn chưa thu thập được gì cả
- Không\, anh có nhầm không? Bảo là đứa trẻ tích cực nhất mà tôi biết - Giáo sư Đăng Khôi có phần bàng hoàng\, ông nhìn người cảnh sát trẻ trước mắt với vẻ khó hiểu. Trong phút chốc\, ông tự hỏi liệu có phải cậu ta đang nhầm người. Ông ngay lập tức rút điện thoại\, gọi cho chuyên viên phòng Đào tạo để kiểm tra thông tin của Bảo với một chút hi vọng nhỏ nhoi rằng có thể vị cảnh sát đây đã nhầm lẫn gì đó. Hi vọng càng nhiều\, thất vọng càng nhiều. Cuộc gọi ấy đã hoàn toàn dập tắt niềm hi vọng nhỏ bé của ông\, để rồi\, ông đau đớn thêm một lần nữa. Long vẫn im lặng chờ đợi\, anh cố gắng giữ bản thân kiên nhẫn trước vị giáo sư này
- Xin lỗi\, để anh chờ rồi - Sau khi ổn định lại tâm lí\, giáo sư Đăng Khôi mới quay lại nhìn Long - lúc này đã có phần khó chịu\, song anh không để lộ quá nhiều. Ông rót cho mình một tách trà mới\, bình tĩnh suy nghĩ về những lời của vị cảnh sát trẻ. Không khó để vị giáo sư ấy nhận ra ý tứ trong lời nói của Long - Tôi tin con bé không tự sát và nếu phán đoán của tôi không sai\, thì cậu cũng có cùng suy nghĩ với tôi. Tôi nói đúng không\, cậu Long?
Long không trả lời, chỉ im lặng gật đầu. Anh lôi từ trong túi đeo chéo một cái bút ghi âm đặt lên bàn. Đưa mắt ra hiệu như để xin phép người trước mặt được ghi lại cuộc nói chuyện sau đây. Giáo sư Đăng Khôi đương nhiên biết chiếc bút đó để làm gì và ông cũng không có vấn đề gì với đề nghị ấy. Long bắt đầu hỏi, những câu hỏi ngắn gọn để thu thập các thông tin cần thiết
- Mối quan hệ giữa nạn nhân và mọi người đều tốt?
- Vâng\, thưa cậu
- Nạn nhân có từng xảy ra xích mích hay có thù oán với ai không?
- Không\, Bảo là đứa hòa nhã - Long gật đầu\, ra hiệu cho vị giáo sư không cần phải giải thích quá nhiều\, chỉ cần tập trung vào trọng tâm câu hỏi
- Có sử dụng chất kích thích?
- Không\, thưa cậu
- Có đang nợ nần\, công việc kinh doanh có ổn định không?
- Mọi thứ đều ở mức tốt\, không có nợ nần
- Câu hỏi cuối cùng\, thầy có nghi ngờ ai là người đã sát hại nạn nhân Trần Ngọc Bảo không?
Giáo sư Đăng Khôi nhíu mày, ông cố lục lọi trong trí nhớ xem liệu đứa học trò nhỏ của mình có từng phụ bạc ai không, song không có cái tên nào xuất hiện
- Không thưa cậu\, chí ít là hiện tại tôi không nhớ được gì - Vị giáo sư có phần áy náy\, ông lôi trong túi ra một tấm danh thiếp đặt lên bàn - Nếu cậu muốn biết rõ về con bé\, tôi khuyên cậu nên tìm người này\, đây là bạn thân của Bảo. Tôi tin thằng bé sẽ giúp được gì đó
- Cảm ơn thầy, đây là số của tôi, hãy liên lạc với tôi khi thầy nhớ ra điều gì đó. Một lần nữa cảm ơn thầy, tôi xin phép về trước - Long đứng dậy, bắt tay vị giáo sư kia rồi rời khỏi phòng, không quên nhặt lấy tấm danh thiếp bỏ túi.
Long dừng xe trước cửa nhà Phú, có vẻ cậu ta đã đi làm rồi. Anh mở túi xách, lục trong túi một cái chìa khóa nhỏ - đây là chìa dự phòng của nhà Phú, một phần vì cậu ta cảm thấy việc phải mở cửa cho anh quá phiền phức, phần còn lại vì anh hay lui tới đây ăn uống và để nhờ đồ nên cậu ta cũng tiện cho anh một cái chìa. Mở cửa vào nhà, cơm đã được Phú nấu sẵn, để trên bàn đã nguội. Trên tủ lạnh còn dán tờ note màu vàng nhạt "Đồ ăn tớ nấu rồi, bao giờ về thì hâm lại rồi ăn. Cơm ở trong nồi vẫn đang bật nóng cho bạn. Ngon miệng". Long mỉm cười vui vẻ. Đúng là chỉ có ở đây mới khiến anh cảm thấy thoải mái. Long quen Phú từ hồi cấp ba, chơi tới nay cũng mấy chục năm rồi. Hai đứa đi làm xa gia đình, chỉ biết nương vào nhau mà sống. Có lẽ ở cái thành phố đất chật người đông này, Long chỉ có Phú là người thân duy nhất. Anh ngồi vào bàn ăn vừa được hâm lại nóng hổi, bữa cơm đơn giản, xong vừa miệng. Vừa ăn, Long vừa xem xét tấm danh thiếp trên tay: Vũ Hoàng Phát. Người này không phải anh chưa từng nghĩ tới, chỉ là những gì diễn ra ở đám tang ngày hôm ấy có chút khó xử. Anh không nghĩ là sau chuyện ấy, cậu ta vẫn hoan hỉ gặp gỡ và chia sẻ thông tin cho anh. Chính thế, anh mới phải cất công đi theo cậu ta cả buổi sáng. Anh ngồi suy nghĩ về những gì mình tìm thấy ngày hôm nay mà chán ngán, vị giáo sư kia không nói được gì nhiều, một trong những người thân thiết với nạn nhân đã ra nước ngoài, vị bạn thân kia thì có vẻ không mấy thiện chí với anh sau vụ việc hôm nọ và nếu anh không nhầm thì người nhà nạn nhân cũng sắp chuyển đi nơi khác. Anh đang làm việc với tư cách cá nhân nên cũng không thể dùng luật pháp để ép buộc họ trung thực với lời khai của mình. Mọi việc hiện vẫn rất mông lung, anh cần phải có một phương án rõ ràng hơn nếu muốn giải quyết vụ việc này. Khởi đầu có vẻ không mấy thuận lợi.
Comments