Chương 2: Chuột Độc

Một buổi sáng yên bình ở ngôi làng Ẩn, ánh nắng bình minh le lói, tiếng chim hót líu lo như chào đón một ngày mới, khung cảnh bình yên đến kì lạ, nhưng chợt tiếng ông Nghĩa vang lên phá vỡ đi sự yên bình trong ngôi nhà nhỏ của ông.

- Thằng Hùng, Thằng Hùng đâu rồi, mày còn không biết đường mà dậy đi à, mặt trời chiếu vào tận mông rồi đấy, dậy mà làm việc đi.

Tiếng ông Nghĩa vang lên như hổ gầm làm cho ngôi nhà cảm tưởng như đang rung lên kịch liệt, đàn chim đang đậu quanh nhà thì hết hồn hết vía, đập cách mà nay tán loạn, bấy giờ Hùng ểu oải từ trong buồng ngủ bước ra, hai mắt nheo nheo lại trước ánh bình minh buổi sớm mai, anh nói.

- Ông à, có chuyện gì cũng phải từ từ chứ, ông nhìn xem, mặt trời còn chưa qua nổi cái ngọn cây tre nữa, ông gấp gáp cái gì hở, có phải ngày hôm nay cháu đi lấy vợ đâu mà sốt sắng thế?

Ông Nghĩa nghe những lời chất vấn từ thằng cháu, ông nổi khùng lên tay vơ lấy cái điều cày đang đặt cạnh bên lên dứ dứ mà nói.

- Ơ tiên sư cha nhà anh, biết bây giờ là mấy giờ rồi không, tôi có lòng gọi anh dậy mà anh lại còn chất vấn tôi cái kiểu đấy đấy, hay nhờ, anh có tin tôi khảo cho anh một cái điếu cày vào đầu không, tôi chiều anh quá nên anh hư đúng không?

Hùng mắt nhắm mắt mở, cười xuề xòa, đáp

- Ơ kìa ông, cháu làm gì có cái ý đấy, tại ông gọi cháu to quá ấy chứ, mà xem chừng đám gà nhà mình chưa kịp ngủ dậy thì đã bị ông làm cho tỉnh rồi, lần sau mà thế thì ông cứ....

Chưa kịp nói dứt câu thì bỗng nhiên một tiếng " Vù " vang lên đến lạnh cả sống lưng, bừng tỉnh khỏi cơn ngái ngủ, Hùng trợn trừng hai mắt vội lăn người sang một bên tránh né đường lao đến của chiếc điếu cày đầy uy lực.

Bên kia ông Nghĩa mặt đỏ bừng bừng, không dừng lại hành động, nhanh như chớp ông vung chiếc điếu cày lên giáng thêm vài đòn về chỗ thằng cháu mình.

Chỉ nghe những tiếng " Cốp Cốp" chát chúa vang lên, Hùng lúc này vừa ôm đầu vừa tránh né, mồm thì oang oang lên.

- Ối dồi ôi làng nước ôi, ông giết cháu rồi cứu tôi cứu tôi với.

- Này thì làng này, này thì nước này, này thì cứu này, mày chạy hộ ông mày cái, mày này.

- Ối ối đau quá ông ơi, ông tha cho cháu đi, lần sau cháu không thế nữa, cháu thề đấy, ui da đau quá.

- Mày còn dảo hoạt à hả, thằng mất dạy.

Nói xong ông ngừng lại hành động, đưa ánh mắt chán nản nhìn về phía thằng cháu mình và tiếp tục lên tiếng trách móc.

- Đấy, nói thì chả chịu nghe, nhưng mày nhìn xem, Tiểu Trưởng Đặc Công gì kiểu này? Có mà đặc cán thì có, thằng này mày chả có tí tiến bộ nào, coi như tao nhìn lầm người, haizz tức chết ta mà.

Ông quay người lại tiến đến hiên nhà ngồi xuống, tay bứt lấy thuốc lào bên trong chiếc túi, vo vo lại thành viên dễ phải to như ngón chân cái, bập bập chiếc bật lửa vài lần rồi cứ vậy mà nhét vào thẳng nõ điếu, ông dùng sức kéo một hơi như long trời lở đất.

Những làn khói thuốc phả ra khỏi miệng nhiều đến mức mà che kín cả người ông, khói cứ bay lởn vởn trong không trung, phải lúc lâu sau khói tan đi hiện ra thân ảnh của ông đang thở gấp lên từng hồi.

- Ái dà, sáng ra làm quả mà muốn tăng xông luôn, mà phải công nhận thuốc lào này đậm thật. Được...

Hùng thấy thế liền nhảy vọt tới bóp vai đấm lưng cho ông, vừa làm anh vừa nói.

- Khiếp chưa, ai bảo tham cho cố vào, xem xem mắt trợn ngược cả lên rồi kia kìa.

Ông Nghĩa nghe vậy thì quay lại cốc đầu thằng cháu rồi nói với giọng khàn đặc vì hút thuốc.

- Mày thì biết cái đéo gì, hút thuốc lào bổ phổi diệt trùng lao, thằng cu châm điếu lăn quay ra nhà, trẻ ranh thì biết cái chóa gì. Hớ...

- Ơ kìa ông, sao ông lại nói thế, hút nhiều có ngày đột quỵ chết đấy, không đùa được đâu.

- Tiên sư cha nhà anh, lại còn nói kháy lão già này à, cho chết này.

Ông Nghĩa quay người lại, thuận chân đạp thẳng vào Hùng khiến anh văng xuống sân, nằm đó mà nhăn nhó, ông lúc này lại thở dài nói.

- Có thế mà cũng không đỡ được, đúng là..haizz..

Hùng bấy giờ bật dậy lao tới ngồi bên cạnh ông, trên khuôn mặt vẫn còn sự nhăn nhó anh nói.

- Ông cứ xem thường cháu, không phải suốt bao năm cháu vẫn cố gắng tập luyện đó thôi, cực lắm chứ, ông đâu có hiểu.

- Thôi không nói nữa, chuẩn bị ăn sáng rồi tiếp tục tập luyện tiếp cho ông, dạo này bỏ bê lắm rồi đấy nhá.

- Ồiiii, lại tập, suốt ngày tập, cháu chán lắm rồi.

- Nói không nghe thì thôi, tao kệ cho mày muốn thành thế nào thì thành, tao đếch quan tâm nữa.

- Kìa ông, cháu nói đùa thế mà ông giận, cháu chuẩn bị ngay đây.

- Đúng, phải cố gắng, mày phải mạnh thì mới gánh vác được mọi chuyện sau này. Thế nhá, lo mà đi ăn sáng đi, nhanh còn vào việc.

Nói xong cả hai ông cháu thở dài thườn thượt, mỗi người đều rơi vào tình trạng suy nghĩ riêng chẳng ai nói với ai câu nào, mặc kệ cho khung cảnh đang được nhuộm một màu nắng vàng của bình minh vô cùng đẹp đẽ.

Từ ngày nhỏ đến lớn hai ông cháu đều nương tựa vào nhau, bề ngoài thì lúc nào cũng chí chóe nhau suốt, nhưng sâu bên trong con người họ đều có một tình thương rất lớn dành cho nhau, là sự tôn trọng với người ông đáng kính, là công ơn dưỡng dục suốt bao năm tháng, không quản việc mưa nắng nuôi nấng thành người.

Đang chìm trong mớ suy nghĩ hỗn tạp thì bỗng nhiên từ ngoài cổng có tiếng động, kèm theo đó là giọng nói chua ngoa đanh đá của bà hàng xóm vang lên, khiến cho hai người bừng tỉnh trở về với thực tại.

- Ông Nghĩa, ông nghĩa ơi, ông cứu nhà tôi với, to chuyện rồi ông Nghĩa ơi. ..

Cánh cổng bật mở, bóng một người phụ nữ ục ịch to béo xuất hiện, " Uỳnh" tiếng cánh cổng bị người kia lao vào bật bung ra, hai cánh cửa đập sang hai bên long lên sòng sọc.

Chạy vào trong sân người phụ nữ kia vừa chống tay xuống đầu gối vừa thở vừa nói trong sự thở dốc nói không tròn chữ.

- Cứu, cứu...ặc....

Đó là bà Tâm, người phụ nữ mệnh danh là chua ngoa đanh đá nhất cái làng này, bởi vì bà mang trong mình giọng nói có 1 0 2, khi vừa cất lên là khiến cho đối thủ bỏ chạy vì âm lượng quá lớn, thêm cái kiểu như khinh thường mỉa mai người khác thì bố ai mà chịu được.

Từ ngày bà về đây, với lợi thế của mình trong những trận combat bằng mõm, chưa có một mống nào có thể thắng nổi bà, cho nên gọi là chua ngoa đanh đá thì cũng đúng.

Chưa hết, bà còn được bonus thêm quả thân hình cũng phải gọi là hết nước chấm, với thân hình phải nói là bố của khủng bố, khi vừa xuất hiện đã khiến cho người ta phải khiếp sợ khi đối diện, cân nặng của bà bấy giờ dễ cũng phải ngót nghét trăm cân có thừa.

Với cái thân hình khủng bố như vậy mà lao vào cánh cổng thì có mà, ông Nghĩa bấy giờ thì trợn mắt lên kinh hãi.

- Ối dồi ôi cánh cổng của tôi, cái nhà chị Tâm kia không thể nhẹ nhàng hơn được à, đổ mẹ cánh cổng rồi, ôi giời....

Ông Nghĩa vừa dứt câu là cùng lúc, " Rầm" cánh cổng khi này không còn chịu được sức va đập nữa, bản lề bị bung ra đổ ập xuống sân làm khói bụi tung lên mù mịt, mặt hai ông cháu trắng bệch, máu rút đi như thủy triều.

Trên khóe mép ông Nghĩa giật giật lên vài cái vì kinh hãi, hít sâu ông mặt đỏ bừng bừng, nộ khí xung thiên, lửa giận sôi trào, ông gào lên một trận.

- Tiên sư nhà cái chị kia, đổ mẹ cánh cổng nhà người ta rồi, làm cái gì mà vội vội vàng vàng thế hả, ông bà tổ tiên bật mồ dậy đòi bóp cổ hay sao mà hớt hải như vậy, hay tối qua thằng chồng hiện về làm một nháy, nay sinh lực tràn trề là đi phá nhà người khác à, nay mà không xây lại thì chị đến số với tôi.

Vì tức giận ông Nghĩa xổ ra một tràng, bà Tâm nghe vậy khuôn mặt cũng áy náy không kém, cúi gằm mặt xuống đất mà chịu trận, cánh tay áo bị bà vân vê cho nhàu lại, như vừa nhớ ra gì đó bà quỳ thụp trên mặt đất mà van nài trong sự gấp gáp.

- Tôi thật sự xin lỗi ông, mong ông bỏ qua cho, nhưng tôi có chuyện này cầu xin ông ra tay cứu giúp, gấp lắm rồi, tôi sợ rằng không kịp. Thằng Phong, thằng Phong nhà tôi nó gặp chuyện rồi, ông cứu con tôi với, tôi cầu xin ông, tôi van ông, ông như đuốc trời soi tỏ đưa tay mà cứu giúp gia đình tôi, chỉ cần ông giúp, dù có làm trâu làm ngựa tôi cũng sẵn lòng, huhuhu.....

Vừa nói bà vừa quỳ trên mặt đất, không ngừng lạy liên tục về phía ông Nghĩa mà cầu xin, những tiếng khóc rấm rức không ngừng vang lên, ông Nghĩa như ý thức được chuyện gì liền lập tức lao tới đỡ bà Tâm dậy.

- Chị đừng làm vậy, tôi khó xử lắm, chị vào nhà rồi kể lại toàn bộ sự tình đi đã, có gì cũng phải từ từ nói, chuyện gì cũng phải có cách giải quyết hết mà. Đứng dậy đi, nào nào đi vào trong nào.

Hai người họ nhanh chóng đi vào trong nhà để lại Hùng đứng bên ngoài ngơ ngác như chưa hiểu chuyện gì vừa sảy ra, lát sau anh bước tới trước cánh cổng đã bị đổ xuống đất gãi gãi đầu khó hiểu.

- Đổ mẹ cánh cổng rồi, lại mất công dựng lại, haizz đúng là tránh trời không khỏi nắng mà, nhà thì bé tí đã thế lại còn ọp ẹp, bao nhiêu năm rồi may là còn có cánh cổng với hàng rào đỡ cho, không thì đám trâu của bọn trẻ con đi qua đây mỗi con hít một cái thì có mà, khổ...haizzz...

Anh ở bên ngoài loay hoay tìm cách lại dựng cánh cửa bị đổ, thấy bản lề vẫn còn nguyên, chỉ là do lực lao vào quá mạnh khiến cho nó bật bung ra, giờ chỉ cần lắp cánh cổng vào lại bản lề là coi như ổn thỏa.

Bắt tay vào làm, anh ra sức vực dậy cánh cổng, tiến hành di chuyển từng chút một đến bản lề, nhưng đâu tưởng rằng nó dễ ăn, cánh cổng này được làm từ những thân gỗ chắc nịch có niên đại đủ lâu, không hề nhẹ nhàng chút nào, gồng cơ đít hít cơ mông, mồ hôi nhễ nhại, đầm đìa thấm ướt chiếc áo đang mặc.

Sau một hồi chật vật khiêng khiêng dựng dựng, cuối cùng thì cũng lắp xong, phủi phủi tay vài cái, anh thở ra một hơi đầy mệt mỏi quay người bước vào bên trong.

Ở trong nhà lúc này, tiếng khóc của bà Tâm vang lên rấm rức, cùng theo đó là những lời nói không trọn vẹn chữ, cứ chữ được chữ không, nghe vô cùng khó chịu.

Ông Nghĩa sau một hồi lâu lắng nghe những chẳng được chữ mẹ nào vào đầu, ông lên tiếng.

- Thôi thôi thôi...bà bình tĩnh kể lại xem nào, chứ cứ kiểu vừa khóc vừa nói thì nghe thế đếch nào được, đánh đố nhau à?

Căn nhà chìm trong yên lặng, bà Tâm ngừng khóc lấy bình tĩnh, cũng phải một hồi lâu sau bà mới kể lại mọi chuyện một cách rành rọt.

Phong là con trai của bà Tâm, cũng là đứa con duy nhất nên cậu cũng khá là được chiều chuộng, nhưng không vì vậy mà khiến cho cậu ta hư hỏng, mà ngược lại, cậu ta lại rất hiểu chuyện, biết hoàn cảnh của gia đình nhà mình như thế nào, nhà chỉ có hai mẹ con, nhà lại nghèo hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống, cuộc sống không gọi là khá giả, nhưng cơm đủ ba bữa, ngủ nghỉ đủ giấc vậy cũng là quá tốt rồi, Phong cũng chạc tuổi với Hùng cho nên là cũng khá thân thiết.

Câu chuyện tối qua.

Tối hôm qua, khi còn rất sớm, Phong có nói là đi bắt cua bắt cá ở con suối sau làng, trước khi đi, bà Tâm cũng dặn dò đủ thứ, Phong cũng ậm ừ cho qua mà xách theo đồ nghề gồm đèn và túi bước đi, lúc cậu ta đi là khoảng hơn sáu giờ tối.

Thời gian trôi qua, đến mãi mười hai giờ vẫn chưa thấy con về, như mọi hôm tầm mười giờ đêm là cậu ta đã về đến nhà, nhưng hôm nay mãi tận nửa đêm rồi vẫn chưa thấy đâu.

Lòng nóng như lửa đốt bà Tâm sốt ruột đi đi lại lại chờ đợi trong sự lo lắng, thêm một lúc nữa, kết quả là vẫn không có gì sảy ra, nom quay vào trong thắp nhang gia tiên, cầu khấn thằng con bình an trở về.

Bà đưa bước chân vội vã bước lên bậc thềm thì không may, bà trượt chân một cái té ngã đầu đập vào mép thềm ngất đi.

Ngôi nhà xây lên cũng đã lâu, thời gian trôi rêu phong cũng đang xuất hiện dần, lúc còn đang lo lắng cho Phong, không để ý xung quanh mới xảy ra cái cớ sự này, mà ngặt nỗi là nhà chỉ có hai mẹ con nên khi sảy ra chuyện không một ai biết mà giúp đỡ. Bà cứ vậy mà nằm đó một đêm phơi sương gió.

Sáng sớm hôm sau, vài người ra đồng từ rất sớm, khi đi ngang qua cây si ở đầu cánh đồng, họ giật mình phát hiện ra Phong đang nằm bất động ở đó, trên thân là những vết thương to nhỏ không đều, máu thì đã khô lại tạo thành những vết màu đen khắp toàn cơ thể, trông vô cùng quái dị, có thể hình dung là giống như vỏ cây sần sùi vậy.

Sau một hồi trấn tĩnh, họ bước đến đưa tay lên mũi của Phong mà kiểm tra, thở phào một tiếng may mắn là Phong vẫn còn thở nhưng hơi thở đã yếu đi nhiều, mạch đập vừa yếu vừa loạn vô cùng nguy hiểm.

Vội vàng đám người nhanh chóng đưa Phong trở về nhà, và khi vừa vào đến trong sân họ lại phát hiện, bà Tâm cũng đang nằm sõng soài trên bậc thềm từ lúc nào không hay.

Mọi người vội vàng tiến đến, người thoa dầu, người xoa bóp, mãi hồi lâu sau bà mới tỉnh lại. Vừa tỉnh lại bà đã sốt sắng, bù lu bù loa hỏi về đứa con của mình.

Phong bấy giờ đã được mọi người đặt trên giường, tình trạng của cậu ta cũng không có gì là khả quan lắm, vẫn chưa có dấu hiệu của sự hồi tỉnh.

Thấy được tình trạng của con mình, kèm theo lời kể của những người kia, bà ngay lập tức chạy đến tìm ông Nghĩa, và câu chuyện sảy ra như thế nào thì cũng đã được biết.

Sau khi nghe bà Tâm kể lại toàn bộ sự tình, cảm thấy bất an, không thể chậm trễ, ông Nghĩa cùng Hùng lập tức lấy đồ nghề chạy cùng bà Tâm về nhà.

Sang đến nơi, ba người cũng phải bất ngờ vì, lúc này trong sân nhà đã có rất nhiều người tụ tập, họ cứ xì xào bàn tán ra vào về sự tình của Phong vô cùng là ầm ĩ.

Thấy bà Tâm cùng hai ông cháu Nghĩa đi vào, mọi người cung kính chào và nhường đường cho ông đi, đang gấp rút ông Nghĩa cũng chỉ chào hỏi mọi người một câu rồi bước vào trong nhà nơi Phong đang nằm hôm mê bất tỉnh.

Sau một hồi kiểm tra, ông Nghĩa mới thở dài quay ra với bà Tâm đang ngồi bên cạnh đó nói.

- Chị Tâm này, như chị cũng thấy đấy, trên người nó toàn bộ những vết thương kia là do bọn chuột cắn, chắc hẳn chị cũng biết ít nhiều về loài chuột, chúng rất ít khi tấn công con người, nhưng một khi mà để lũ chuột đánh hơi được mùi máu thì chúng nó sẽ điên dại như thế nào, nhất định là không để xót lại thứ gì, còn về chỗ vết thương kia thì theo tôi nhận định rằng, nó đã bị trúng một loại độc do lũ chuột gây nên, trước mắt tôi chỉ có thể ngăn chặn độc tố không xâm nhập thêm vào trong lục phủ kéo dài sự sống cho nó, sau đó tôi sẽ tìm cách triệt để hoàn toàn.

Ông Nghĩa đưa ra một gói gì đó màu xám bọc trong một gói giấy màu vàng hướng về chỗ bà Tâm và nói tiếp.

- Cái phần thuốc này, mỗi ngày ba muỗng hòa với mười lít nước ấm rồi cho thằng Phong ngâm người, phải duy trì liên tục cho đến khi tôi tìm ra thuốc giải, dừng lại là đồng nghĩa với cái chết, còn về vấn đề thuốc, ở tôi vẫn còn nhiều, đủ để đến khi tôi tìm ra cách, bây giờ chị cầm lấy rồi nhanh chóng đi làm ngay đi, càng để lâu càng nguy hiểm.

Trên mặt bà Tâm, một nỗi sợ vô hình hiện lên khiến cho bà đừ người ra đó, cả người thất thần khi nghe được tin động trời.

Thằng Phong là con trai duy nhất, và cũng là người thân duy nhất còn tại thế, nếu như nó có mệnh hệ gì thì chắc bà cũng không sống nổi.

Ông Nghĩa phải lên tiếng trấn an mấy lần thì bà mới có động tác.

- Chị cứ yên tâm đi, tôi nhất định sẽ cứu được nó, chị nhanh chóng mà đi làm những gì mà tôi vừa dặn.

Bấy giờ trên mắt bà, hai hàng nước mắt lăn xuống, bà đáp lại.

- Nhất định ông phải cứu được nó, nếu nó chết thì tôi cũng không thể sống được, tôi cầu xin ông...

- Chị cứ yên tâm nhanh chóng đi làm ngay đi, lúc này thời gian là vàng, đừng chậm trễ.

Bà Tâm như sực tỉnh, vội vàng cầm theo gói thuốc chạy vào trong bếp, vài người hàng xóm tốt bụng thấy vậy cũng nhanh chóng mỗi người phụ một chân một tay, ông Nghĩa cũng không nói thêm gì nữa, quay sang ra hiệu cho Hùng.

Hai người tiến đến vực dậy cho Phong ngồi xếp bằng, ông Nghĩa vận pháp truyền khí vào trong cơ thể Phong, những luồng khí đỏ lưu chuyển xung quanh hai người mờ mờ ảo ảo, hai người ông Nghĩa và Hùng không ngừng thay nhau truyền khí như vậy.

Sau một hồi lâu sau, mọi chuyện có vẻ như đã xong xuôi, ông Nghĩa cùng Hùng bước ra ngoài hiên nhà ngồi xuống thở ra những hơi dài đầy mệt mỏi, bỗng từ bên ngoài cổng nhà bà Tâm, một người đàn ông cũng khá lớn tuổi bước đến hỏi han.

- Chào hai ông cháu, thằng cháu tôi nó sao rồi, mọi chuyển ổn thỏa rồi chứ?

Người vừa lên tiếng hỏi đó là ông Nguyên, Trưởng Thôn của cái làng Ẩn này, và ông cũng là bác của Phong, ông năm nay cũng đã ngoài ngũ tuần, với kiểu ăn nói như bề trên nên cũng khiến cho người làng khá là chán ghét, chẳng mấy ai chịu bắt chuyện cùng ông ta, dáng người thì to béo phốp pháp cũng không khác gì bà Tâm là mấy, chắc hẳn là hốc của dân không phải ít.

Sau khi nghe được người làng kể về tình hình của cháu mình, ông Nguyên gấp rút đến đây xem xét tình hình thì gặp hai ông cháu Nghĩa đang ngồi ngoài hiên nhà.

Ông Nghĩa nghe thấy ông Nguyên hỏi vậy thì cũng chỉ lắc đầu thở dài nói.

- Anh Nguyên đấy à, anh yên tâm đi, có tôi ở đây thì mọi chuyện sẽ ổn thôi, đừng có lo lắng quá.

Ông Nguyên nghe thấy vậy cũng chỉ khẽ thở ra một hơi, nhưng chợt nhớ đến cái gì đó, khuôn mặt ông ta có chút đăm chiêu nghĩ ngợi.

Quan sát nhất cử nhất động của ông ta nãy giờ, ông Nghĩa như biết ông Nguyên đang thắc mắc về chuyện gì, ông lên tiếng trước.

- Ông đang thắc mắc chuyện của lão Hà và thằng Phong này có gì liên quan đến nhau đúng không?

Như chọc đúng chỗ ngứa, ông Nguyên liền đáp lại ngay.

- Đúng ạ.

Ông Nghĩa lại nhàn nhạt nói tiếp.

- Theo tôi thấy thì chuyện của cả hai người này có mối liên quan đến nhau, cùng là một địa điểm, cùng là vết thương giống nhau, cũng là cùng thời gian ấy, có lẽ là có ẩn tình bên trong.

Ông Nguyên lúc này, trong giọng nói đã tỏ ra thái độ đúng kiểu như người bề trên, ông ta liền hỏi tiếp với thái độ cợt nhả.

- Vậy sao lần đó lão Hà lại chết? Liệu có phải là trong thuốc có vấn đề không?

Nhận ra thái độ của ông Nguyên đã có phần khác lạ, ông Nghĩa liền lên tiếng.

- Ông hỏi hay lắm, tôi nói thế này nhé cho đỡ lòng vòng này, chuyện của lão Hà là do người làng cứu, chứ không phải do tôi, độc trong người lão không được cưỡng ép ra bên ngoài ngày qua ngày độc tụ độc, xâm nhập vào tận lục phủ, khiến cho hoại tử hết rồi chết, và bây giờ ông cũng đang có vẻ đang kích đểu tôi thì phải?

Giọng ông Nghĩa nhẹ nhàng nhưng mang theo một thứ gì đó vô cùng áp bức, khiến cho ông Nguyên đầu đổ đầy mồ hôi, ông ta lắp bắp

- Không...không...phải thế, tôi không có ý đó.

Ông Nghĩa lại nhàn nhạt đáp, vẫn giọng điệu đó, vẫn thái độ, ông nói.

- Có ý đó hay không thì tôi không biết, nhưng hơn ai hết là trong ông tự hiểu, nếu cảm thấy chướng tai gai mắt thì ông cứ nói ra, làng có ơn với hai ông cháu chúng tôi, có ơn nhất định sẽ báo đáp. Tôi không như ông, ông Nguyên ạ.

Câu nói nửa chừng của ông Nghĩa dừng lại, khiến cho ông Nguyên mặt tái mét, không tự chủ mà run lên, Ông Nghĩa cũng chẳng quan đến ông ta chỉ bỏ lại một câu.

- Sống thì đừng biết mỗi bản thân mình, đừng nghĩ là chỉ mỗi mình biết. Trời biết. Đất biết. Tốt hơn hết là dừng lại cái hành động đó lại, quay đầu lúc này vẫn còn kịp, sống tích đức để dành cho con cái sau này đi.

Ông Nguyên như chết lặng, vì ông Nghĩa đã nói chúng tim đen của ông ta, những việc mà ông ta làm cảm tưởng như rất kín kẽ và tự bản thân chắc nịch rằng không ai có thể biết được.

Nhưng đời đâu có như mơ, mà cũng không ngờ trước được, như người đời vẫn thường nói, càng cố giấu thì càng dễ lộ sơ hở, và câu đó đúng với tình cảnh của ông Nguyên lúc này.

Mặt ông ta lúc xanh lúc trắng, từng câu từng chữ của ông Nghĩa nói ra như sét đánh ngang tai, không dám ở lại lâu, ông ta lập tức quay người đi trong sự sợ hãi.

Cùng lúc, bên trong nhà bà Tâm lúc bấy giờ, mọi người đang chung sức cùng nhau bê một chậu nước to có màu xám ngoét ra ngoài, Ông Nghĩa thấy vậy liền ra hiệu cho để giữa sân.

Riêng bản thân ông thì cùng Hùng bước vào trong nhà dìu Phong ra ngoài, đặt cậu ta ngồi vào trong chiếc chậu có thứ nước màu xám ngoét bốc lên cái mùi hăng hắc vô cùng khó ngửi.

Mặt Trời lên cao cái nóng như đổ lửa xuống thân thể của Phong, lúc này từ trên người cậu ta, từng làn khí đen mỏng đang từ từ bốc lên và tan biến đi một cách nhanh chóng.

Sau một hồi ngồi ngâm mình trong chậu nước thuốc, thân thể của Phong đã dần trở lại có sức sống, da mặt hồng hào hơn đôi chút, trên ấn đường cũng không còn sạm đen vì Độc Khí.

Chậu nước của cậu ngâm theo đó mà nhuộm đen, bốc lên cái mùi tanh tanh ngai ngái, những người xung quanh ấy liền vội vàng tránh ra xa như thể tránh tà, thấy được hiệu quả rõ rệt, Ông Nghĩa gật đầu rồi nói.

- Như tôi đã dặn chị, chị cứ thế mà làm theo, còn giờ tôi về có chút chuyện cần giải quyết gấp

Nghe vậy bà Tâm liền vội vàng đi tới, giữ hai ông cháu lại dùng bữa rồi về, nhưng Ông Nghĩa vẫn nhất quyết không ở lại, đành chịu bà Tâm phải để cho hai ông cháu sắp xếp đồ đạc rồi bước ra khỏi nhà.

Mặt Trời lúc này cũng đã đứng bóng, đổ lên trên mặt đất cái nóng oi bức ngột ngạt đến khó thở, trên con đường về thấy Hùng có vẻ đang suy tư gì đó, ông Nghĩa liền lên tiếng hỏi

- Cháu có gì đang thắc mắc đúng không, nói ra xem ông có giúp gì được không?

Hùng nghe vậy thì cũng chỉ biết thở dài mà hỏi

- Ông nghĩ sao về chuyện của lão Hà ạ, cháu cảm thấy chuyện của hai người này khá là tương đồng, nếu theo như cháu suy đoán thì ắt hẳn chuyện này không phải là tự nhiên, có vẻ như là có kẻ ở phía sau giật dây. Còn nữa, câu chuyện về hồn ma lão Hà hiện về chỉ dẫn cho Lan đó không phải lão Hà, thực chất hồn ma ấy là ông cụ Việt, bố của lão Hà hiện về, đêm ngày hôm sau đó cháu đã tự mình kiểm chứng, và đó đúng là sự thật, không biết ông cụ Việt hiện về là để chỉ dẫn hay là điềm báo muốn báo cho dân làng ta biết về một sự kiện gì đó đang âm thầm sảy ra?

Ông Nghĩa nghe tới đây cũng khẽ thở dài đáp

- Lần đó cháu còn phát hiện ra thêm dữ kiện gì không?

- Không ông à, mọi chuyện cứ mơ hồ không thể xác định được.

- Ông đang nghĩ, lão Nguyên là người có liên quan gần nhất đến sự kì lạ của làng dạo gần đây, lão ta cũng là kẻ khá là khó đoán, nên để ý lão hơn chút.

- Không ông ạ, ngoài bản chất tham lam ra lão còn là một người nhát gan, hèn hạ, cháu đã nhiều lần thăm dò, nhưng kết quả vẫn là như vậy thôi.

- Không thể chủ quan được, càng là những kẻ tưởng chừng như vô hại ấy lại chính là kẻ đứng sau mọi chuyện, cứ cẩn thận thì tốt hơn.

- Vâng, cháu hiểu rồi ạ.

Nói xong cả hai ông cháu cùng rảo bước thật nhanh về nhà, tránh đi cái nóng đang đổ xuống đầu. Vừa đi ông Nghĩa vừa suy nghĩ về chuyện của lão Hà, một cảm giác bất an hiện lên rất mờ nhạt, có vẻ như làng đang chuẩn bị gặp một đại họa nào đó, chìm trong suy nghĩ hai ông cháu đã về nhà từ lúc nào.

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play