- Tùng này!.
- Hửm!.
- Tao có tí việc riêng gần đây\, mày chở tao qua chỗ đấy được không?.
- Việc gì?. Sao lại ở gần đây?. Với lại\, sao bây giờ mày mới nói?.
- Đâu. Như này!. Là chuyện của mẹ tao\, mẹ tao nhờ từ ở nhà rồi sau đó mải chạy lên đây chơi với mày nên chưa làm được\, xong rồi cũng quên bẵng luôn. Nãy ngồi ở nhà anh B\, tao gọi điện về nhà\, mẹ nhắc mới nhớ!. Mẹ tao đang hơi ốm nên không tự đi được. Với lại\, tao cũng đã hứa là làm cho mẹ rồi.
- Thế tóm lại là cái việc gì!. Bố mày nghe mãi vẫn chưa hiểu là việc gì!.
- Rồi\, rồi\, gượm đã!. Tao chưa nói hết thằng cờ hó này!. Chả là\, việc này nó có liên quan đến tâm linh\, nên hơi khó nói. Mà mẹ tao kỹ tính lắm\, nên tao không tiết lộ cụ thể cho mày biết được\, mất linh. Việc mẹ tao bảo là đi tìm một người thầy đồng\, bói toán gì đấy để thỉnh một vài việc riêng trong nhà. Mấy nay bận quá\, giờ thì tao tìm được rồi. Nãy hỏi bà cụ mẹ anh B chỉ cho một thầy\, vừa may lại ở gần đây luôn mày ạ!. Tiện thế này thì đi luôn!. Ok?.
- Sao không để về bên Thái Nguyên mẹ tao chỉ cho cả đống!. Mà ở quê mày không tìm được ai hay sao phải lên tận đây?!.
- Bó tay...thằng cờ hó này!. Nãy vừa bảo xong!. Tao chả bảo là mẹ tao đang ốm rồi thây!. Hôm đó láu táu nhanh mồm nhanh miệng bảo " để con tìm cho\, mẹ chỉ cần ra thánh chỉ thôi!". Haizz!. Xong rồi ai ngờ là lại chạy lên đây với mày luôn nên chưa đi được!.
- Rồi...Tôi biết rồi!. Than thở mãi!. Where?. Nôn địa chỉ ra rồi tra google map đi ông nội!.
- Oke!. He he!.
- Xem nào....!. Bà cụ bảo ở gần giếng mắt rồng\, đối diện bảo tàng Vĩnh Phúc mày ạ!. Cứ đến chỗ đấy rồi hỏi người dân xung quanh họ chỉ nhà người thầy cho. Trên đường Lý Bôn này luôn\, mày chạy thẳng đi\, đến ngã ba rẽ trái nhá!. Sắp đến rồi!.
- Oke!.
Thằng Tùng nhiệt tình giúp sau một hồi giải thích ỉ ôi của tôi, không thắc mắc thêm gì nữa. Cũng may là gần, hú hồn, sao lần này gặp may thế không biết. Tôi thở phào nhẹ nhõm, tiếp tục nhìn google map chỉ đường cho thằng bạn. Khoảng 15 phút sau chúng tôi đã tới điểm đích, chính là cái giếng mắt rồng mà bà cụ đã nói. Thực ra, tôi chỉ nghĩ đơn giản cái giếng ấy là một cái giếng bình thường mà mỗi làng, mỗi xóm ngày xưa thường có, chắc là giếng cổ. Thế nhưng khi nhìn tận mắt cái bảng thông báo được khắc trên một cái cột thấp gần khu vực cái giếng tôi mới biết nó không đơn giản chỉ là một cái giếng cổ bình thường. Tôi đọc hàng chữ in trên bảng:
" Giếng Mắt Rồng
Thế Kỷ XVIII
Phường Ngô Quyền - Thành Phố Vĩnh Yên
Tu Bổ, Tôn Tạo Ngày: 11-12-2006
( 21-10-Bính Tuất ) "
- Ồ\, hoá ra là di tích văn hoá - lịch sử!.
Tôi trầm trồ, cảm thấy khá thú vị về cái giếng cổ này, bèn đi lại khu vực chỗ cái giếng thăm thú một lát, chưa vội vào việc chính ngay. Thằng Tùng thì không chờ tôi bảo, nó đã nhanh chân vọt ra ngó nghiêng bên thành giếng từ đời nào rồi.
- Uầy\, lại đây xem mày!. Nước xanh biêng biếc luôn này!.
- Ừm!. Như ngọc bích ấy nhỉ!.
- Giếng to vãi!. Mà nước cạn thế không biết!. Trơ cả đáy!.
Thằng Tùng xuýt xoa. Tôi đi vòng quanh miệng giếng một lượt, cái giếng cổ này kích thước khá lớn. Đường kính chắc cũng phải bốn hay năm mét gì đấy. Lòng giếng sâu bảy mét, chia làm ba cấp. Cấp 1 - đáy giếng được rải một lớp sỏi tự nhiên. Cấp 2 - được lát đá Hải Lựu. Cấp 3 - tang giếng được xây phục hồi lại như cũ ở thế kỷ XVIII, rất khoẻ, chắc chắn và đẹp đẽ. Cái này là tôi nghe trên loa phóng thanh của phường đang vang vang phát ra ở cây cột điện phía bên kia đường. Như thế, khách du lịch tới thăm quan sẽ tự động được nghe mô tả về cái giếng mà không cần có hướng dẫn viên du lịch. Tang giếng còn có cửa rộng hơn một mét dẫn xuống bên dưới. Nhìn chung tổng thể kiến trúc khá là đẹp và mang tính thẩm mỹ, đều được chính quyền ở đây tu bổ, phục dựng lại như thuở ban đầu.
Ngoài hai thằng bọn tôi ra còn có vài người khách du lịch tới thăm thú, trong đó có cả người nước ngoài. Một ông tây râu quai nón, mũ phớt, kính đen còn trèo cả lên thành giếng giơ gây chụp ảnh lên tự sướng. Thấy thế, thằng bạn cờ hó của tôi cũng bắt chước trèo lên đi đi lại lại trên bờ giếng. Tôi cười mỉm nói với ra:
- Ê thằng kia\, coi chừng lộn cổ bây giờ!.
Nó ngoái cổ lại ném cho tôi nụ cười giễu cợt rồi mon men lại chỗ anh tây ba lô xì xồ làm quen, chụp ảnh. Còn tôi thì nhìn ngó xung quanh xem dân tình chỗ này thế nào. Vị trí cái giếng nằm ngay trên con đường dẫn vào một ngách của phường Ngô Quyền. Đối diện với nó, phía bên kia con đường nhỏ là bảo tảng Vĩnh Phúc. Xung quanh thì có nhà hàng, khách sạn đầy đủ cả. Tự nhiên tôi lại thấy cái giếng có phần lạc lõng giữa chốn phồn hoa đô thị này. Giống như cái bình dị, cổ xưa, tĩnh lặng nằm xen lẫn giữa cái ồn ào, tươi mới, nhộn nhịp và hào nhoáng.
- Giếng thần đấy!. Không chỉ có một mà còn một cái nữa cơ!.
- Ơ...à\, chào cụ ạ!.
Tôi hơi giật mình, có một cụ ông tới đứng bên cạnh từ lúc nào mà không hay. Chắc là do tôi đang mải mê suy nghĩ. Ông cụ chắc có nhà ở gần đây.
- Giếng này là giếng thần luôn cơ à cụ?.
- Ừm!. Là mắt Rồng đấy!. Xưa kia\, cái vùng này tổ tiên gọi là đồi Cao hay còn gọi là núi An Sơn. Vốn là một khu rừng già rậm rạp\, nhiều loại gỗ quý nguyên sinh\, dân cư còn thưa thớt. Khoảng thế kỷ XIII\, có một nhà sư đến núi này lập một am nhỏ để tu hành. Sau đó nhà sư đã vận động người dân đóng góp và xây dựng một ngôi chùa lớn để thờ phật\, đặt tên là Ngũ Phúc Tự - chùa Ngũ Phúc\, để cầu cho vùng này được hưởng năm phúc lớn\, chính là: Phú - Thọ - Lộc - Khang - Ninh. Nhưng sau khi chùa Ngũ Phúc làm xong\, thời tiết bỗng trở nên bất thường\, nắng nóng khô hạn\, mất mùa đói kém\, dịch bệnh hoành hành... Bà con Vĩnh Yên liền kéo nhau lên chùa trách cứ nhà sư là tại xây dựng chùa mà làm động long mạch. Song nhà sư ấy vẫn khoan thai mà nói với người dân rằng: " núi An Sơn này vốn là đầu một con rồng hiện đang ngủ\, mắt rồng chưa mở nên thỉnh thoảng thời tiết sẽ bất thường\, xảy ra khô hạn\, dịch bệnh là vì thế. Để tránh điều đó\, nhân dân hãy cùng nhà chùa đánh thức rồng dậy. Khi mắt rồng mở ra\, thì nơi này sẽ trở thành nơi Địa linh - Nhân kiệt\, mưa thuận\, gió hoà\, người và vật sẽ trên đà phát triển ". Trước tình thế đó\, bà con Vĩnh Yên đành lòng đồng ý và cử mấy chục thanh niên trai tráng cùng nhà sư đánh thức rồng dậy.
- Uầy!. Nghe như truyện cổ tích ấy cụ nhỉ?.
Tôi cười toe toét thán phục. Cụ ông tóc cắt ngắn bạc phơ, chòm râu cũng bạc trắng, móm mém khoát tay phều phào nói tiếp:
- Chưa hết\, chưa hết!. Một hôm\, vào ngày lành giờ thiêng\, nhà sư trụ trì chùa Ngũ Phúc làm lễ rồi dẫn mấy chục người thanh niên Vĩnh Yên đến hai địa điểm ấy mà bảo rằng: " Đây là mắt rồng\, các tín chủ hãy đào đất ở đó lên\, khi nào thấy nước phun trào ra\, thì đó chính là rồng đã mở mắt!". Tuy bán tín bán nghi nhưng các thanh niên vẫn cùng nhau im lặng cuốc đất theo hướng dẫn của nhà sư. Quả nhiên\, cuốc chưa được sâu là bao mà đã thấy ộc ra một dòng nước trong suốt phun trào lên lênh láng. Mạch nước trong\, chảy mãi không ngừng. Thấy vậy\, nhân dân Vĩnh Yên bèn bảo nhau đắp bờ lại giữ nước trở thành giếng để lấy nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày và từ đó gọi là giếng Mắt Rồng.
- Vậy chắc là\, kể từ đó trở đi\, thời tiết\, rồi mùa màng ở nơi đây đều trở nên thuận lợi\, không còn dịch bệnh nữa đúng không hở cụ?.
- Phải\, phải!. Đúng như tiên đoán của nhà sư\, thời tiết ở đây rất tốt\, mưa thuận gió hoà\, cuộc sống phát triển. Cậu cũng thấy đấy\, vì thế mà chùa Ngũ Phúc và hai giếng Mắt Rồng rất được người dân Vĩnh Yên coi trọng và giữ gìn. Hà hà!.
Cụ ông chắp tay sau lưng, nở nụ cười khàn khàn trầm đục, ánh mắt nhăn nheo nhìn xuống lòng giếng nơi có dòng nước xanh ngắt như ngọc bích lấp lánh, biểu lộ sự tôn kính và quý trọng. Tôi cũng khẽ mỉm cười, thực sự như vừa được nghe một điển tích về lịch sử, cội nguồn của cha ông. Bỗng lại có một tiếng nói réo rắt từ đằng sau lưng vọng tới:
- Bố!. Bố lại chạy ra đây rồi!. Khi đi con đã dặn là ngồi yên trong nhà rồi cơ mà!. Y như rằng\, về là lại không thấy đâu. Kiểu này sau con khoá cửa thì đừng có mà ca cẩm làm gì!.
Cả tôi và ông cụ đều quay đầu lại nơi có tiếng nói lảnh lót vừa phát ra. Một người phụ nữ tuổi trạc trung niên bận áo chống nắng style Ninja Lead đang thoăn thoắt bước tới, tôi không tài nào nhìn rõ được mặt bà cô vì phần mặt che chắn quá kỹ càng. Tới nơi, bà cô mới gỡ cái kính râm to như đít chai xuống, nhăn nhó trách cứ ông cụ:
- Thế bố có về không?. Nhanh con còn đi việc!.
- Dạ\, cụ cũng mới ra đứng với cháu được vài phút thôi ạ!.
- Cậu là ai?!.
Bà cô hỏi tỉnh bơ, tôi đành gãi đầu đáp:
- Cháu\, cháu tới thăm quan giếng\, tình cờ gặp cụ ở đây\, rồi đứng nói chuyện với cụ một lát. Cụ kể chuyện cái giếng hay lắm cơ!. Tuổi này mà trí nhớ vẫn còn minh mẫn thế là quý lắm ấy!.
Tôi ra vẻ trầm trồ, bà cô chép miệng cái chẹp, nói tỉnh bơ làm tôi tụt cả hứng:
- Bệnh người già nó thế chứ minh mẫn cái nỗi gì!. Chuyện ngày xửa ngày xưa thì nhớ như in ấy thế mà việc sinh hoạt rồi con cháu thì có nhớ gì đâu\, lẫn nặng rồi ấy cậu giai ơi!. Ông cụ nhà tôi cứ có cái bệnh là hễ thấy có khách hay người lạ tới thăm thú cái giếng này là lại lọc cọc chạy ra kể lể. Hôm nào cũng như hôm nào nó thành cái thói quen rồi. Chỉ nhớ mỗi cái truyện xưa xửa xừa xưa ấy thôi.
- Vậy...vậy ạ!.
Tôi cười khan, liếc mắt nhìn ông cụ. Đúng là có vẻ hơi lẫn thật. Như sực nhớ ra điều gì tôi tranh thủ luôn:
- À cô ơi!. Cho cháu hỏi thăm chút!. Cô nhà ở gần đây có biết cô Mai\, làm nghề thầy bói\, nhà cũng ở trong lối này không ạ!. Sau đầm Chúa!.
- Cô Mai à...?. Có đấy!. Nhà ở cuối hẻm này này. Đi kịch đường đến ngã ba rẽ phải rồi đâm thẳng xuống cuối là đến phủ cô ấy.
- Vậy ạ!. Cháu cảm ơn cô!. Hi hi!.
- Đi xem bói hả?.
- À vâng!. Cháu đi hộ mẹ!. Mẹ cháu đang bị ốm\, không đi được!.
- Ừm!. Thôi tôi xin phép!. Đưa ông cụ về kẻo nắng. Đấy!. Có biết nắng mưa gì đâu\, ngày nào cũng như ngày nào đều lọc cọc đi ra cái giếng này đứng một hồi\, thơ thẩn một mình. Nói dại chứ nhỡ không có ai\, xơ xẩy ngã xuống giếng thì có chết không!. Khổ con cháu mà ảnh hưởng cả đến giếng thần nữa!.
Bà cô than thở, hoá ra cũng tin vào cái giếng này đấy chứ. Thế mà tôi còn tưởng con người bề ngoài nhìn sành điệu và hiện đại thế này thì thường không để tâm tới những thứ cổ xưa, lỗi thời. Quả là nông cạn rồi. Tôi lắc đầu cười mỉm thong thả nhìn theo bóng bà cô đang đỡ ông cụ bước đi. Thằng Tùng vui vẻ với ông tây xong lúc này mới chạy tới vỗ bộp vào vai tôi hóng hớt:
- Nãy giờ thấy mày đứng thì thầm gì với hai người kia thế?.
- À!. Tính cưa cẩm con gái bà ấy!.
- Nói láo tao lại tát cho phát giờ!. Hỏi được địa chỉ nhà ông thầy kia chưa\, chơi nấy đủ rồi\, đi nhanh còn về!.
- Cô chứ ông cái gì\, thằng này!. Hỏi được rồi\, giờ thế này\, mày chở tao xuống cuối con hẻm này rồi để tao ở đấy\, tao đi bộ vào phủ cô Mai. Còn mày lên đầu hẻm vào quán game chơi mấy trận đi\, xong việc tao a lô qua đón. Ok?.
- What!. Sao đuổi tao\, bộ tính ăn mảnh con gái bà đồng hay gì?.
- Mày nói nhăng nói quậy vừa thôi!. Tao đã nói là mẹ tao đã dặn dò kỹ là không được để người ngoài biết\, mất linh. Gì chứ tâm linh mẹ tao kỹ lắm. Nhỡ bây giờ cho mày theo vào cùng\, rồi về việc xôi hỏng bỏng không\, vừa mất công tao với mày vừa không được việc cho nhà tao. Đấy\, mày cứ nghĩ đi!.
Tôi làm điệu gay gắt nói một tràng với nó, ra vẻ nghiêm túc lắm. Thằng cờ hoá xoa xoa cằm giây lát, liếc mắt dòm tôi một hồi rồi cũng xuôi xuôi chép miệng:
- Thôi được!. Vì liên quan đến người lớn nên tao cũng không nhây làm gì!. Lên xe!. Nhanh nhanh còn về kẻo hết chiều!.
Tôi thở phào, nhoẻn miệng cười leo lên xe ôm lấy eo nó như thể người yêu vừa nhõng nhẽo thành công tên bạn trai khó tính. Nó cau có hất tay tôi ra, chửi bới ầm ĩ:
- Tiên sư mày!. Càng ngày càng dặt dẹo thế hở con?!. Ngồi xê ra!.
Tôi cười ha ha, càng vì thế làm tới hơn, lấy làm thích thú lắm. Thằng cờ hó này cục mịch mà cũng dễ tin người thế không biết. Nó nổ máy phóng vù đi miệng còn chưa ngớt lời phỉ báng tôi thậm tệ:
- Bóng long xiên!.
- Ừ đấy!. Mày không biết à\, tao yêu màu tím\, thích màu hường\, sống nội tâm và ưa tự sướng!. Há há.
- Thôi đi thằng khỉ!. Ưa thủ dâm thì có!. Tiên sư mày!. Ngồi xa bố ra!!!.
- Ha ha ha....
Updated 30 Episodes
Comments