"Huyền thoại"

“Hà Gia Bách!”

Tiếng thước kẻ gõ mạnh xuống bàn, dội thẳng vào tai Gia Bách. Cậu

giật mình tỉnh giấc, chậm chạp ngồi thẳng. Hai mắt díu lại, không thích ứng

được với ánh nắng ban trưa gay gắt rọi qua ô cửa sổ lớp học. Một bên má của cậu

hằn đỏ vì tì lâu xuống mặt bàn, cần cổ tê rần.

Cậu mơ màng nhìn vẻ mặt giận giữ của cô giáo văn học cùng với

tiếng cười khúc khích của đám bạn trong lớp.

Ồ, cậu biết chuyện gì đang diễn ra rồi. Cậu lại ngủ gật trong giờ

văn.

Gia Bách đưa mắt nhìn chiếc đồng hồ treo tường sau bàn giáo viên.

Mới lúc nãy kim dài chỉ  số ba, chớp mắt một cái đã nhảy sang số bảy. Cậu

ngủ bẵng tự lúc nào. Như bị đánh thuốc mê. Cậu không hề cố tình coi thường cô.

Hiển nhiên cô giáo không nghĩ vậy. Giáo viên chỉ có ấn tượng với

hai loại học sinh, học sinh giỏi và học sinh cá biệt. Lắm khi còn dành sự chú ý

cho học sinh cá biệt hơn hẳn học sinh giỏi. Trong ấn tượng của cô giáo dạy văn,

cậu học sinh cao lêu nghêu này luôn không tập trung trong giờ, thường hay ngủ

gật và làm việc riêng. Bài kiểm tra thì họa hoằn lắm mới được trên trung bình,

chữ nghĩa thì cẩu thả khiến người ta phát bực.

Trưa hè oi ả, chiếc quạt trần lờ vờ không đủ xua tan cái nóng, cô

giáo càng thêm phát hỏa.

“Tỉnh ngủ chưa? Đứng lên cho tôi.”

Gia Bách đứng dậy. Cậu rất cao, đỉnh đầu chiếu thẳng tới cái nan

hoa thứ hai trên của sổ, nghĩa là cậu phải cao gần 1 mét 90, là học sinh cao

nhất lớp, không, có lẽ là nhất khối, nhất trường cũng không biết chừng. Nhưng

cũng vì quá cao mà tạo thành thói quen cúi đầu khi nói chuyện với người khác,

thành ra trông hơi gù. Mặt không cảm xúc, hơi đờ đẫn, dưới mắt có quầng thâm

như thiếu ngủ. Đồng phục chỉnh tề, áo sơ mi sơ vin vào chiếc quần màu tím than

rộng. Tóc ngắn gọn gàng. Dù nhìn thế nào cũng không giống học sinh hư chuyên

gây rối. Cô giáo đã dạy văn cho lớp cả một năm trời, hiển nhiên cũng biết Gia

Bách thực tình là kiểu học sinh an phận điển hình, không nổi bật, giáo viên nói

gì nghe nấy, chẳng thể hiện bao giờ. Chỉ là thiếu chút i-ốt văn.

Cô hạ giọng nhắc nhở cậu, cũng không nhớ nổi đây là lần thứ bao

nhiêu rồi. Gia Bách phối hợp cúi đầu nghe. Đám bạn trong lớp thấy vậy thì càng

mừng, cô mất thời gian với cậu thì càng chóng hết tiết. Thú thực họ cũng mệt

lắm rồi. Đây là tiết học cuối cùng trong ngày, cũng là tiết cuối của lớp 10.

Sau buổi học này sẽ là kỳ nghỉ hè mà họ hằng mong đợi.

Còn 10 phút nữa trước khi chuông báo hết tiết reo thì loa thông

báo của trường phát:

“Học sinh Nguyễn Văn Nhâm lớp 11A và Hà Gia Bách lớp 10B lên văn

phòng có việc gấp.”

Cả lớp xôn xao, ánh mắt đổ dồn vào Gia Bách. Cậu thì vẫn đứng ngẩn

ra đó chẳng có chút động tĩnh, hệt như người được gọi tên ba lần trên loa không

phải cậu.

Cô giáo hắng giọng.

“Bách, em lên văn phòng đi.”

“Vâng.”

Cậu đáp gọn rồi lặng lẽ đi ra lối cửa sau.

Dãy nhà trường học một tầng với số học sinh ít ỏi. Cây trong sân

trường cao vượt tòa nhà, che một khoảng sân rộng. Cùng với đó là lớp tường phủ

vôi vàng lở loét, đủ để thấy ngôi trường này đã được xây dựng từ lâu.

Trường cấp 3 Phước Ninh xây từ 40 năm trước. Nhưng ngoài lịch sử

lâu bền thì chẳng còn gì đáng tự hào. Trường Phước Ninh thuộc xã Phước Ninh,

tỉnh Quảng Nam. Là một trường làng nhỏ, không có nhiều giáo viên giỏi bởi cách

đây 35 kilomet là một trường trung học phổ thông chuyên, bất cứ học sinh và

giáo viên có bản lĩnh thì đều quy tụ ở đó.

Thực ra Gia Bách đã có thể là một trong số họ. Cuộc thi vào lớp 10

cậu đỗ trường chuyên nhưng trường chuyên quá xa nhà. Nếu muốn theo học, cậu sẽ

phải thuê trọ một mình, mà với cái tính cách lầm lì này của cậu có phải được

nửa tuần là chết khô rồi không? E sợ điều này, bố mẹ Gia Bách đã chọn trường

Phước Ninh cho cậu.

Trước tòa nhà giáo viên, Gia Bách gặp Nguyễn Văn Nhâm lớp 11A. Hai

người vốn không quen biết, nên gặp nhau chẳng ai nói gì, cùng đi vào văn phòng

giáo viên. Ngay khi nghe được thông báo, Gia Bách đã biết mình được gọi tới vì

việc gì rồi.

Thầy giáo đặt trước mặt Gia Bách và Nhâm hai tập tài liệu.

“Thầy chọn hai em đại diện trường tham gia cuộc thi học sinh giỏi

cấp cụm môn toán lớp 11 và lớp 12.”

Năm sau Gia Bách lên lớp 11, Nhâm lớp 12 nên thầy giáo muốn họ

chuẩn bị luôn từ bây giờ.

Tuy đối với cô giáo môn văn Gia Bách là tội đồ, nhưng với thầy

toán cậu luôn là công thần. Nếu cô văn nghĩ phải vớt vát mãi điểm của cậu mới

miễn cưỡng qua trung bình thì thầy toán lại cho rằng trường Phước Ninh này hoàn

toàn không xứng tầm với khả năng của Gia Bách. Học lệch thảm hai đại khái chính

là thế này.

Thầy giáo dặn kỹ hai người ôn luyện tập đề nâng cao này trong dịp

nghỉ hè và tầm quan trọng của việc khởi động trước kỳ thi. Dù nói với cả hai

nhưng thầy nhìn Gia Bách lâu hơn hẳn. Nhâm chỉ khá hơn trình độ học sinh của

trường một chút thôi, còn Gia Bách chính là thần đồng đầu tiên mà thầy từng

được tận mắt trông thấy. Đối với các môn tự nhiên, toán học, vật lý, hóa học,

sinh học, điểm của cậu luôn đạt tuyệt đối. Điều này chưa đủ để đánh giá, bởi đề

thi của trường Phước Ninh thực tình quá đơn giản, không khác gì bài cơ bản

trong sách giáo khoa. Nếu không phải một lần thầy bắt gặp Gia Bách lặng lẽ giải

đề Olympic toán nâng cao thì làm sao phát giác. Cậu ẩn mình quá kỹ nên suốt năm

lớp 10 thầy không nhận ra thực lực của cậu. Mà Gia Bách cũng chẳng hăng hái tự

tiến cử nên lỡ mất kỳ thi học sinh giỏi lớp 10. Sau một năm quan sát, thầy giáo

quyết tâm bồi dưỡng Gia Bách để làm điểm sáng cho trường Phước Ninh. Biết đâu

vì thế mà năm học sau điểm chuẩn của trường nhích thêm một chút thì sao.

Nghĩ vậy, thầy cũng buột miệng nói:

“Các em không cần phải áp lực, thực ra khóa trước của trường mình

cũng có một chị đi thi, lại còn được giải cấp tỉnh môn văn, đánh bại cả một lô

học sinh trường chuyên. Chỉ cần cố gắng, không có gì là không thể.”

Chuông tan học đã reo vang, học sinh ồn ã rời khỏi cổng

trường.

Thầy cố dặn thêm đôi điều. Mãi sau mới để Gia Bách và Nhâm rời văn

phòng.

Hai người cùng bước trên hành lang tòa nhà hành chính. Nhâm hào

hứng bước nhanh, Gia Bách lờ vờ nhưng sải chân dài hơn nên hai người đi song

song.

Đột nhiên Nhâm phì cười, huých vai Gia Bách. Cậu từ từ dừng lại,

quay đầu nhìn.

“Này, chú có để ý lời thầy vừa nói không? Về cái chị khóa trên

được giải văn cấp tỉnh ấy.”

Cậu gật đầu.

Nhâm đứng sát cạnh Gia Bách, nhỏ giọng.

“Thầy khoe vậy kỳ quá.”

Thấy mặt cậu nghệt ra, Nhâm kinh ngạc.

“Ô, chú không biết chị Uyên Ý à?”

Gia Bách chần chừ giây lát rồi gật đầu. Nhâm thốt lên.

“Chị Uyên Ý là huyền thoại của trường Phước Ninh này đấy.

Mà...nhìn cậu thế này chắc...à, năm nhất chắc không để ý.”

Trong bảng tin tại phòng truyền thống của trường, một bức ảnh ép

plastic đặt trang trọng ở chính giữa. Trên đó là hình một nữ sinh mặc đồng phục

trường Phước Ninh, mái tóc đen dài buộc cao, đứng trên sân khấu trường, cầm

trên tay bằng khen tặng giải nhì học sinh giỏi văn cấp tỉnh. Nước ảnh hơi cũ,

hình không sắc nét. Lại là ảnh tập thể nên nhìn không rõ gương mặt. Chỉ biết nữ

sinh cười mỉm nhàn nhạt đứng ở trung tâm bức hình chính là Uyên Ý.

Nhìn niên khóa dưới bức hình, ‘huyền thoại Uyên Ý’ học trên Gia

Bách 4 khóa.

Trong lịch sử 40 năm của trường Phước Ninh chưa ai từng vượt qua

cấp cụm chứ đừng nói là được giải cấp tỉnh. Đây chính là vinh dự lớn lao của

ngôi trường nhỏ bé này.

Tuy nhiên, chừng đó thôi chưa đủ để Uyên Ý được gọi là ‘huyền

thoại’.

Quả thực Gia Bách hướng nội, không giao du, bạn bè chẳng mấy nhưng

chưa đến mức không biết Uyên Ý là ai. Sự xuất hiện của cô là tiêu điểm của cả

cái xã nghèo này chứ đừng nói là riêng một trường cấp ba nho nhỏ.

Gia Bách quay về lớp học, tất cả đã về hết. Đèn quạt đều tắt, dưới

sàn đầy rác vụn, vỏ bánh kẹo. Dường như họ có một buổi liên hoan. Các bạn không

để phần cho cậu. Sách bút của Gia Bách vẫn ở vị trí cũ. Cậu lặng lẽ về bàn của

mình thu dọn sách vở rồi đi khỏi lớp, không quên khép cửa.

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play