Chương 2: Làng quê

"Cô ơi! Cho lão đón cháu với!" Một cụ già  dáng người nhỏ nhắn hơi gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu tiều tụy lên tiếng.  Lưng bà hơi còng xuống, nước da bà bị nắng cháy sạm màu và đã trổ đồi mồi, đôi mắt hơi đùng đục, đứng trước cửa lớp mẫu giáo nói vào bên trong. Cô giáo trông trẻ nghe thấy thế liền nhận thức bà cụ, đi vô dẫn ra đứa nhóc chỉ tầm ba tuổi, miệng vẫn đang ngậm que kẹo mút đi tới. Vừa nhìn thấy cụ, nó đã hân hoan vui sướng vỗ tay, lập bậy chay tới sa vào vòng tay ấm áp

"Cụ... cụ ơi! Cô cho con kẹo này!" Nói xong. đứa bé tay chỉ vào que kẹo, cười tít mắt. Bà cụ thấy cháu trai vui sướng thích thú, bản thân cũng hạnh phúc biết bao, nhẹ nhàng xoa đầu, dắt nó ra về, nhưng không quên nhắc nhở: "Chào cô đi con!"

"Con chào cô!"Bé trai hai tay khoanh vào nhau, cúi người lễ phép hô lớn rồi chạy lẽo đẽo sau lưng bà cụ. Hai bà cháu nắm tay nhau men theo con đường làng nhỏ hẹp, quanh co, uốn lượn, chậm rãi thong dong bước đi. Điều này cũng thật là dễ hiểu bởi họ được sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo mới bắt đầu thay đổi được vài năm trở lại đây. Con đường làng mỗi chỗ một kiểu, đoạn thì đường đất, đoạn đổ xi măng lẫn lộn. Hai bên đường  cỏ cây mọc kín lối, ẩn hiện trong đó là những ngôi nhà mái bằng cũ kĩ xuống cấp ọp ẹp. Thi thoảng lắm mới bắt gặp được mái ngái đỏ ngày xưa. Nghe các cụ cao tuổi kể lại, khoảng thời gian những năm 2000- 2001, làng mình mới đủ ăn đủ xài, dần dà thừa ra, gom góp từng chút tích lũy, xây lại nhà cửa cho con cháu có chỗ ăn chỗ ở đàng hoàng nên thành ra bộ dạng ngày hôm nay.

Trở lại hai bà cháu, một già một trẻ đi được mấy phút đồng hồ bất giác đã đến giữa làng,tới nơi.  Bà cụ mở cổng, cúi xuống dặn dò đứa bé vài câu liền đẩy nó đi vô trong, bản thân xoay người trở về mái ngói của mình. Nhóc con mới đi vào đã thấy từ trong nhà đi ra bóng người khoảng ngoài năm mươi, nhìn nó. Thấy đứa bé đi về, miệng vẫn mải mút que kẹo mãi chưa đi vô, bà liền bỏ xuống cái thúng kẹp bên hông bước tới hỏi:

"Bi về lúc nào đó? Cụ đón Bi à?" Người đó chính là bà ngoại của đứa nhỏ, thân hình hơi nhỏ bé, gương mặt hiền hậu trìu mến nhìn nó. Còn bà lão khi nãy đón nhóc về lại là cụ ngoại, sang năm đã là bảy mươi sáu mùa xuân xanh. Mà Bi vốn không phải tên thật của nó, nguyên do khuôn mặt thằng bé tròn trịa mũm mĩm, lại thêm mái tóc cắt cua cho nên mới gọi như thế. Đứa bé dường như rất thích cái tên đó, mở miệng nói chuyện đều dùng "Bi", thỉnh thoảng quên luôn tên thật,  Nó tên họ vốn là Chu Hoàng Long, nhà ngoại họ Nguyễn Văn, ở trong làng này xem như khá giả, tổ tiên xuất thân buôn bán, trước đây có vài cửa hiệu ở thị trấn. Mấy năm trước, mẹ đứa nhóc lên trên Hà Nội làm ăn tìm kiếm cơ hội đổi đời, tình cờ quen được một người đàn ông, cuối cùng sinh ra nó. Do công việc bận rộn vất vả, bố mẹ Long quyết định đưa nhóc về quê nhờ hai ông bà ngoại chăm sóc, đồng thời tránh xa sự xô bồ của chốn thành thị.

Bà ngoại Long người ở Vũ Thư Thái Bình, chỉ giỏi nội trợ chăm lo bếp núc đồng ánh, đúng như tiêu chuẩn nàng dâu của các cụ thời xưa. Tuy nhiên, ông ngoại lại hoàn toàn khác biệt. Năm mười bảy tuổi dứt áo ra đi, bôn ba tứ phương lập nghiệp, làm đủ mọi công việc miễn là sống được qua ngày. Đến khi hai mươi ba, ông được nhận vô biên chế làm công nhân, xuất ngoại đi đây đi đó mở mang tầm mắt, ngắm nhìn thế giới màu sắc ngoài kia. Từ Liên Xô, Hungary, Ukraina, Đức... ông đều đã đặt chân tới, thậm chí còn làm lại tổ nghề gia tộc kinh doanh buôn bán tại đất trời phương Tây. Cuối năm bảy mươi tám ngày trở về, nhà ông là hộ đầu tiên trong làng xây được nhà mái bằng, được bà con xóm làng  khắp nơi khen ngợi, ngưỡng mộ nể phục. Tiện tay, ông còn xây cho mẹ một căn tương tự tuy nhiên bị từ chối, chỉ đành làm thêm ngôi nhà mái ngói theo ý cụ bà. Căn nhà kia để lại cho em trai mình cùng vợ con sinh sống ở lại.

Long sau khi vào nhà, được bà ngoại mang đi tắm rửa sạch sẽ thơm tho phía sau, liền ba chân bốn chẳng chạy nhanh lên nhà, ngồi xem ti vi. Bây giờ đã sáu giờ tối, chỉ còn nửa tiếng đồng hồ nữa là tới giờ cơm nước, cơm nước xong xuôi lại mất thêm ngần ấy thời gian. Đến lúc đó vừa tròn bảy giờ, VTV3 chiếu thời sự thời điểm mà nhà lại chỉ có duy nhất chiếc ti vi lồi. Cho nên thằng bé tranh thủ một tiếng đồng hồ đến xem hoạt hình. Ngồi khoanh chân ngay ngắn trên chiếc ghế dài, Long thỉnh thoảng lại giơ tay lên trời, nói nhăng nói cuội thích thú, cười tít cả mắt thậm chí lăn lê bò toài, mỗi khi thấy cảnh phim hay ho.

"Bi ơi! Ăn cơm con ơi!" Đang mải mê làm đủ kiểu dáng giống như trên ti vi, nó bị tiếng gọi của ông ngoại đánh thức, kéo lại thực tại. Bất giác quay đầu nhìn lại, đã thấy ông bà đã sớm trải chiếu, bưng mâm, xới cơm đầy đủ, ngồi dưới. Thằng bé liền chạy xuống, ngồi ngoan ngoãn, lấy cho mình chiếc thừa nhựa in hình Doraemon yêu thích, cao giọng, dõng dạc nói:

" Con mời ông bà ăn cơm!" Dứt lời, Long hai tay bưng chiếc bát sắt nhỏ bóng loáng, đầy ắp thức ăn, xúc từng thừa lên ăn. Bữa cơm làng quê toàn những món giản dị quen thuộc, mớ rau muống ngoài đồng, mới hái đem đi luộc. Tôm thì ông ngoại đi thính chiều nay được mẻ lớn hơn cân rưỡi. Bán xong, còn dư hơn năm lạng đều mang về kho. Hai món này tuy đơn giản, bình thường nhưng ăn chung với nhau, nhất là chan thêm ít nước rau vắt chanh, cả nồi cơm đầy đều phải hết. Vì thế nãy giờ, thằng bé phải ăn đến hai ba bát, no căng cả bụng nhưng vẫn muốn xới thêm. Trên mặt dính vài hạt cơm, Long lấy tay nhặt xuống, bỏ vô miệng quay ra thấy ông bà nhìn mình, đành gãi đầu ngượng ngùng, cười hì hì cho qua.

Bữa tối xong xuôi, mâm cơm được bà ngoại bưng xuống bếp, mang đi rửa sạch. Ở nhà trên chỉ có hai ông cháu ngồi nghỉ ngơi với nhau. Ông rót chút chè nóng vô chiếc cốc nhỏ, đưa cho Long, kêu nó thổi đi hẵng uống. Hai tay cầm lấy chén chè, nó nhấp môi thổi nhè nhẹ, thi thoảng hớp thử kiểm tra. Mãi đến khi thấy nước đã nguội hẳn liền uống sạch sảng khoái khen ngon, xin thêm cốc nữa. Hai người đang nhâm nhi ly chè ấm, đột nhiên, từ ti vi phát ra âm thanh quen thuộc đến mức Long còn nói trước một lèo: " Bây giờ là mười chín giờ..."

Hoá ra đã tới giờ chiếu bản tin thời sự hàng ngày, Long sớm đã chán ngán với cái chương trình khô khan buồn tẻ này, gương mặt nhăn nhó, đứng dậy ra ngoài. Ngồi trên chiếc ghế nhựa đỏ bên hiên nhà, nó ngẩng đầu ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya. Hôm nay bầu trời cao vời thoáng đãng, lộ ra những vì sao huyền diệu cùng vầng trăng tựa như chiếc mâm bạc treo trên đỉnh đầu. Ánh trăng bàng bạc chiếu xuống thế gian, nhuộm màu cây cối, làng mạc, sông ngòi. Mọi thứ thật yên bình, êm ả đến dễ chịu, thoải mái.

Long không biết vì sao bản thân mình lại rất thích ngồi ngắm vầng minh nguyệt trên thiên không đến say mê, quên luôn trời đất. Mỗi lần đó đều khiến nó cảm thấy tiếc nuối nhớ nhung quá khứ xa xôi, hoài niệm đoạn kí ức đã mất mà chẳng được biết nó là gì. Long luôn cảm thấy đôi bên tồn tại mối liên kết vô hình nào đó, chỉ cần đủ lâu liền nhớ ra gì đó. Đối với chuyện này, nó luôn giữ kín trong lòng chưa từng nói với bất kì ai. Bởi vậy, đến cả bố mẹ ông bà, người thân đều không hay biết gì.

Bỗng nhiên, đứa bé cảm thấy đau đáu mệt mỏi toàn thân khí lực mơ hồ tan biến, đến cả mở miệng cũng không thể. Chỉ đành ngồi yên, nhìn lên bầu trời. Chăm chú quan sát một hồi Long chợt không tin nổi vào mắt mình, muốn đưa tay lên dụi mắt nhưng chợt nhớ ra bản thân tình hình cười khổ. Trên bầu trời, một thân ảnh to lớn, dài ngoằng, vặn vẹo trong không trung, bay lượn. Thế nhưng dường như lại chẳng ai phát hiện để ý, chỉ một mình Long   nhìn thấy. Thứ quái quỉ đó lượn qua lượn lại vài vòng, chợt quay sang trợn đôi mắt nhìn đứa bé rồi mới xoay mình bỏ đi. Lúc này khí lực mới trở lại, Long thân thể trượt xuống, ngồi bịch trên hiên nhà thở hổn hển. Rất nhiều câu hỏi không có lời giải nảy ra trong đầu đứa bé ba tuổi, để nó có chút chịu không nổi. Gạt qua tất cả, Long cố gắng bò dậy leo lại trên ghế lần nữa nhìn lên. Lần này thế nhưng không xảy ra bất kì biến hoá nào, vẫn như cũ bộ dạng, ánh trăng mờ ảo chiếu rọi khắp thôn làng cùng những vì sao lấp lánh.

Long ngồi đó không biết qua bao lâu, nhận thức về thời gian của nó dường như biến mất hoàn toàn. Mãi đến khi ông ngoại lên tiếng goi, thằng bé mới hoàn hồn, nhận ra đã gần hai tiếng trôi qua lúc nào không hay.

"Bi ơi! Đi ngủ thôi con!" Ở làng quê trừ những người đi soi đêm, thông thường đều ngủ rất sớm. Chỉ tầm chín giờ đèn đóm tắt lịm, bóng tối  bao trùm thôn xóm, nhà nhà chìm vô giấc ngủ sau một ngày đồng áng bận rộn mệt mỏi. Tất nhiên, nhà Long cũng không ngoại lệ. Khi nó bước vào, bà ngoài đã mắc sẵn màn, dọn giường sạch sẽ, chỉ cần đánh răng rửa mặt liền đi ngủ. Chiếc giường thuộc loại cỡ vừa dài hơn mét bảy, rộng mét hai đủ để cho hai bà cháu thoải mái nằm nghỉ không sợ chật chội. Trên giường trải tấm chiếu trúc mới tinh mát mẻ, được bác cả của nhà hồi Tết về thăm sắm sửa. Đèn tắt nó chưa thể ngủ được, lại nhớ tới thứ trên bầu trời lúc đó trong lòng dâng lên cảm giác quen thuộc kì lạ, như thể người bạn xa cách đã lâu trùng phùng. Nhưng tất cả chỉ là cảm giác, hơn nữa trong tâm trí của đứa bé ba tuổi những điều đó so với phim hoạt hình bánh kẹo, chẳng đáng nhắc tới. Long bỏ lại  suy nghĩ linh tinh, dần dà nhắm mắt, tự nhủ: "Ngủ thôi!"

Hot

Comments

Thao Le

Thao Le

cuốn

2022-12-03

1

Toàn bộ

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play