Lê tri huyện bị bốn tên lính dẫn đi chém ngay tức khắc. Xong xuôi, lính đem xác Lê ra giữa gò lớn chôn cất tử tế theo lời dặn của Quảng Vương.
Công công huơ huơ cây phất trần, chắp tay thi lễ nói:
"Bẩm vương gia, nô tài là Mạch San, theo lệnh Thái hậu tới đây hầu hạ người"
Vũ Anh gật đầu: "Mạch công công có thể chọn một công việc tùy ý trong vương phủ để làm"
"Tạ vương gia khoản đãi"
Bên ngoài vang lên những tiếng lách xách, hò reo, tiếng bước chân đi tới đi lui dồn dập. Mạch công công còn đang tự hỏi có chuyện gì thì liền nhớ ra hôm nay là Tết Trung thu. "Động tĩnh lớn như này, chắc là cỗ to lắm đây !". Nhưng những gì diễn ra sau đó khiến Mạch công công thực sự bất ngờ.
Vũ Anh đi ra hậu viện tắm gội sạch sẽ, thay bộ quần áo nâu sồng. Trong ánh nhìn vừa lạ vừa quen của mọi người, Vũ Anh nói: "Lễ đã chuẩn bị xong, chúng ta lên chùa"
Chùa ở đâu ?Ở trong làng xã ư ?Thời loạn lạc này không có đâu ! Vậy chùa ở đâu ?Phủ Quảng vương chia nhau ngồi bảy thuyền ngược dòng suối Thụy Liên lên đến chân núi Hồng Sơn kỳ vĩ. Đoàn người lại rồng rắn nối đuôi nhau đi trên con đường 'tử thần' bên núi bên vực quanh co khúc khuỷu mất mười một khắc (một khắc bằng 15 phút) mới lên tới cổng chùa. Gọi là cổng chùa chứ thực ra đó là hai cái cột xây bằng gạch nham nhở, cánh cổng còn thảm hơn cổng huyện thành Quảng Hi hồi lâu: mối mọt đục mục gần hết, gió mưa làm cho cánh cổng đậm màu rêu xanh.
Chùa bên trong còn thảm hơn. Qua bốn điện thờ hoang vắng đổ nát, tượng phật nằm ngổn ngang dưới đất, lư hương đã nguội lạnh từ lâu, màng nhện giăng tứ tung, sân lá cây rụng phủ dày vài thước.
"Vương gia, người có chắc trong chùa còn sư không ?"
"Còn sư không thì ta không chắc, nhưng quả thực đây là ngôi chùa còn lại duy nhất của huyện"
Từ hậu am có tiếng mõ cất lên, não nề và đượm buồn. Mọi người chẳng ai bảo ai vội đi ra sau hậu am. Giữa một mảnh vườn rau xanh là một thảo am 'đêm nằm ngắm trăng' nhỏ xíu. Vũ Anh dừng lại, chắp tay chào:
"Bạch sư phụ, đệ tử chúng con đến cúng dường ngày Tết Trung thu"
Tiếng mõ dừng lại, cánh cửa he hé mở ra. Một vị sư già, râu trắng dài tới ngực, lông màu cũng trắng, tai to, gầy guộc, mắt nhắm nghiền, tay vẫn lần tràng hạt đi ra.
"Xin hỏi, thí chủ là... "
Nói chửa dứt lời, sư già đã há hốc mồm, đưa tay dụi mắt. Người khác có thể không nhìn ra chứ sư già thì nhìn rõ lắm. Trước mắt sư là một chân mệnh thiên tử có ngũ long theo hầu. Đây không thể là vị hoàng thượng ở trong triều kia, vậy chỉ có thể là... Nghĩ tới đây, vị sư già liền chắp tay chào lại:
"Mô Phật ! Quảng Vương đại giá quang lâm, lão nạp lại không ra nghênh đón từ xa, thất lễ, thất lễ rồi !"
"Hòa thượng chớ khách sáo !"
Hòa thượng dẫn mọi người đến một điện thờ phật nằm trên mỏm đá. Điện thờ gồm ba gian, trên nóc điện đặt bức cuốn thư viết ba chữ chân: "Đại Hùng Bảo Điện". Sau một lượt lễ bái, hòa thượng dẫn mọi người đi vãn cảnh chùa, nhưng còn gì đâu mà vãn. Trận lũ hồi tháng năm, tháng sáu vừa rồi đã làm chùa suy sụp hơn. Mạch công công rút bốn tờ ngân phiếu năm mươi lượng từ trong người ra nói: "Bạch hòa thượng, thí chủ con xin quyên góp ít nhiều để sửa sang lại chùa"
"Mô Phật ! Thí chủ có tấm lòng, ta xin nhận. Chỉ tiếc, các sư trong chùa đã bỏ đi hết rồi, có sửa chùa to cũng chẳng được gì"
Trên đường về, mọi người đều rơi vào trầm ngâm, ai cũng đắn đo suy nghĩ về câu nói của hòa thượng. Đến chân núi, ai cũng sựng lại trước một am nhỏ sập sệ, trên viết ba chữ "Sơn Quân Am", phía sau là một đền thờ đã đổ nát, chỉ còn mấy cây cột và cái nền móng. Vũ Anh đi nhanh xuống bến, giọng ngậm ngùi: "Những giá trị tốt đẹp mà cha ông truyền lại, liệu còn mãi ?"
Vũ Anh đảo mắt nhìn cảnh vật xung quanh, giọng như lạc hẳn đi, nói: "Việc này, ta giao cho Mạch công công"
"Nô tài tuân lệnh"
Đoàn người về đến huyện thành thì trời đã tối. Mõ và lính đứng lẫn nhau, đang hò nhau làm việc. Một mâm cỗ lớn được bày lộ thiên, có chuối, có bưởi, có mía, có bánh trung thu... Một đám trẻ đang xúm quanh, ánh mắt lộ rõ sự thèm thuồng.
"Truyền lệnh ta, nhà nhà cùng nhau đi rước đèn, xem múa tứ linh"
Đây có lẽ là cảnh tượng đẹp nhất trong bao nhiêu năm qua ở cái huyện nghèo đến không biết nên dùng từ gì để tả: dưới ánh trăng vàng đang lên, mấy nghìn con người, già trẻ gái trai đều đủ cả đang nô nức đi rước đèn, xem múa tứ linh, cùng nhảy múa hát hò quanh đống lửa lớn. Trên mặt họ lộ rõ vẻ vui mừng phấn khởi, điều mà trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới.
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Tít trên cao dáng tròn xinh xinh
Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng
Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng
Em múa ca vui đón chị Hằng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn này đến cung trăng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn mừng đón chị Hằng
Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm
Em bé nhà ưa đứng quây quần
Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân
Em muốn ăn bốn, năm ba phần
Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng
Ngọt cay như mứt gừng mứt bí
Ăn mát lòng lại thấy vui thêm
Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp
Người vui hoan nói cười hấp tấp
Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm.
(Tìm không ra bài hát dân gian về Tết Trung thu, copy tạm bài này, mọi người thông cảm)
"Vừa ngắm trăng vừa phá cỗ thôi nào mọi người ơi"
Một giọng nói vang lên. Vừa dứt lời, mấy trăm đứa trẻ đã ùa vào những mâm cỗ của chúng. Tiếng nói chuyện, tiếng cười đùa cứ vang lên không dứt.
"Tết Trung thu, đó còn là Tết Đoàn viên, chào mừng người thân trở về sum họp, nhưng hơn hết quê hương huyện Quảng Hi sẽ là một đại gia đình... "
Vũ Anh đứng dậy nói rồi đưa chén rượu lên kính rồi uống cạn. Đúng vậy, quê hương chính là mái nhà lớn, bao bọc, che chở cho tất cả mọi người. Các kỳ lão nhìn nhau, thầm gật đầu tán thưởng. Vũ Anh lại nói tiếp:
"Những đứa trẻ này, hồn nhiên và trong sáng tựa ánh trăng rằm, chúng cũng là những măng non của đất nước này, vậy nên ta muốn từ bắt đầu từ năm nay, ngày này sẽ là ngày tết của chúng, Tết Thiếu nhi"
Updated 30 Episodes
Comments