Ánh đèn của chiếc Rolls-Royce Silver Ghost rọi thẳng vào màn đêm tĩnh mịch, lướt qua con đường đất đỏ hai bên đầy cỏ dại. Tiếng động cơ rít lên trong màn đêm thanh vắng xen lẫn tiếng côn trùng và tiếng gió xào xạc trên những tán cây. Cậu hai Khiêm ngồi sau ghế lái, ánh mắt thoáng vẻ mệt mỏi sau một ngày dài trên Sài Gòn. Hôm nay anh lên Sài Gòn để ký kết nhập một lô hàng máy móc của người Tây về nhà xưởng của nhà Hội Đồng Hoàng. Đêm nay trời trở gió bấc, gió cứ rít lên từng cơn khiến Khiêm ngồi trong xe cũng phải rùng mình, đôi mắt Khiêm chăm chú nhìn đường đi phía trước, mày nhíu lại vì sự mệt mỏi đang bao trùm lên người.
Chợt chiếc xe thắng gấp, những hòn sỏi dưới bánh xe bắn lên tung tóe. Phía trước đầu xe, một bóng hình nhỏ thó, quần áo nhàu nhĩ đang nằm gục trên mặt đường. Khiêm hoảng hốt vội mở cửa xe bước xuống kiểm tra:
"Ai đó? Có sao không?"
Tiếng nói trầm ấm đầy sự lo lắng vang lên trong màn đêm tối. Dưới ánh đèn xe, một gương mặt thiếu niên lấm lem bụi đất, ánh mắt đầy vẻ sợ hại run rẫy ngước lên. Khiêm giật mình, đôi mắt đây vẻ kinh ngạc khi nhìn thấy người trước mặt.
"Hữu? Là em....sao khuya vậy rồi lại ở đây?"
Hữu cắn môi, đôi mắt đã đỏ hoe vì khóc. Giọng nói run rẫy đầy sự yếu ớt.
"Cậu hai..."
Khiêm cúi xuống nâng cánh tay gầy guộc của Hữu lên, tay phủi bớt bụi đất bám trên quần áo của Hữu. Nhìn dáng vẻ tiều tụy và khắc khổ của cậu khiến lòng anh dâng lên một nỗi xót xa không thể nói thành lời.
"Hữu đừng khóc nữa, sao khuya rồi mà em còn ở đây?"
Giọng Khiêm ấm áp và từ tốn như đang dỗ dành Hữu.
"Cha con...cha con trở bệnh nặng, không cử động được. Má kêu con đi tìm thầy lang nhưng mà đêm khuya không ai chịu đi hết. Con không biết phải làm sao nữa."
Nói chưa dứt câu thì nước mắt của Hữu lại lăn dài, Khiêm cau mày nhìn bộ đồ đã sờn rách vá nhiều chỗ bám đầy bụi đất, lại thêm hoàn cảnh khó khăn trăm bề của Hữu mà tim anh cảm thấy đau nhói. Khiêm hít một hơi thật sâu cố giữ bình tĩnh và nói:
"Thôi được rồi, để cậu chở em về nhà rồi chúng ta sẽ tìn ra cách cứu bác Tư"
Ánh mắt Hữu sáng lên nhưng rồi mặt lại cúi xuống đầy vẻ do dự. Khiêm tinh ý nhận ra được Hữu không dám vì sợ làm bẩn xe.
"Hữu, mau lên xe, xe này là xe riêng của cậu."
Dù do dự nhưng sự chân thành và ấm áp của Khiêm khiến Hữu không thể khước từ. Cuối cùng Hữu khẽ gật đầu rồi ngoan ngoãn ngồi ở ghế sau.
Chiếc xe chạy vụt qua trong màn sương nhạt giữa đêm, băng qua những cánh đồng vừa mới gieo mạ. Dừng trước căn nhỏ nằm sâu bên trong ruộng lúa. Căn nhà lụp xụp với mái tranh đã xô lệch, bên trong ánh sáng mờ nhạt le lói từ ngọn đèn sắp cạn dầu càng khiến cảnh vật thêm đã xác xơ càng thêm tiêu điều. Trong nhà trống, gió lùa qua từng cơn, trên chiếc giường tre cũ kỹ là bác Tư-cha của Hữu đang nằm mê man, bên cạnh ông là bác Tư gái hiện lên rõ nét là một người phụ nữ khắc khổ nghèo khó. Bác Tư thì mê man, hơi thở nặng nhọc lúc có lúc không, sắc mặt tái nhợt đi, bác Tư gái vì lo lắng cho chồng mà đôi mắt cũng sưng húp vì khóc.
Hữu vội chạy đến nắm lấy tay cha:
“Cha ơi, con tìm được người cứu cha rồi, cha sẽ hết bệnh thôi…”
Đoạn, Hữu lại quay sang bác Tư gái mà trấn an:
"Mẹ ơi cha được cứu rồi, mẹ đừng lo nữa”
Khiêm bước tới, bác Tư gái thấy Khiêm thì vô cùng hoảng sợ và hốt hoảng, vội kéo Hữu xuống cùng mình quỳ gối dập đầu dưới chân Khiêm:
“Trời ơi cậu Hai, Hữu ơi con đang làm cái trò gì vậy?”
“Cậu hai ơi con trai con còn nhỏ dại không biết lại kéo cậu hai tới đây, cậu hai từ bi cậu hai đừng có phạt gia đình con”
Khiêm nhíu mày nhìn mẹ con nhà Hữu:
“Bác Tư gái, là tôi kêu Hữu dẫn tôi về để giúp bác Tư, tình hình này thì bác Tư cần phải đưa vào bệnh viện gấp,Hữu, em soạn ít đồ rồi lên xe đi tôi sẽ dìu bác Tư ra xe, còn bác Tư gái cứ ở nhà mà lo giữ sức khỏe, đợi bác Tư ổn định tôi sẽ cho người đưa bác lên thăm”
Hữu trấn an mẹ của mình
“Má ơi đừng lo, cậu hai tốt lắm, cậu hai hồi nãy thấy con té ở ngoài đường cậu hai nói cậu hai sẽ giúp gia đình mình”
Bà không quan tâm lời cậu nói mà quay sang Khiêm, giọng nói vẫn còn run run:
“Cậu hai ơi, gia đình con chỉ là tá điền, thán phận thấp hèn, không dám phiền cậu đâu”
Khiêm lên tiếng trấn an bà:
“Bác cứ yên tâm đi, nhà bác là tá điền lâu năm của nhà tôi, bao vụ lúa cũng có nhà bác góp công góp sức. Tôi giúp nhà bác cũng là việc làm theo đúng ý của cha tôi dạy”
Nói rồi anh quay sang giục Hữu đi soạn đồ, vài ba bộ quần áo được Hữu nhanh tay xếp vào trong cái giỏ đan, Khiêm đến bên giường, tấm lưng rộng cùng cơ thể to lớn của anh chẳng tốn bao nhiêu sức đã cõng bác Tư lên một cách nhẹ nhàng. Để bác Tư vào ghế sau, Hữu cũng nhanh chóng lên xe, tại đây anh anh cầm mấy tờ bạc dúi vào tay bác Tư gái mà dặn dò:
“Bác cầm tiền này mà mua ít đồ để vài hôm nữa lên bệnh viện thăm bác Tư”
“Cậu hai ơi, con không dám lấy đâu…”
“Bác cứ lấy đi, không sao hết, bác còn phải lo nhà cửa trong ngoài”
Nói rồi Khiêm nhanh chóng lên xe, tiếng máy xe xé tan màn đêm tĩnh mịch. Chiếc xe dần khuất xa trên con đường đất đỏ tung bay bụi mù mịt. Khiêm quên đi hẳn cơn mệt mỏi bên trong mình, trong lòng anh lúc này chỉ có gương mặt của Hữu đang chảy đầy nước mắt hiện lên qua kính chiếu hậu. Khiêm nghe được tiếng nói lí nhí của Hữu với cha mình.
“Cha ơi cha ráng lên…”
Chiếc xe lăn bánh đều trên con đường dẫn về Sài Gòn. Bên trong xe, Hữu ngồi khép nép ở góc ghế, đôi mắt to tròn thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn Khiêm. Trong lòng Hữu đầy sự lo lắng, Hữu biết rõ thân phận của mình là gì. Một tá điền nhỏ bé không bao giờ xứng đáng nhận được sự giúp đỡ của người quyền quý như Hai Khiêm. Khiêm vẫn vững tay lái ánh mắt chăm chú nhìn về con đường thẳng tối đen phía trước. Không gian tĩnh lặng chợt bị phá tan bởi giọng nói ấm áp của Khiêm:
“Em đừng lo lắng quá, bác Tư sẽ ổn thôi, bệnh viện này có cả đốc tờ người Tây.”
Hữu ngước lên nhìn Khiêm, hai mắt cậu vẫn còn ngấn nước giọng nói run run:
“Cậu hai, con…con không biết phải nói sao cho hết ơn của cậu…”
“Em không cần phải như vậy đâu Hữu, đừng nói chuyện ơn nghĩa, chuyện này là chuyện nên làm”
Lời nói của Khiêm ấm áp nhưng đầy sự kiên định khiến Hữu cảm thấy một sự ấm áp đang bao quanh mình. Thoáng chốc, sự sợ hãi bên trong cậu đã vơi đi phần nào. Cậu khẽ gật đầu, hai tay đan chặt vào nhau cố giữ sự bình tĩnh.
Sau một lúc tĩnh lặng, Khiêm lại hỏi tiếp:
“Hữu, năm nay em mấy tuổi rồi?”
Hữu hơi bất ngờ trước câu hỏi , nhưng vẫn rụt rè đáp
“Dạ con 16 tuổi”
Khiêm gật đầu, ánh mắt thoáng ưu tư, anh nghĩ đến sự ngây ngô và non nớt của một cậu bé còn quá ngây ngô và non nớt, vậy mà sớm phải gánh vác lo toan gia đình. Qua gương chiếu hậu, anh thấy Hữu lặng lẽ dùng tay gạt đi giọt nước mắt lăn dài trên má. Khiêm chợt thấy trong lòng ngực mình cũng nhói đau theo, anh không nói thêm gì, chỉ tập trung vào con đường phía trước.
Trời hửng sáng cũng là lúc chiếc xe tiến vào cổng bệnh viện. Khiêm dừng xe trước khu cấp cứu, bước xuống xe và mở cửa sau xe, cẩn thận cõng bác Tư trên lưng. Các y tá trực nhanh chóng chạy đến đẩy theo cái băng ca.
“Hữu, em theo tôi vào làm thủ tục nhập viện”
Khiêm quay lại với Hữu, cậu ngoan ngoãn đi theo phía sau anh dáng vẻ lúng túng vì đây là lần đầu cậu biết đến nơi gọi là bệnh viện. Đến quầy nhận bệnh, Khiêm đã trao đổi cùng với bác sĩ và đóng toàn bộ viện phí. Hữu đứng yên một bên, tay nắm chặt vạt áo, không dám lên tiếng.
“Được rồi, cha em sẽ sớm được điều trị thôi, em đừng lo” Khiêm đặt tay lên vai Hữu mà an ủi. Hữu cúi đầu, giọng lí nhí:
“Cậu hai ơi con không biết lấy gì để trả ơn cậu…”
“Đừng nói chuyện ơn nghĩa nữa, việc bây giờ em cần làm là chăm sóc cha em để cho bác mau khỏe lại, chuyện khác không cần nghĩ tới”
Khiêm mỉm cười nhìn Hữu, ánh mắt dịu dàng đong đầy tình ý, cậu cũng nhìn vào ánh mắt của anh, cậu cảm nhận được người đàn ông này mang đến cho bản thân một cảm giác ấm áp mà cậu chưa từng trải qua.
“Chắc là em chưa ăn gì từ hồi hôm tới giờ phải không, để tôi đi ra ngoài xem có gì ăn không”
“Cậu hai ơi, dạ…con không đói…cậu đưa cha con lên đây giờ cậu còn làm vậy nữa, con không dám nhận đâu”
Hữu vội từ chối, giọng nói có phần gấp rút.
“Em không cần phải khách sáo, nghe lời tôi, phải ăn mới có sức để chăm sóc bác Tư”
Giọng Khiêm nghiêm nghị không cần làm gì cũng tự khắc có uy, Hữu không dám từ chối nữa. Thấy gương mặt bầu bỉnh, đôi mắt to tròn ươn ướt cùng đôi môi nhỏ của Hữu mà anh không kiềm được đưa tay lên chạm vào cái má của cậu, trong lòng thầm nghĩ “Đúng là mềm thật” còn Hữu như đông cứng vì hành động bất ngờ của anh. Má cậu đỏ lên, miệng lắp bắp:
“Cậu..cậu hai…”
Khiêm mới dừng tay lại, môi cong lên thành một nụ cười mãn nguyện, cố lấy lại dáng vẻ bình tĩnh.
“Thôi tôi đi ra ngoài mua đồ, em ngoan ngoãn ở đây đi”
Nói rồi Khiêm quay đi, để lại Hữu ngồi bên giường bệnh với gương mặt chưa hết đỏ vì ngượng ngùng.
Những ngày sau đó, Khiêm thường viện đủ lý do để ra khỏi nhà. Thực chất, anh đều lui tới bệnh viện, để quan tâm đến tình hình của bác Tư và Hữu. Lần nào anh đến, trên tay cũng cầm theo khi thì một giỏ trái cây đắt tiền, khi lại là một thố đồ bổ lớn mua từ tiệm người Hoa.
Hành động này khiến bác Tư và Hữu không khỏi bối rối, thậm chí có chút hốt hoảng. Phải mất một lúc lâu trấn an, hai người mới dám nhận những món quà ấy. Nhờ sự chữa trị tận tâm của bác sĩ, cùng với "núi" đồ bổ mà Khiêm không ngừng mang tới, bác Tư hồi phục rất nhanh.
Ngày bác xuất viện, cả gia đình Hữu vui mừng khôn xiết. Bác Tư gái rưng rưng nước mắt, giọng run run không giấu được sự xúc động: “Cậu hai, gia đình con đội ơn cậu. Tụi con nguyện làm trâu làm ngựa để trả nghĩa này.”
Bác Tư cũng định quỳ xuống chân Khiêm, nhưng anh nhanh chóng ngăn lại. “Kìa, bác, không cần làm vậy đâu.”
Bác Tư cúi đầu, giọng đầy cảm kích: “Cậu hai ơi, con không bao giờ dám nghĩ mình đủ phước đức để được cậu giúp đỡ thế này. Thiệt tình không biết làm sao trả hết ơn nghĩa này.”
Khiêm thoáng ngượng, nhưng ánh mắt anh vẫn giữ vẻ dịu dàng, trấn an hai người: “Thôi, hai bác đừng nhắc chuyện trả ơn làm gì. Bác Tư khỏe mạnh rồi, giúp gia đình tôi trong vụ mùa tới là được.”
“Dạ, cậu hai, gia đình con xin nghe theo lời cậu.”
Anh bước ra ngoài, ánh mắt anh dừng lại nơi Hữu, người đã đứng đợi sẵn. Cậu cúi đầu, hai bàn tay nhỏ siết chặt lấy mép áo, giọng ngập ngừng vang lên: “Cậu hai… con… con không có gì để báo đáp cậu hết. Con… con thật sự không biết phải làm sao trả ơn này.”
Khiêm bật cười nhẹ, vẻ ngây ngô của Hữu khiến anh thấy thú vị hơn bất cứ lời cảm ơn nào. Anh tiến tới, đặt tay lên vai cậu: “Không cần cảm ơn mãi đâu. Hay em lên dinh Hội Đồng làm người hầu riêng cho tôi đi.”
Hữu ngẩng đầu, đôi mắt tròn xoe như không tin vào những gì vừa nghe. Cậu bối rối lùi lại một bước, giọng líu ríu: “Cậu… cậu hai… con không dám đâu. Tay chân con vụng về lắm, lỡ làm phiền cậu thì sao...”
Khiêm nhướng mày, vẫn giữ vẻ điềm nhiên: “Tôi thấy em làm việc ở kho lúa rồi, rất lanh lẹ, tháo vát.” “Nhưng… nhưng…” “Không có nhưng. Em vừa nói muốn trả ơn tôi mà? Quyết định vậy đi. Tôi sẽ về sắp xếp.”
Chưa để Hữu kịp phản ứng, Khiêm quay người, bước lên xe. Chiếc xe lăn bánh, để lại Hữu đứng ngẩn ngơ, trái tim cậu vừa mừng vừa lo. Trở thành người hầu trên dinh Hội Đồng, cậu sẽ có tiền phụ giúp gia đình, nhưng lỡ như làm sai điều gì thì sao? Ý nghĩ này quẩn quanh trong đầu, kéo cậu vào vòng xoáy lo âu không dứt.
Còn Khiêm, tay anh nắm chặt vô lăng, nhưng khoé môi lại khẽ nhếch. Lần đầu tiên, anh cảm thấy lòng mình thoải mái đến thế, vì cuối cùng đã có thể đường đường chính chính ở gần Hữu.
Updated 60 Episodes
Comments