Chương 11: Bảng vàng.

Xã Đông Phong xa xôi hẻo lánh, đi nửa ngày đường về phía Đông là ra tới Biển.

Ở đấy quanh năm nồng nàn mùi cá tanh, muối trắng. Trai tráng trên mười lăm đều từng thử qua cái nghề chài lưới. Dưới mười lăm thì phụ việc nhà, chăm đồng áng cùng đàn bà con gái.

Rất ít trẻ em được đi học.

Chung quanh là biển. Đi ngược vào trong cũng là mấy thôn làng nghèo nàn ít học. Không có trường học chính quy nào. Mà tính ra cũng có, nhưng mà là cái trường đại tập*(1) ở xã Viên bên cạnh. Hoạ may, Lèn Đá có một ông Đồ vạch sân dạy chữ tên tự là Phùng Lâm. Thầy dạy chữ cho cả hai làng Luân Văn và Lèn Đá. Thi thoảng, có vài trò nhỏ bên làng chài cũng bẽn lẽn qua học trộm.

Đúng là nghĩa trên mặt chữ, vài trò ấy học trộm thầy Phùng thì chớ. Ấy lại là lén mẹ cha để học.

Thầy Phùng cũng từng ngỏ lời xin cho các trò ấy được đi học. Nhưng mấy hộ dân không những không cho, lấy cớ công việc chài lưới, không lo được cho con cái học hành. Mà khi thầy nói sẽ dạy không thì hạch thầy dạy chữ không nên.

Chẳng làm gì được, thầy đành ngậm ngùi nuốt bực vào trong, lủi thủi đi nửa ngày đường về làng.

Chuyện này u anh ta kể cũng đã lâu. Giờ thầy ấy đã không còn. Nhưng khi đến miếu Sơn thần, anh ta vẫn hay để ý bài vị của người thầy ấy ở sân sau. Trước hôm lên đường đến điểm thi, anh ta cũng có vào thắp hương xin vía. Hứa hẹn bao công danh. Ngặt cái, đã cầu thì phải thành*(2). Anh ta nghĩ đến việc đề xuất một trường chính quy cho xã. Có học trò mới có quan Trạng, có quan Trạng mới có quan Triều. Há lại chả không một công đôi việc.

Nghĩ vậy, cậu Ngọc cứ thế viết. Viết một mạch làm cậu lính cai khiếp bạt hồn. Cậu lính tặc lưỡi tấm tắc nể phục bọn học trò. Dăm ba mống học chữ tong teo như con mực, mà mắt lúc nào cũng hằm hằm như lửa cháy bên trong. Anh nào anh nấy, hễ cứ cầm bút lên là oan liệt*(3) như thần. Thôi thì, cậu lính lại phải chăm chú coi những anh trò khác, biết đâu lại tóm được một anh mang kinh sử vào.

Ròng ròng mấy cành nhang, cậu Ngọc đã cất bút, nghiêng mực. Vừa hay ông quan coi thi cũng đánh kẻng báo hết giờ.

Anh ta hơi không tự tin về bài văn sách. Nhưng cái đấy để sau. Hòm hòm mấy canh nữa, biết kết quả là cơn lo lại như rượu lê rẻ tiền bốc hơi cho bằng sạch.

Thì giờ cũng đã đến, một hàng các cậu học trò chen chúc nhau coi thử tên mình có trong bảng hay không.

Cậu Ngọc cũng cố lắm mới chen vào được. Để phòng hờ, anh ta dò tên mình từ bảng thông báo Sinh đồ*(4) trước. Dò mãi mà không thấy mực nào viết tên mình. Lòng anh ta nóng như lửa đốt, tâm trí thì rơi vào vòng quẫn.

Anh ta giờ chỉ có hai nước. Một là tên anh ta được ghi bên bảng đỗ Cống sĩ, hai là anh ta trượt hết, trượt bằng sạch.

Liếc mắt nhìn từ cuối bảng đi lên trên. Đến hơn một nửa trang rồi mà vẫn chưa tìm được tên mình, anh ta sắp khóc ra đến nơi rồi. Lo sợ, anh ta chợt cảm thấy nhớ mẹ ghê gớm.

Nhìn lên trên, mắt anh ta ươn ướt ở khoé. Nhưng đã là đấng nam nhi sức dài vai rộng, chỉ chuyện cỏn con này, anh ta không cho phép nước mắt lăn thành dòng.

Khoảnh khắc như đứng giữa bờ vực sinh tử này, trăm năm có là bao.

"Đ,đỗ rồi..."

Giải nguyên. Là giải nguyên!

Anh ta đứng đầu rồi. Bài thơ của anh ta chắc chắn đã được giám khảo 'chấm' rồi.

Ngó bộ mặt sung sướng đến ngơ ngác của cậu Ngọc. Vài người bạn cùng xã xô xô đẩy đẩy, túm vai anh ta lắc mạnh.

"Ôi Ngọc! Anh đỗ rồi kìa! Giải nguyên luôn mới ác!"

Nếu họ trượt cũng không tiếc. Nhưng hưởng lây tiếng thơm từ cậu Ngọc, họ cũng thấy sung sướng muôn phần.

Trần Hà quan sát mọi nhất cử nhất động của trường thi, đến giờ phút này ả mới dám gật đầu thở mạnh. Loại cảm giác mạnh này, nếm vài lần nữa chắc ả tổn thọ đi sớm mất thôi.

"Ôi trời! Chắc anh ta sẽ thích mùa Hạ đến chết đi sống lại luôn đấy nhỉ? Thấy sao hả? Quỷ đỏ này đã phán thì chỉ có chuẩn."

Lý Nhung nở nụ cười hiếm hoi, tựa bậc cha mẹ tự hào về đứa con trai quý báu của mình.

"Em còn tưởng mình đang làm phụ mẫu anh ta. Mừng chết đi được đây thôi."

Trần Hà nghe y nói vậy mà mở cờ trong bụng. Cái nhân tình thế thái, Lý Nhung cảm được một nửa rồi.

Hạ chí năm Giáp Dần, Giải nguyên Trần Lưu Ngọc ghi danh bảng vàng.

Vậy là, anh ta sẽ phải bận rộn cho kì thi Hội vào năm sau...

...----------------...

(1) Trường đại tập: trường học Nho giáo. Thường được lập ở Phủ hoặc trấn, nếu lập ở xã thị chỉ dạy học cho các bậc đỗ đạt cao như tiến sĩ.

(2) 'Thành' ở đây chỉ đến thành tâm, lòng thành. Ý chỉ mong muốn đền đáp lời phù hộ.

(3) Cách dùng không có chủ đích do không hiểu nghĩa của từ. Thể hiện một phần ít học của nhân vật.

(4) Sinh đồ: người đỗ kì thi Hương nhưng không được tiến cử để thi Hội.

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play