Đầm Thị Nại

Màng đêm bao trùm thành Gia Định, vừa rời khỏi phủ của Nguyễn Ánh tôi vừa đi vừa suy ngẫm về hướng vào buổi sáng của binh lính vì thành Gia Định được xây dựng theo hình bát quái theo kiến trúc hỗn hợp Đông-Tây, dựa trên một bản thiết kế của một người Pháp là Victor Olivier de Puymanel (1768-1799, tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Tín) và thành có 8 cửa chia đều ở 4 hướng.

"À vậy là binh lính sáng nay đi qua cửa bên phải (Li Minh) ở phía Nam. Còn chỗ mình gặp Nguyễn Ánh là trung tâm thành, còn nơi ở của binh lính là ở phía Đông".

Vừa đi vừa nghĩ cách tạo thêm lòng tin với Nguyễn Ánh thì tôi cũng về tới nhà nghỉ dành cho binh lính. Tôi về phòng nghỉ của tôi, vừa mở cửa đi vào phòng tôi liền ngồi lên cái giường làm từ gỗ thông, dùng cặp mắt quan sát xung quanh phòng thì mọi thứ đều làm từ gỗ được sử dụng các khớp nối chịu lực với hệ sườn kèo mái ngói được chia làm bảy gian phòng. Phòng tôi nằm ở giữa và mọi thứ như giường, bàn, ghế, tủ đồ và một nhà kho nhỏ ở phía sau. Lúc này trong đầu tôi lại nghĩ phòng dành cho lính như thế này quá là tiện nghi rồi. Một lúc sau Kiên đi vào thấy tôi đang ngồi nhìn xung quanh liền lên tiếng:

"Ông làm tôi lo lắng quá đấy. Nhìn ông vậy chắc không sao rồi ha".

"Tất cả mọi chuyện đều ổn và cậu cũng biết là tớ không sẽ bị xử trảm mà" tôi quay lại nhìn Kiên nói với vẻ mặt thư giãn nhưng giọng nói biểu hiện một chút lo âu.

Kiên cũng nhận ra trong giọng nói của tôi có chút khác lạ và cậu ta cũng biết chắc chắn lúc tôi gặp Nguyễn Ánh tôi đã nói những chuyện liên quan tới quân đội Tây Sơn và trong giọng nói cũng thể hiện một phần tích cách của tôi:

"Lúc đó tôi nghe ông nói có cách tấn công Tây Sơn và tôi biết ông không có ý định nói ra nhưng ... thôi vậy tôi sẽ không hỏi ông vì tôi biết tính ông" rồi Kiên khoác vai tôi cười.

Tôi cũng không bất ngờ mấy vì theo ký ức của thân xác này thì Kiên biết tôi đang lo lắng nên tôi chỉ cười một cái rồi lên tiếng làm bầu không khí bớt nặng nề:

"Tôi biết ông lo cho tôi nên tôi quyết định sẽ nói kỹ cho ông nghe lý do tại sao tôi lại báo cho chúa Thượng có được không?" rồi tôi cố nhìn ngó xung quanh tìm cái ba lô của tôi.

Kiên thấy vậy bước từng bước vào nhà kho lấy ra cái ba lô trong đó ra để trên giường rồi lên tiếng:

"Đây cậu tìm món đồ này phải không?".

"Đúng rồi" tôi nhận lấy cái ba lô rồi lấy một tấm bản đồ Việt Nam ra để lên giường, tôi từ tốn nói rõ ý định của tôi:

"Lại đây, tôi cho ông xem cái này".

Lúc thấy tôi lôi bản đồ ra để lên giường, Kiên ngây người một lúc rồi quát lớn:

"Đây là bản đồ, ông muốn chết hả? Sao ông lại có cái này?".

Tôi nhăn mặt khó chịu đáp:

"Be bé cái miệng lại, tôi chưa muốn chết. Cái này là bí mật của tôi".

Sau đó tôi còn nói rõ lực lượng bên Tây Sơn và đường lui của quân Tây Sơn. Tôi chỉ vào khúc dưới của thành Quy Nhơn rồi nói:

"Tại đây có một cái đầm nước mặn rất lớn được tên là Thị Nại, xung quanh đầm là những cánh rừng với những tán cây lớn che phủ. Đây là nơi tập chung quân lực của quân Tây Sơn".

Sau đó tôi đã đưa ra những chiến thuật tấn công quân Tây Sơn mà tôi có thể nghĩ ra, Kiên nghe xong hết những chiến thuật đó rồi gôm chiến thuật của tôi lại bổ sung thêm vài điều trong kế hoạch của tôi, chiến thuật này được Kiên bổ sung thành ra một kế sách hoàng toàn chi tiết, kỹ càng. Cái cách cậu ta phán đón và lên kế hoạch rất giống Gia Cát Lượng, điềm tĩnh và quyết đoán làm tôi vô cùng nể cậu ta.

Khi chúng tôi đang bàn kế hoạch tôi nói rõ với Kiên về địa lý đầm: "Đầm có chiều rộng 4 km, trải dài trên 10 km, với diện tích mặt nước hơn 50.6 km², độ sâu khoảng 1,2 m. Ngoài ra đầm là nơi hợp lưu của sông Tuy Viễn (Sông Côn) và sông Hà Thanh".

Kiên không hiểu tôi nói cái quái gì và tôi nhận ra ngay sai lầm của bản thân: "À thì đầm có chiều rộng 400 trượng, dài trên 1000 trượng với  bề mặt đầm rộng hơn 10.120 ha trung bộ".

"Từ lúc còn ở đảo phú quốc tôi thấy cậu thay đổi rồi đó" Kiên nhìn tôi.

Tôi đánh trống lãng qua chuyện khác bằng việc chỉ vào bản đồ: "Vậy chúng ta bàn tiếp đi, nước đầm thông với biển bằng một cửa hẹp có tên là cửa Giã (trong tiếng Việt cổ, giã là biển) hay cửa Thị Nại".

Địa danh Thị Nại có âm gốc tiếng Champa (Chiêm Thành) gọi đầy đủ là Thi Lị Bi Nại, tên phiên âm chữ Cri-Banoi là tên hải cảng của Vương quốc Champa; người Hoa gọi cảng này là Tân Châu (新州). Đầm Thị Nại được phù sa bồi tụ bởi các nhánh của sông Kôn, sông Hà Thanh đều chảy về đây dần theo năm tháng khiến cho đầm mỗi ngày một đầy thêm tạo thành hình dạng và kích thước như vậy.

Tại đây đã diễn ra vô số trận chiến lớn nhỏ nhất là thời vua Lê Thánh Tông năm Canh Thìn (1470), vua thân chinh cầm hai mươi vạn tinh binh vào đánh Thị Nại. Quân Chiêm Thành chống giữ kịch liệt, vua Chiêm Thành là Trà Toàn phải bỏ Thị Nại, rút quân về giữ thành Đồ Bàn. Quân Đại Việt hạ thành Đồ Bàn, giết bốn mươi vạn người, bắt Trà Toàn và hơn ba mươi ngàn tù nhân, kết thúc triều đại thứ mười bốn của Chiêm Thành. Hiện tại năm Canh Thân (1800), một phần nhỏ của đầm Thị Nại được quân Tây Sơn sử dụng làm cảng đại các chiến thuyền và là nơi đóng quân của Tây Sơn cách thành Quy Nhơn (Bình Định) 20 km.

Ngay ngoài thành Quy Nhơn, bên mạng đông nam thành đang bị quân Tây Sơn uy hiếp bằng các đợt tấn công liên tục cả ngày lẫn đêm bởi hai tướng Nguyễn Văn Trà và Nguyễn Hoạch. Bên trong thành các binh sĩ dưới sự chỉ huy của Võ Tánh chỉ còn biết cố thủ bên trong thành. Võ Tánh một tướng dưới quyền Nguyễn Ánh, Võ Tánh có công giúp chúa Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn và mất trước khi nhà Nguyễn chính thức thành lập. Đương thời, ông được xếp cùng với Đỗ Thanh Nhơn và Châu Văn Tiếp là Gia Định tam hùng. Võ Tánh đứng trên cao cố trấn tĩnh sĩ khí binh lính:

"Các anh em, chúng ta phải bảo vệ được thành này, nếu thủ thành công chúng ta sẽ được ban thưởng bởi chúa thượng".

Tinh thần binh sĩ đã tăng cao và cùng tướng Tách cố thủ. Tại khu vực đóng quân tại cửa Thị Nại, quân đội Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Võ Văn Dũng và Vũ Văn Thành đã cho bố trí lực lượng phòng thủ dọc bờ đầm. Các binh sĩ đã đào hào và tạo lô cốt bảo vệ doanh trại cẩn thận, tận dụng địa thế cửa Thị Nại để bảo vệ chờ thêm quân lực từ Thành Hội An đến viện trợ thêm.

Cuộc chiến tại thành Quy Nhơn diễn ra vô cùng khốc liệt. Tiếng nổ từ đại bát, tiếng súng tiếng các binh khí chạm vào nhau và tiếng hô hào từ các binh sĩ từ hai bên làm cuộc chiến dù nhỏ nhưng rất quyết liệt, số quân của Võ Văn Dũng và Vũ Văn Thành phải rút về Hải đồn tại cửa Thị Nại. Quân lính trên thành Quy Nhơn đều vui mừng khi đã cố thủ thành thành, mọi người hô hào vị sự thành công này. Tướng Võ Tánh lên tiếng:

"Đừng có lơ là, quân địch có thể tấn công bất cứ lúc nào".

Mọi binh lính trong thành đều cố chứng tỉnh lại tinh thần và cùng nhau thưởng thức bữa tối. Sự vui vẻ thể hiện trên khuôn mặt của những binh lính này khi họ bảo vệ được thành, dù vui vẻ nhưng họ luôn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu với quân Tây Sơn.

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play