Chiến sự ác liệt

Ngày Quý Dậu, Tháng Đinh Dậu, Năm Tân Dậu (6/10/1801). Tại thủ đô băng cốc, bên trong cung điện hoàng gia Xiêm, các quan đại thần và cả vua Rama I biết tin vương quốc mà mình hỗ trợ lại tấn công mình. Vua Rama I cho thượng triều ngay lập tức, lúc thượng triều vua Rama I tức giận nói với các quan bên dưới:

"Trẫm muốn biết tại sao tên tiểu vương đó lại tấn công vương quốc của trẫm chứ".

Một quan nên dưới cuối người nói:

"Quốc vương bớt giận, theo như thần biết tiểu quốc đó chỉ muốn tấn công Cao Miên thôi. Mà Cao Miên đang là chư hầu của chúng ta nên tiểu quốc đó tấn công chúng ta thôi ạ".

Vua Rama vẫn chưa nguôi giận mà đập tay lên đồ gát tay nói

"Chuyện đó là vấn đề mà làm trẫm cảm thấy bực bội nhất, không biết quân tiến tới Cao Miên sao rồi?" rồi nhìn phó vương.

Phó vương lên tiếng:

"Chúng ta phải chờ thư báo của binh lính vào ngày hôm nay thưa quốc vương. Mà thần nghĩ quân chúng ta sẽ dành chiến thắng thôi ạ".

Thời gian trôi qua không nhanh không chậm, được một lúc có một người lính vội vã chạy vào quỳ xuống cúi người chào quốc vương:

"thưa quốc vương đã có tin tức" rồi đưa lá thư ra trước lên tiếng:

"Đây là thư chi tiết về tình hình mới nhất tại vùng chiến sự ạ".

Có một quan nhận lá thư rồi đưa cho vua Rama xem, vua nhận lấy lá thưa và mở ra xem. Vua xem lá thư tới đâu gân xanh trên trán Rama nổi lên đến đấy, sự tức giận ấy là lần thứ hai mà các quan tận mắt nhìn.

Mọi người bên dưới đều không tưởng tượng được là thư ấy ghi gì mà làm quốc vương tức giận đến vậy. Một quan cận thần lên tiếng:

"Quốc vương có thể nói ra cho chúng thần biết được không ạ".

Vua Rama nắm bàn tay thành nắm đấm đập mạnh lên thành ghế quát lớn tất cả các đại thần bên dưới:

"các ngươi làm cái gì vậy hả? Thủy quân bị tiêu diệt hơn một nửa, bộ binh được cử đi giúp Cao Miên thì bị giữ chân hoặc tiêu diệt. Các đảo gần Cao Miên và các khu vực phía Nam đều bị chiếm đóng hết".

Tất cả quần thần không bất ngờ khi quốc vương tất giận mà thốt hoảng khi nghe tin chấn động này, ai cũng bàn tán và lo lắng về việc này và không tin được một tiểu quốc có thể tấn công Xiêm. Có một đại thần lên tiếng:

"Thưa quốc vương cho thần xem lá thư đó được không ạ".

Vua Rama I thở dài đưa lá thư cho đại thần đó, khi đại thần đó nhận lá thư xong và đọc. Đại thần đó lên tiếng nói và suy nghĩ của bản thân:

"Theo như thông tin này thì chỉ còn khoảng một hai ngày sau quân tiểu quốc đó từ phía Nam và từ Cao Miên sẽ tấn công tới Băng Cốc. Mà quân chủ lực của tiêu quốc đó chắc đã dồn vào hai trận này, chúng ta có thể chuẩn bị quân đội còn lại bảo vệ Băng Cốc và Ayutthaya đồng thời viết một lá thư đưa thẳng tới triều Nguyễn gây sức ép lên tiểu quốc này. Sẽ tốn nhiều thời gian nhưng đây là cách duy nhất thần có thể nghĩ ra".

Tất cả quần thần đều gật gù với phương án này: "đúng đúng cách này có thể dùng".

Vua Rama gõ hai ngón tay lên thành ghế rồi trầm giọng nói:

"Trẫm cảm thấy ý này của ngươi lại rất hợp lý. Tốn thời gian cũng được, nhanh chuẩn bị đi".

Mọi chuyện đang đi đến hồi kết thì một chuyện động trời khác ập tới. Một tên lính chạy vào, mặt mệt mỏi thở dốc cấp báo: "thưa quốc vương có tin khẩn".

"Có chuyện gì hả?" Vua Rama nhìn về phía tên lính đó mà nói.

Tên lính vừa thở vừa nói:

"Dạ có hai thành phía đông là Pattaya, ChonBuri và các làng xung quanh đó đã bị thủy quân và bộ binh tiểu quốc đó chiếm được từ tối hôm qua rồi ạ".

Vấn đề này còn sốc hơn tin hồi nãy nữa. Tất cả đang lo lắng về vấn đề này thì phó vương Maha Sura Singhanat ngẫm nghĩ gì đó rồi cũng lên tiếng nói:

"Thưa quốc vương thần xin dẫn quân tấn công chiếm lại hai thành trì đó".

Phó vương Isarasundhorn bên cạnh cũng nói: "thưa phụ hoàng theo mật báo mà hoàng nhi tìm được một thông tin là súng của tiểu quốc đó có hỏa lực rất mạnh. Nếu đụng độ quân sự nữa thì quân lực sẽ bị hao hụt, chúng ta nên nghị hoà thôi ạ".

Sau khi nghe hai phó vương trình bày suy nghĩ về vấn đề này, Vua Rama I cũng đưa ra quyết định:

"Trẫm sẽ dùng quân lực còn lại chiếm lại các thành trì đó nhưng trẫm không biết chiếm lại như thế nào?".

Có một quan đại thần lên tiếng:

"Theo ý kiến của thần quân đội chúng ta nên mang toàn bộ thủy quân hành quân thẳng tới thành ChonBuri, còn bộ binh thì bao vây thành từ trên bờ lúc trước quân đội chúng ta đánh thành Oudong".

Vua Rama I khen ngợi quan đại thần đó rồi giao cho phó vương Maha Sutra Singharat làm tổng chỉ huy còn Isarasundhorn làm phó chỉ huy, trưa hôm đó ba vạn thủy binh cùng sáu vạn bộ binh tiến tới thành Chonburi.

Tại thành Chonburi lúc này có tổng cộng bốn vạn quân do đích thân tôi chỉ huy được canh phòng nghiêm ngặt nhất. Tôi cũng biết quân Xiêm sẽ tấn công chiếm thành ChonBuri trước nên tôi sẽ chào đón quân đội chính quy Xiêm với vũ khí mới của tôi. Lúc thấy thủy binh và bộ binh Xiêm La xuất hiện gần thành ChonBuri và ngay lập tức binh lính trong thành cho khua chiêng báo động, toàn bộ binh sĩ đã lên thành chuẩn bị các vũ khí chiến đấu.

Còn tôi chỉ giữ lại hai trăm quân dùng súng G74, ba trăm quân dùng súng ngắn SM98 và kiếm và tám trăm binh lính Xiêm quy phục. Trong thành có một phủ cao hai tầng nhưng có thể quan sát mọi thứ nên tôi đứng trên tầng hai của phủ để quan sát tình hình cùng với một phó chỉ Huy mà tôi đem theo, số lính này có thể ứng cứu khi cần.

Bên quân Xiêm cho thả khí cầu mang theo dấu hiệu tấn công nên toàn bộ quân Xiêm tấn công ngay sau hiệu lệnh. Tuy lực lượng quân Xiêm đông gấp hai lần quân của tôi nhưng chỉ có thể tấn công phía Bắc và phía tây, tường thành lại được xây quá dày nên thời gian đã trôi qua hai, ba ngày quân Xiêm chưa chiếm được ưu thế. Một vị tướng chỉ huy dưới trướng phó vương Maha Sutra Singharat hiến kế:

"Theo thần thấy thành phía Nam dài hơn thành phía Tây, hơn nữa số lượng súng thần công của quân địch phần lớn đặt trên bệ có bốn bánh xe khó di chuyển nhanh và đang tập chung tại thành phía Bắc và Tây. Theo ý của thần sáng mai chúng ta nên dùng kế nghi binh giả vờ tập trung tấn công mãnh liệt thành tây và Bắc để thu hút binh lực của địch. Sau đó quân chúng ta sẽ dùng các binh sĩ cơ động tấn công toàn lực bằng kỵ binh và súng thần công chúng ta lắp đặt tối hôm nay để bắn thủng cổng thành phía Nam cho toàn bộ binh sĩ tràn vào chắc phá được thành".

"Đúng rồi ha, có thế mà ta lại không nghĩ tới. Tốt tốt ý kiến hay" sau đó quân đội Xiêm La chia quân tiến xuống thành phía Nam tiến hành theo kế hoạch.

Tôi cũng biết quân Xiêm sẽ tấn công phía Nam nên tôi đã chuẩn bị Hwacha ở thành phía Nam và tôi cũng cho chim Bồ câu đưa thư cho quân đội của Kiên tại thành Pattaya hành quân lên thành ChonBuri để ứng cứu kịp thời. Quả nhiên sức tấn công của Hwacha làm sao có thể chống lại đạn pháo của quân đội Xiêm La, súng thần công của quân Xiêm bắn sập cổng thành phía Nam. Tên tướng chỉ huy dẫn ba nghìn bộ binh tràn vào. Tuy nhiên khi bước qua cổng thành tên chỉ huy đó thấy trong thành có sáu trăm quân đứng ở đó mỗi người cầm súng điểu thương kiểu dáng lạ chia làm ba hàng. Ngoài ra mỗi bên cánh còn khoảng một trăm quân mỗi bên.

Tên chỉ huy lên tiếng: "toàn quân xung quanh".

Hai cánh quân của tôi ngay lập tức ném lựu đạn về phía quân địch. Lần đầu tiên nếm uy lực của lựu đạn làm quân lính Xiêm La hoảng loạn rối đội hình lên. Tuy tiếng nổ không lớn nhưng sức sát thương thật khủng khiếp. Loạt lựu đạn tung ra cướp mạng hơn cả nghìn người, vì lúc này tập trung ở cổng thành chật trội lên nhiều người không thể né tránh hoặc ẩn nấp. Đội quân cầm súng tiểu thương bắn liên tục, thay phiên nhau bắn, lúc súng trường khai hỏa thì chỉ huy thấy rõ hỏa lực hơn hẳn điểu thương của quân đội Xiêm La.

Tầm bắn xa hơn và chính xác hơn làm quân Xiêm liên tiếp bị trúng đạn đổ gục như chuối, ba hàng quân được tôi sắp xếp hay phiên nhau hàng nạp đạn, hàng bắn đạn, hàng chuẩn bị bắn làm quân địch có cảm giác đạn bay liên tục không ngừng. Bản thân tên chỉ huy cũng trúng viên đạn vào ngực trái bị thương nặng được những tên lính dìu ra ngoài, rồi đoàn quân rút lui ngay lập tức.

Thấy quân Xiêm đang rút lui tôi lệnh sáu trăm Kỵ binh cùng ba trăm tay súng đuổi theo làm quân Xiêm La hoảng loạn dẫm đạp lên nhau chạy trốn về phía Thủy Trại ở phía Tây. Lúc đó các súng thần công trên chiến thuyền quân Xiêm khai hỏa làm đội kỵ binh và đội cầm súng phải lui binh.

Lúc đó thủy binh do Kiên chỉ huy lên hỗ trợ hai bên tấn công tay đôi nhưng vì thủy quân Xiêm bị gọng kìm từ hai bên bị tổn thức hơn phân nửa nên đành rút lui. Còn quân trên bờ phía Bắc cũng bị thức thế khi thấy thủy quân đã rút, bộ binh cũng rút lui ngay sau đó. Trận này quân đội của tôi toàn thắng diệt hơn hai nghìn quân, bắt sống gần hai nghìn quân. Quân đội Xiêm La phải rút toàn bộ về thành Băng Cốc.

Sau trận chiến chiều hôm qua, tôi sai quân gấp rút ổn định lại quân đội và từ sữa lại thành. Ngay ngày hôm sau tôi cùng kiên đem quân tiến đánh thành Băng Cốc, sau nửa ngày hành quân, quân đội của tôi đã tiến tới thành Băng Cốc. Cuộc chiến cũng diễn ra ngay sau đó, vì thủy quân và binh lính bảo vệ thành đã bị suy giảm từ trận tối hôm qua nên chỉ mất thời gian chưa tới một ngày thì bị công phá.

Đúng là vũ khí mạnh có khác, quân lính tràn vào thành tiêu diệt toàn bộ binh lính. Hoàng gia Xiêm rút chạy khỏi thành Băng Cốc và về thành Ayutthaya được phó vương Isarasundhorn hộ tống, phó vương Maha Sutra Singharat thì cố thủ trong thành để kìm chân quân đội tôi lại và cũng tử trận trong thành Băng Cốc.

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play