Trận chiến bắt đầu

Tại phủ Quy Nhơn (Quy Nhơn tỉnh Bình Định), trên mặt nước gợn sóng nhẹ cùng những cơn gió thổi thoải thổi từ biển vào, đây là đầm Thị Nại một cửa ngỏ tiến vào thành Quy Nhơn. Gió biển càng mạnh làm những tán cây đung đưa mạnh hơn, mặt nước cũng gợn sóng nhiều hơn và các thủy thủ trên các chiến thuyền đều trong trạng thái cảnh giác cao độ.

Trước đó khi toàn quân Tây Sơn tiến vào đầm chuẩn bị bố trận xong, tướng Võ Văn Dũng thông báo toàn quân:

"Các ngươi chủng bị các chiến thuyền các loại chặn cửa đầm lại, nhớ lệnh cho dùng nhị chiến thuyền Định Quốc để chặn cửa".

"Dạ rõ thưa đô đốc".

Sau đó những binh lính điều khiển hai chiếc thuyền lớn đại hiệu Định quốc và hơn trăm chiếc thuyền chiến vừa, nhỏ để chặn ngang cửa biển để không có chiến thuyền nào lọt vào được.

Việc phòng bị đã được quân Tây Sơn chuẩn bị rất cẩn thận, ngoài việc chặn cửa thì tướng Dũng đang quan sát những binh lính trên đất liền.

"Binh lính chuẩn bị đến đâu rồi".

"Binh lính đã dựng hai lớp gồm bao cát và gỗ để làm tường lũy ở bãi Nhạn Châu rồi ạ".

"Làm xong nhanh đi ít nhất phải dựng được tới chân núi Tam Tòa rồi đặt các súng thần công và bốn đội tiểu thương phòng bị, dựa thế cao của núi để chặn các chỗ hiểm để chống quân địch có tấn công".

"Dạ rõ".

"Nhanh chân lên" tướng Dũng thúc binh lính.

Sau một tuần quân Tây Sơn đã làm xong chiến cụ hỏa công, lấp đê, đào hào và lô cốt để bảo vệ hạm đội thủy quân ở trong đầm. Mặt khác tướng Dũng một toán quân uy thiếp thành Quy Nhơn (Bình Định) một cách rõ rệt theo từng đợt mạnh dần.

Sau những đợt tấn công đó, tướng Dũng cũng nắm rõ tình hình bên trong thành nên tối ngày thứ bảy tướng Dũng cho toàn bộ quân lính nghỉ ngơi lấy sức:

"Tối nay mọi người nghỉ ngơi, sáng mai chúng ta sẽ tấn công tổng lực thành Quy Nhơn. Bọn chúng đã kiệt quệ rồi".

Tất cả điều hưởng ứng với những gì tướng Dũng nói: "diệt diệt diệt".

Trong khoảng một tuần đó, quân đội Nguyễn Ánh đã đi chuyển tới các địa điểm được vạch ra trong kế hoạch tác chiến đánh bại quân Tây Sơn. Lúc tôi xuống doanh trại thì quả thực đúng như lời giáo sĩ Le Labousse nói bộ binh có hơn tám vạn (80,000), thủy quân thì vượt hẳn thủy quân của các nước Âu Châu đang đồn trú tại Ấn Độ lúc bấy giờ.

Tôi cũng không tham gia vào cuộc họp nội bộ của các tướng lĩnh bên trong lều mà đi quan sát bên cảng. Đúng như những gì sử sách đã ghi lại thì ngoài bốn chiến hạm, Nguyễn Ánh còn có bốn mươi chiếc làm theo kiểu bản xứ trong số đó có năm chiếc mang được mỗi chiếc bốn mười sáu khẩu đại bác, mười tám chiếc khác mang được từ hai mươi đến hai mươi sáu khẩu. Các chiến thuyền chèo bằng tay có tới một trăm chiếc lớn và hai trăm chiếc nhỏ để chiến đấu trên các mặt sông.

"Ngươi lên thuyền đi theo trẫm" Nguyễn Ánh cất lời.

"Thần biết rồi ạ".

Vậy là cuộc chiến chuẩn bị bắt đầu như toan tính của tôi. Tất cả đều chuẩn bị xong, tại mặt trận Thị Nại. Đúng giờ giờ Hợi, Ngày Nhâm Thìn Tháng Canh Dần Năm Tân Dậu (mười giờ tối ngày hai mươi bảy tháng hai năm 1801) toàn bộ quân của tướng Duyệt cho tách làm hai nhánh tấn công, một đội gồm mười người cho đổ bộ bí mật lên bãi biển trên bán đảo Phương Mai là biển Hải Giang để trà trộn vào doanh trại Tây Sơn, số quân còn lại tấn công quân Tây Sơn tại cửa Thị Nại.

Tại bờ biển xuất hiện một tàu chiến nhỏ chở 10 tên lính tới xác bờ, sóng biển ì ầm đánh vào bờ từng đợt sóng, gió đêm nay lớn mang hơi ẩm vào đất liền. Lúc lên bờ mười tên may mắn không bị ai phát hiện, họ nhanh chóng ẩn nấp trong rừng rậm rạp tiến thẳng tới hải đồn Tây Sơn, mười tên lính chạy trong tầm một phần tư khắc họ cảm nhận được có một đội tuần tra gần đó nên họ nhanh chóng ẩn nấp. Đội tuần tra đó là quân Tây Sơn và bọn chúng cũng phát hiện có người gần đây, mười tên lính nhanh chóng tấn công bọn tuần tra rồi trói bọn chúng vào gốc cây rồi dùng đồ bọn chúng để trà trộn vào Hải đồn đó.

Số quân còn lại trên biển được tướng Duyệt chỉ huy tiến tới cửa Thị Nại một cách âm thầm, lặng lẽ trên mặt biển. Khi thủy quân chỉ còn cách độ ba trăm ba mươi mét của tầm súng đại bác được đặt tại cửa Thị Nại thì tướng Duyệt ra lệnh cho tất cả hạm đội thủy quân gồm sáu mươi hai chiếc thuyền bắn phá và tấn công ba chiến hạm lớn được quân Tây Sơn cho chặn cửa lẫn các đại bác trên bờ.

Cuộc tấn công bất ngờ này lại được cái may là gió và nước triều bấy giờ đang thổi mạnh nên phần lợi thế lại nghiêng về quân của tướng Duyệt. Khi quân đội Tây Sơn phát giác thì quân đội mới tập chung đội hình để phản ứng, tướng Nguyễn Văn Trương dùng súng đại bác bắn phát đạn đầu tiên để ra lệnh tấn công khắp mọi nơi.

Quân đội của tướng Duyệt cho hai mươi sáu chiến thuyền chèo phóng lửa đốt sạch mọi thứ trên bãi cát tạo ra lợi thế khi đổ bộ. Khi đốt xong tướng Duyệt cho nửa quân lên bờ dùng lưỡi lê tuốt trần nấp ở các hầm hố dưới cát, vừa đánh vừa bắn đại bác lên bờ.

Quân Tây Sơn bị đánh bất thình lình rối loạn chết hại khá nhiều nhưng những đợt đạn súng và đạn đại bác cũng được tạo ra làm khung cảnh cũng trở nên hỗn độn hơn hẳn. Đồn Tây Sơn ở Tam Tòa Sơn, ở bên phải cánh quân tấn công, chuyển một hỏa lực kinh khủng bắn xuống các thuyền chèo tay của quân đội do tướng Duyệt chỉ huy, vào đúng tầm súng nên tổn thức của các thuyền chèo vẫn khá lớn nhưng đó cũng là điểm yếu khi Võ Di Nguy cho ăn một phát đạn bay đầu. Trước sự uy hiếp đó làm cho toàn quân tướng Duyệt hoảng hốt ngừng lại.

Lê Văn Duyệt tức giận liền vung thanh kiếm chém ngay viên phó tướng đã thiếu can đảm không một chút do dự, rồi thúc thuyền tiến tới chỗ có các chiến hạm của quân Tây Sơn đang đậu ở phía đông gần ngọn đồi và đốt phá các chiến hạm một cách mau lẹ mà chỉ tổn thức nhỏ.

Lúc ấy phía Tây, Nguyễn Văn Trương cũng mất khá khá thời gian nhưng đã phá xong ba chiếc chiến hạm của Tây Sơn đậu bên ngoài rồi cho tiến vào trong đầm giữa hai cánh quân Tây Sơn đang vận chuyển để cứu các chiến hạm nhưng họ không ngờ trên thuyền của Tây Sơn mười tên lính được phái đi tận dụng thời cơ đốt phá được hai con thuyền và vô số vũ khí lẫn lương thực, tướng Võ Di Nguy bị tướng Nguyễn Văn Trương chém đầu tại chỗ. Cùng lúc ấy quân đội trên đất liền mai phục sẵn tràng ra tấn công từ mặt đất làm quân đội Tây Sơn lâm vào tình thế khốn đốn, tướng Võ Văn Dũng cùng hai vạn quân bộ phải lui quân về phía Bắc.

Đêm ấy lửa và tiếng đại bác đã gây nên một quang cảnh hết sức khủng khiếp, rùng rợn... tại thành Quy Nhơn có vẻ khá ổn vì quân lính đã cầm chân quân Tây Sơn và được quân đội Nguyễn Ánh chi viên nên bọn đã đánh bại được quân đội do hai tướng Nguyễn Văn Trà và Nguyễn Hoạch chỉ huy. Tình hình trong thành ổn định và quân đội đã chỉnh đốn lại sau khi đánh bại quân Tây Sơn, quân chi viện tại thành Quy Nhơn khi nhận được tin phải truy đuổi quân của tướng Dũng nên bọn họ không được nghỉ ngơi mà truy đuổi một cách dữ dội ngay trong đêm.

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play