Gặp gỡ thương nhân

Henry và Ken mất gần một tiếng để đi từ khu thương nhân vào hoàng thành. Phải đi bộ thêm một lúc bọn họ mới tới được sảnh chính, họ ngỡ ngàng khi thấy tôi đang ngồi trên ngai vàng nhìn họ, họ như bị hoá cứng vậy. Tôi phải nói để không khí trở nên nhẹ hơn:

"Đừng bất ngờ như vậy, nói thật thì trẫm đây toàn đi ngao du để đầu óc thư giản vậy thôi".

Henry không nghĩ người mình gặp hai lần lại là một vị vua, còn Ken thì không biết làm gì nhưng ông ấy cũng hiểu biết đôi chút về văn hoá của người châu Á nên ông ta cúi đầu hành lễ:

"Chào bệ hạ, tôi là Ken một nhà nghiên cứu vật lý người Anh".

Henry lúc này cũng chào:

"Chào bệ hạ, tôi là Henry trưởng đoàn thương nhân của công ty đông ấn Anh chi nhánh Ấn độ".

"Đừng khách sáo, đừng khách sáo. Dùng chúng ta gặp nhau vài lần nhưng linh cảm trẫm mách bảo trẫm phải hợp tách với các ngươi".

Henry đứng thẳng nói:

"Vậy việc bệ hạ muốn giao thương với chúng tôi là thật".

Tôi gật đầu ra vẽ đồng ý rồi đưa tay ra hiệu thái giám kế chuẩn bị giấy bút ghi đưa cho tôi rồi nói:

"Trẫm muốn giành thời gian này để bàn với hai ngươi về những gì trẫm có và cần. Hiện tại trẫm đang cho sản xuất gương, nước hoa, kính và các đồ trang trí từ thủy tinh. Trẫm chỉ cần có động cơ hơi nước từ để vận hành các nhà máy".

"Vậy đây là những gì bệ hạ muốn bán và cần".

"Đúng vậy".

Ken im lặng quan sát tình hình còn Henry có phần nóng vội hơn nhưng cả hai điều muốn thăm dò về tình hình đất nước này. Tôi cũng biết sự phát triển của phương Tây sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy trong tương lai và suy nghĩ của họ về người Châu Á nên tôi sẽ ra tay trước.

"Trẫm biết những gì hai ngươi đang nghĩ và sẽ làm với đất nước của trẫm".

Nét bối rối hiện phớt qua trên gương mặt họ nhưng họ cũng lấy lại bình tĩnh, Ken nói:

"Ý bệ hạ là nói chúng thần đang có ý xấu".

Khoé miệng nhích lên một đường cong, một nụ cười hiện lên khuôn mặt của tôi rồi trả lời:

"Trẫm không quan tâm hai ngươi đang nghĩ gì và làm gì nhưng trẫm biết rõ những suy nghĩ đó. Nhưng trẫm cũng mong sẽ ký được bản hiệp định thương mại với công ty đông ấn Anh. Ngoài ra trẫm cũng cho các ngươi nhiều quyền lợi hơn khi ơ đây nhưng trẫm cũng muốn các ngươi nói với người đứng đầu công ty đông ấn Anh trẫm không cho phép các thương nhân vi phạm vào những luật của Đại Việt".

Khi tôi nói xong bọn họ nhìn nhau, Ken đứng lên trước rồi nói:

"Thần cần thời gian suy nghĩ ạ".

Tôi gật đầu rồi nói:

"Về phần hiệp ước thương mại thì trẫm giao cho bên bộ lễ và bộ công, khi các người về trầm cho một đoàn ngoại giao tới vương quốc Anh để ký hiệp định ngoại giao".

Sau đó Ken và Henry đi, tôi cho bộ lễ vào để bàn bạc thêm các vấn đề khác. Khi bộ lễ vào rồi tôi nói:

"Việc phái đoàn sang phương Tây chuẩn bị tới đâu rồi?".

"Dạ mọi thứ cũng sắp xong rồi ạ".

Tôi gật đầu coi như hiểu vô thức tôi để tay lên tráng suy nghĩ nếu công nghiệp hoá thành công thì phải có thị trường tiêu thụ, ngoài ra cần phải có tài nguyên. Những dòng suy nghĩ cứ ùa tới nếu vậy thì phải nhấm tới các vương quốc nhỏ tại Indonesia, bán đảo mã lai hoặc mở ra tuyến đường sang châu phi.

"Trẫm muốn cử một số đoàn sứ giả tới các hồi quốc phía nam và đông nam để ký ban giao và giao thương. Nhớ phải ghi rõ tình hình chi tiết mọi thứ tại những nơi đó và trách đụng chạm tới người phương Tây".

"Dạ rõ".

"Trẫm quên mất chưa đưa thứ này cho các khanh".

"Bệ hạ đưa gì ạ".

Tôi kêu thái giám tới ngăn tủ lấy ra hai ba cuộn giấy rồi đưa cho bộ lễ rồi nói:

"Đây là bản đồ trẫm lấy được từ các thương nhân, trẫm muốn các khanh nghiên cứu với các bộ khác rồi giao thương và ngoại giao cho phù hợp".

"Dạ".

Thật ra tôi làm vậy để mở rộng thị trường tiêu thụ và giúp sở các nước đó để những nước đó phụ thuộc vào Đại Nam.

Tại cung điện hoàng gia Xiêm La, một người lính chạy vào bẫm báo:

"Thưa bệ hạ, quân Miến Điện đang tấn công các thành trọng điểm từ phía tây, phía bắc và nam ạ".

"Mau viện trợ cho các thành đó đi".

Sau đó quân Miến tấn công ào ạt, định dùng chiến thuật năm 1766-1767 để hạ Xiêm nhưng quân kích Xiêm đã phòng bị nên đã đầy lùi cuộc các cuộc tấn công. Cuộc chiến tại biên giới hai bên cứ dằn có dù Xiêm La bị tổn thức nặng sau chiến tranh với Đại Nam, mất lãnh thổ, thủy binh và một sư đoàn tại Cao Miên nhưng bù lại sau chiến tranh hoàng gia cố gắng xoa diệu lòng dân lẫn quân lính ở phía Tây và Bắc đều trong tư thế chiến đấu sau cuộc chiến vào năm 1766-1767.

Tổng đốc tỉnh ChonBuri là Mak̄hām (Mã Khải) một người hoa sống tại Xiêm khá lâu có mối quan hệ với giồng họ Mạc Cửu tổng đốc Hà Tiên. Khi nghe được tin tức này Mã Khải đã gửi lá thư về Đại Nam nói về tình hình tại Xiêm và sau hai tuần đã có một lá thư từ Đại Nam gửi đến vua Xiêm. Mặc Khải xin yết kiến vua Xiêm, vua chấp nhận nên hai bên gặp nhau trong cung điện.

Mã Khải hành lễ theo phong tục Xiêm rồi nói:

"Dạ thưa bệ hạ, quốc vương Đại Nam có gửi bệ hạ một lá thư".

Vua Rama nhận lá thư rồi mở ra xem, bên trong ghi như sau: 'Xiêm La đang dồn lực đánh quân xâm lược nên việc trả các khoản trong hiệp định sẽ lùi lại từ một đến hai năm tuỳ vào tình hình chiến sự, ngoài ra Đại Nam sẽ hỗ trợ Xiêm 600 bộ binh, 600 kỵ binh và miễn nộp gạo cho Đại Nam khi còn chiến sự'.

Tại thư phòng, tôi cũng không ngờ Miến Điện sẽ tấn công Xiêm La, khi tôi đọc lá thư của Mã Khải tôi cũng chưa muốn Xiêm Là suy vong nên tôi mới giúp đỡ. Ngoài ra tôi còn phải tạo ra sự ảnh hưởng lớn hơn tại Cao Miên bằng việc hỗ trợ nông dân và ngư dân, có vài cuộc bạo loạn vì thế tôi phải để binh lính tại Cao Miên cho tới giờ nhưng càng để càng làm mất lòng dân.

Tôi vừa đọc sách vừa nghĩ: 'Tôi phải bàn vấn đề này với các bộ khi thực triều mới được'.

Hot

Comments

Hương Ánh

Hương Ánh

Hay quá vậy

2022-10-31

1

Toàn bộ

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play