Sự chuẩn bị

Sáng hôm sau, tại dinh thự bên trong thành Gia Định mọi người bên trong làm đúng nhiệm vụ của bản thân. Nguyễn Ánh không họp tất các quan thần tại thư phòng nên bên trong phòng chỉ có ba bóng người nà thôi. Có một người dáng người cao làng da ngâm đen với những vết thương lớn nhỏ khác nhau, hắn mặc một bộ giáp toàn thân với thanh đao đeo bên thắc lưng trái, tay trái giữ thanh đao còn tay phải cầm cuốn trục thư làm bằng tre. Hắn là Nguyễn Văn Thành, tướng Thành cuối người hai tay chập lại với nhay hành lễ với Nguyễn Ánh rồi đưa cuốn trục thư cho Nguyễn Ánh rồi báo cáo:

"Thưa chúa thượng những thông tin của tên hạ dân đó là hoàn toàn chính xác, Quân địch đang tập chung tại hai nơi, quân hỗ trợ đang tập trung tại thành Hội An còn quân chủ lực tập chung tại cửa Thị Nại chuẩn bị tấn công Thành Bình Định ạ".

Nguyễn Ánh vẫn bình thản nhìn trục thư lẫn các tấu chương xem một số thông tin cần cho trận chiến trước mắt rồi nhìn về tướng Thành: "Trẫm biết rồi, còn lại lịch của tên đó như thế nào?".

Tướng Thành đợi Nguyễn Ánh nói xong liền lên tiếng đáp lời:

"Theo như những thông tin thần tìm được thì hạ dân đó không có gì nổi trội, ba mẹ hắn chỉ là nông dân tại trấn Hà Tiên thôi ạ".

Nguyễn Ánh đóng tấu chương lại để lên bàn một cách chậm rãi, từ từ đẩy ghế đứng dậy hướng người về kệ sách sau lưng, vừa xoay người vừa nói:

"Vậy à, trẫm biết rồi" rồi lấy một cuốn sách trên kệ rồi quay lại nhìn tướng Duyệt lên tiếng:

"Tổng quân lực hiện tại mà chúng ta có là bao nhiêu?".

Lúc này tướng Duyệt mới đáp lời:

"Dạ bộ binh có tám vạn quân (80.000 quân), có bốn vạn quân (40.000 quân) trang bị súng tiểu thương. Thủy quân có tổng bốn vạn quân (40.000) được trang bị nhị thập lục thuyền loại nhị bạch lính và nhị đại bác (25 truyền cỡ lớn chứa 200 lính,2 đại bác/thuyền). Lục thập ngũ thuyền loại bát thập lính và nhất đại bác (55 thuyền cỡ trung chứa 80 lính,1 đại bác/thuyền). Ngoài ra có bạch cửu thập thuyền cỡ nhỏ (190 thuyền cỡ nhỏ)".

Nguyễn Ánh trầm tư gõ hai ngón tay lên mặt bàn rồi buông lời: "Vậy là số quân chưa bằng một nửa số quân Tây Sơn" Nguyễn Ánh nhắm mắt lại nghĩ cái gì đó rồi mở mắt ra: "cho gọi tên Thanh đó vào đây".

"Dạ" rồi tướng Duyệt cũng lui ra ngoài cho binh lính gọi tôi vào trong gặp chúa thượng.

Tôi đang ở trại lính thì đượng thông báo là Nguyễn Ánh muỗn gặp mặt nên bản thân được hai tên lính dẫn tới thư phòng để gặp Nguyễn Ánh, tôi không lo sợ mà bình tĩnh bước vào bên trong. Khi vào trong rồi tôi hành lễ với Nguyễn Ánh với việc chấp hai tay lại quỳ xuống:

"Thần bái kiến chúa thượng" ngoài việc tôi hành lễ như vậy để tỏa ra ý trung hành, không có ý thù địch mà còn tạo ứng tượng tốt giữa tôi với Nguyễn Ánh.

Ánh mắt Nguyễn Ánh nhìn tôi luôn sắt bên như vậy và tôi không phán đoán được Nguyễn Ánh đang nghĩ gì? Lúc này Nguyễn Ánh lên tiếng: "Miễn lễ, trẫm muốn bàn với ngươi về quân Tây Sơn".

Tôi bất ngờ trong thoáng chóc và tôi bình tĩnh lại đứng dậy: "Chúa thượng không sợ thần tạo phản hay sao mà còn cho gọi thần bàn về việc chính sự cùng các tướng lĩnh vậy ạ?".

Nguyễn Ánh trả lời thắt mắt của tôi: "Trẫm cho gọi ngươi vì trẫm thấy sự gan dạ lẫn thực lực bên trong ngươi, mệnh số của ngươi đang nằm trong tay trẫm thi ngươi còn tạo phản gì nữa. Bàn chuyện chính đi".

Lúc này tôi mới biết mục đích của Nguyễn Ánh khi gọi tôi vào để bàn chính sự là muốn tôi góp sức để quân đội giảm bớt thương vong và dùng tôi như một quân cờ. Bản thân không muốn làm nhưng thời điểm này tôi đành phải làm để lấy được lòng tin của Nguyễn Ánh. Bên trong thư phòng có 4 người đang bàn chiến sự trên một sơ đồ, sau việc này tôi cũng hiểu rõ hơn cách bài binh của cả hai bên, điểm mạnh và điểm yếu lúc đó tôi mới lên tiếng:

"Đúng như thần nghĩ, thủy quân chủ lực của Tây Sơn đang tập trung tại cửa Thị Nại và bố phòng chờ quân từ thành Hội An đánh xuống. Thần có kế sách giúp chúa thượng".

Lê Văn Duyệt đã không ưa gì tôi và hắn cũng không muốn tôi có liên quan tới cuộc chiến này liền nói:

"Nói thẳng đi, đừng có mập mờ có tin thanh gươm này chém chết ngươi không?".

Tướng Thành đi tới đặt tay lên thanh kiếm cản sự nóng giận của tướng Duyệt lại: "bình tĩnh đi người anh em, ngươi không nể ta nhưng cũng phải nể chúa thượng chứ. Chúa thượng chưa lên tiếng mà ngươi lại làm vậy? Vẻ ôn tồn của ngươi biến đâu mất rồi".

"Ngươi..." rồi rút thanh kiếm ra khỏi tay Thành rồi hầm hực nhìn Thành.

Hai tướng cứ đâu khẩu qua lại làm Nguyễn Ánh câu mày lại hai tay đập lên bàn đanh giọng quát lên:

"Im hết cho trẫm" cái khí thế bá vương làm tôi có chút rung người nhưng cảm giác đó chỉ lướt qua rất nhanh.

Hai tướng im lặng ngay rồi cúi đầu nhận lỗi: "chúng thần có tội, chúng thần đáng chết".

Vẻ mặt của Nguyễn Ánh từ từ giản ra rồi nhìn bản đồ rồi cất tiếng: "Ngươi cứ nói ra kế sách đó đi".

Lúc này tôi mới đi tới tấm bản đồ rồi chỉ tay vào cửa Thị Nại rồi nói rõ kế sách đó:

"Thủy quân chủ lực của Tây Sơn đang tập trung tại cửa Thị Nại để tấn công hành Quy Nhơn nên quân lực tại các thành khác sẽ rất thưa, mặt khác quân hỗ trợ đang tập trung tại thành Hội An chưa tiến công nên theo kế sách của thần sẽ dùng tám vạn quân (80.000) bộ hợp lực với ba vạn tại thành Quy Nhơn giữ chân thủy quân Tây Sơn. Còn bốn vạn quân (40.000) thủy chia làm hai đạo quân một đạo chặn quân hỡi trợ tại thành Hội An rồi chiếm lại thành từ đó đánh lên thành Phú Xuân, đạo còn lại đánh thẳng vào thành Phú Xuân bắt sống Quang Toản".

Nguyễn Ánh vút bộ râu gật đầu vài cái và cũng ngầm chấp nhận kế sách này rồi nhàn nhạt cất lời:

"Đúng như ý của trẫm, các khanh thấy sao?" Rồi hướng ánh mắt nhìn sang hai tướng Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành.

Tướng Duyệt và tướng Thành cảm thấy lo lắng vì kế hoạch này vì kế hoạch này tập chung quân bộ tại một điểm là không tốt, tướng Duyệt lên tiếng:

"Thần nghĩ không nên tập chung quân bộ tại một điểm".

Tướng Thành cũng lên tiếng đề ra kế hoạch của riêng mình:

"Nếu vậy thì chúng ta nên chia số quân bộ ra làm ba hướng. Dùng một vạn ngũ bạch quân (15.500) bộ cùng nhị thập (12) chiến thuyền tiến gần cù lao Hàn (đảo Hòn Đất) vào chiều tối và đổ bộ lên bãi cát để không bị phát hiện, số quân bộ này lặng lẽ tiến đến hải đồn của Tây Sơn tại cửa sông để đốt phá kho lương của quân địch và cầm chân quân địch. Ba vạn (30.000) quân tiến tới thành Quy Nhơn cứu viện và số quân còn lại bao vây tại đầm cầm chân thủy quân Tây Sơn tại bãi đầm, khi giải cứu được thành Quy Nhơn số quân đó cùng quân tại thành giúp quân tấn công số quân thủy tại đầm.

Tôi cũng đưa ra thêm ý kiến để có kết quả tốt nhất:

"Thần nghĩ cách của tướng Thành là quá tốt nhưng theo thần nghĩ khi giải cứu được thành Quy Nhơn số quân đó cùng quân tại thành nên tấn công chiếm lấy các thành dọc bờ biển thì hay hơn ạ".

Nguyễn Ánh đã nghe kế hoạch của tướng Thành rồi ôn tồn lên tiếng:

"Tốt tốt, trẫm khen sự nhanh nhạy của ngươi. Trẫm phong Lê Văn Duyệt thống lĩnh quân bộ, Võ Di Nguy và Nguyễn Văn Trương làm phó binh. Nguyễn Văn Thành, Tống Phước Lương tấn công hội An. Trẫm và Ngươi sẽ tấn công thành Phú Xuân".

Hai vị tướng nghe vậy liền bất ngờ khi tôi cũng có mặt trong trận chiến này nhưng không ai dám có ý kiến gì. Tôi cũng khá bất ngờ nhưng lắm và Nguyễn Ánh muốn tận mắt thăm dò tôi.

"Chúng thần tuân chỉ" rồi chúng tôi lui ra.

Lúc ra khỏi thư phòng tướng Thành nói với tôi:

"Chàng trai trẻ, cố gắng lên".

Còn tướng Duyệt chỉ đi ngang qua tôi thôi không nói gì. Vậy là kế hoạch của tôi đã được chuẩn tấu và quân lực được ngay lập tức để chuẩn bị tấn công.

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play