Hạ màn-kết thúc triều đại

Hội An là mảnh đất có vị trí địa lý thuận lợi, vì thế từ rất sớm, hoạt động giao thương, buôn bán nơi đây đã rất phát triển. Hội An nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại quốc tế bậc nhất cả nước và cả khu vực Đông Nam Á. Đây được xem là trung tâm điều phối cho các thương cảng miền Trung như Thanh Hà (Huế), Thị Nại (Bình Định) và cùng với các cảng Đồng Nai, Sài Gòn, Hà Tiên... trở thành những thương cảng trọng yếu ở Đàng Trong. Chí vì vậy Tây Sơn cho binh lính đồn chú khá đông, tại thương cảng vẫn diễn ra việc buôn bán bình thường nhưng quân Tây Sơn cho tuần tra và canh phòng nghiêm hơn vì binh lính nhận được tin quân Nguyễn Ánh sẽ tấn công vào các thành trọng yếu. 

Dù đã được thông báo và có sự chuẩn bị trước nhưng tâm lý tất cả binh lính trong thành không sợ hãi hay lo lắng. Họ nghĩ thành Quy Nhơn sẽ bị tấn công đầu tiên chứ không phải thành Hội An, hai lính đang đứng canh gác tại cổng chính nói chuyện với nhau:

"Không biết tin đó có đúng không? Nếu quân địch không tấn công ta thì sao ta?".

Tên kia ngáp dài rồi đáp lại: "Chuyện đó thì tôi không biết nhưng tôi biết chúng ta phải canh gác lúc này, chán chết đi được".

Hai tên lính canh gác lo mãi nói chuyện thì tại cửa sông Thu Bồn (cửa Đại), quân thủy của Nguyễn Ánh đã tập hợp ngoài đó. Các thương thuyền đều được thông báo nên họ đã rời đi, thủy quân Nguyễn Ánh do Tống Phước Lương thống lĩnh, chủ tướng dùng ống nhòm nhìn về phía thành đang suy nghĩ gì đó. Lúc này Nguyễn Văn Thành lên tiếng với tướng Lương:

"Đúng như kế hoạch đã định, chúng ta có thể tấn công".

Sau khi quan sát xong tướng Lương bỏ ống nhòm xuống rồi quay sang tướng Thành nói:

"Đừng vội tấn công, mà cho một đoàn binh thuyền đi trước thăm dò trước".

Tướng Thành câu mày nhưng vội giãn ra nói:

"Không lẽ đó là bẫy".

"Có thể là như vậy, chúng ta phải nắm rõ tình hình trước khi tổng tấn công".

"Dạ rõ".

Sau khi cho toán quân thăm dò, bên trong diễn ra vài chận pháo nhỏ, quân do thắm rút về thuyền lớn. Một binh lính báo cáo:

"Bên trong cảnh quân Tây Sơn chỉ có vài chiến thuyền nhỏ và chỉ có hơn một ngàn quân đang đồn trú bên trong thành thôi ạ".

Tướng Lương hỏi: "Còn gì nữa không?".

"Các chiến lũy được xây dựng rất chắt chắn". 

Ngay lúc đó tướng Thành cười khoái chí không do dự liền ra lệnh:

"Toàn quân tổng tấn công thành Hội An, chiếm lấy thành".

Tất cả hai vạn quân cùng đồng thành hô: "tấn công, tấn công".

Trên một bạch (100) chiến thuyền cỡ nhỏ nhưng cơ động tấn công vào cảng một cách bất ngờ. Sau đó quân tại thành đã nắm bắt được tình hình nên huy động lực lượng đáp trả, dù vậy nhưng với sự kháng cự quyết liệt từ quân đội đồn trú nhưng không thể chống trả nổi số quân quá áp đảo, khi chiếm được thành Hội An quân Nguyễn vẫn phải mất gần nửa khắc. Sau đó, bọn họ cho quân nghỉ ngơi rồi Nguyễn Văn Thành và Tống Phước Lương đang bàn về kế hoạch tiếp theo, Thành nói:

"Ta ở đây tuyển quân đội thêm trong vòng một tuần để giúp thành Bình Định còn ngươi đem một vạn nhị bạch (10.200) quân cùng sáu thập (60) chiến thuyền ra hội quân với chúa thượng".

"Rõ thưa tướng quân".

Quân đội do Nguyễn Ánh thống lĩnh không may mắn như vậy vì bị chặn ngay cửa sông Hương, dù bị chặn nhưng hoạt lực của thủy quân Nguyễn lại vượt trội hơn. Sau hơn một ngày dằn co quân Nguyễn cũng tiến vào được sông Hương, lúc đó quân của Tống Phước Lương cũng hội quân với quân Nguyễn Ánh. Tướng Thành lên tiếng:

"Thưa chúa thượng, thành Hội An đã chiếm được, Nguyễn Văn Thành đang tuyển thêm quân để trợ giúp thành Quy Nhơn".

"Tốt tốt, làm tốt lắm nhưng thủy quân ta bị thiệt hại khi vào đây chắc tên Quang Toản và các quý tộc cũng đã biết chuyện" Nguyễn Ánh tỏ ra hài lòng.

Lúc đó có một tên lính cũng báo cáo:

"Thưa chúa thượng, theo thông tin từ Bồ câu đưa thư thì quân do tướng Duyệt chỉ huy đã tiêu diệt hoàn toàn thuỷ quân Tây Sơn".

Tôi nhìn tên lính đó rồi cũng lên tiếng: "Võ Văn Dũng vẫn còn sống".

Tên lính đó nói: "đúng ạ, quân tướng Duyệt đang truy đuổi" rồi trong đầu tôi cũng đã tính toán ra được vài phương án có thể xảy ra và cách giải quyết. Nguyễn Ánh nghe tin đó vẫn không thanh đổi vẻ mặt lúc nãy:

"Với tốc độ ngựa chạy với tốc độ của thuyền chiến thì khác xa. Mặt khác quân đội tại thành Hội An của tướng Lương chỉ huy nữa nên hắn chết chắc".

Khi tôi nghe xong câu nói đó, trong đầu tôi hiện ra phương án rồi nói:

"Chúng ta có thể bao vây thành để tiêu hao lực lượng quân trong thành và dùng thủy quân bắn phá thành".

"Trẫm thừa biết điều đó, mà trẫm muốn ngươi phải tạo ra sự khác biệt khi gao chiến" Nguyễn Ánh nhìn tôi chằm chầm với đôi mắt sắt như dao.

"Chúa thượng cứ yên tâm, thần đã có kế hoạch rồi ạ, chúa thượng chỉ cần chú tâm tấn công và chiếm được thành Phú Xuân những việc còn lại để thần lo liệu".

rấn chiến tại đầm Thị Nại như một bãi chiến trường, các xác thuyền,xác người nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Quân Tây Sơn dù không còn tướng thì các binh lính từ các đồn trên núi, triền núi Cam Tòa bên hữu, và ở bãi Nhạn bên tả nã súng lớn pháo kích làm tướng Trương trúng đạn ngay đầu tử trận. Tướng Trương chết, nhưng các chiến hữu đã dùng hỏa công triệt tiêu tất cả thủy trại Tây Sơn, thiệt hại về người và thuyền vô số kể, quân đội do Lê Văn Duyệt chỉ huy toàn thắng.

Đến giờ dần ngày hôm sau, các chiến hạm của của Tây Sơn đều đang cháy, thuyền lớn thuyền nhỏ đến quá trưa mới tắt lửa. Chiều hôm đó toàn quân của tướng Duyệt đi thu gom những các binh lính tử chiến thì thiệt hại gần bốn vạn binh lính, trong số đó có xác tướng Võ Văn Trương và vô số các binh khí còn quân Tây Sơn thiệt hại rất lớn. Tính số quân thiệt hại của Tây Sơn mất tới hai thập vạn lính và hầu hết tất cả thủy đội hùng mạnh, thuyền buồm các loại bị mất một vạn tám bạch chiếc, sáu bạch khẩu đại bác đủ cỡ và nhiều quân nhu, vũ khí, vàng bạc của binh tướng Tây Sơn rơi xuống đáy biển hết.

Khi quân Duyệt quét sạch thủy quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại, tướng Duyệt lệnh cho quân lính tới thành Quy Nhơn để nghỉ ngơi và mai táng các binh sĩ tử trận. Gần mười ngày sau truy đuổi tàn quân do tướng Dũng chỉ huy đã bị bắt sống tại thành Quảng Ngãi. Số Bính lính truy sát có giảm nhưng đủ sức đánh thẳng vào thành Quảng Ngãi, sau khi bắt sống tướng Dũng các binh lính Tây Sơn đều quy hàng không phản kháng.

Sau một tháng bao vây thành Phú Xuân, quân đội của tướng Duyệt và tướng Thành đã tập hợp với quân đội Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh lệnh cho tướng Duyệt chiếm lấy các đồn trú dọc sông Hương và thành Thuận An, xây dựng lại những khu vực trọng yếu. Các quý tộc và Quang Toản rất lo lắng lẫn hoãn sợ vì vừa bị địch bao vây, lương thực eo hẹp, thủy quân bị đánh tan tác. Lê Chất:

"Thưa hoàng thượng, thần sẽ mở đường máu để bảo vệ hoàng thượng".

"Cứ làm như vậy đi" Quang Toản tỏa ra lo sợ và ngồi một góc phòng, ôm đầu thốt hoản.

Sau đó binh lính cùng Lê Chất quyết tử để mở đường cho Quang Toản chạy trốn. Binh lính Nguyễn tấn công liên tục và mai phục đường lui của quân Lê Chân, trước đó tôi cho Nguyễn Ánh thông tin:

"Quang Toản sẽ trốn theo đường phía Bắc đến Trung Đô" nên Nguyễn Ánh sai tướng Thành dẫn quân tấn công thành Trung Đô.

Thành Trung Đô là kinh thành do vua Quang Trung xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết, nay thuộc thành phố Vinh. Trên đường chạy thoát tôi dẫn quân truy đuổi và đuổi kịp Quan Toản lẫn toàn quân Lê Chất, hơn hai ngày sau toàn quân bị bắt sống hết, thành Phú Xuân bị chiếm. Quân Tây Sơn bị tiêu diệt hoặc đầu hàng, triều Tây Sơn bị diệt vong ngay sau đó. Tôi cũng cảm thấy có tội với sự lựa chọn của mình khi tiếp tay cho Nguyễn Ánh tiêu diệt triều Tây Sơn sớm hơn trong lịch sử.

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play