Cuộc chiến mới

Sáng hôm sau, khi tôi đang ngái ngủ trên cái giường thái giám đi vào nói: "sáng nay hoàng thượng phải thượng triều ạ".

Tôi cũng tỉnh ngủ, lấy tay quờ quạng vài cái rồi ngồi dậy ngáp một hơi dài rồi nói: "biết rồi trẫm sẽ tự thay long bào, khanh lui trước đi".

"Dạ thần sẽ chuẩn bị đồ ăn".

"Khỏi trẫm sẽ thượng triều luôn".

Khi thượng triều, tôi cùng sáu bộ bàn về việc vài vấn đề nhưng không quan trọng mấy. Các vấn đề đều được giải quyết nhanh nên tôi lên tiếng:

"Trẫm muốn bàn với các Khanh về việc tấn công vào cao miên và Xiêm La".

Các quần thần bên dưới cũng cảm thấy quyết định của tôi có vấn đề. Bên dưới cứ xôn xao tôi cũng lên tiếng giải thích lý do tại sao tấn công Xiêm La và Cao Miên: "trẫm có lý do, việc tấn công Xiêm La là thể hiện sức mạnh của Đại Nam, còn Cao Miên thì sẽ tạo sức mạnh lên Cao Miên và có lợi thế cho Đại Nam".

Sau vài lời cải qua cải lại, tôi vẫn quyết định tấn công Xiêm La và Cao Miên. Kế hoạch được bàn bạc là chia quân ra làm bốn hướng tấn công, hướng tấn công thứ nhất gồm bốn chiến thuyền lớn và hai vạn chiến thuyền cỡ nhỏ cùng một số thủy bộ binh tấn công vào các thành phía Nam Xiêm La, hướng tấn công thứ hai gồm năm chiến thuyền lớn cùng 2.500 chiến thuyền cỡ nhỏ và thủy binh chủ lực cùng một ích bộ binh tấn công thẳng vào kinh đô Băng Cốc, số thuyền còn lại chở quân chủ lực trên bộ tấn công Cao Miên, khi lên được bờ thì chia quân ra làm hai, một là chặn quân Xiêm tiếp viện cho Cao Miên, hai là tấn công thẳng vào thủ đô Cao Miên là Oudong.

Vậy là kế hoạch này được tôi phê chuẩn và kế hoạch này sẽ được thực hiện sau một tuần chuẩn bị. Sau khi lên kế hoạch tấn công cẩn thận và chi tiết cho toàn bộ quân đội. Sau một tuần quân tôi bắt đầu thực hiện theo đúng kế hoạch được đề ra, việc tấn công này tôi giao có tổng cộng tám chỉ huy trong cuộc chiến và trong đó có tôi, Kiên. Tôi chỉ huy cánh quân tấn công Băng Cốc còn Kiên nắm toàn quân chủ lực tấn công Cao Miên và cản quân hỗ trợ của Xiêm.

Việc tấn công được tiến hành, hướng tấn công Cao Miên được Kiên chỉ huy tiến quân vào vịnh Kompong Som của Cao Miên. Có thư báo được truyền tới tay vua Rama nên vua Rama chuyền lệnh cử 2.000 quân bao gồm hai đội bộ và thủy tiến quân tới hỗ trợ quân đội Cao Miên.

Quân đội của Kiên đã tiến vào trong vịnh Kompong Som và ngay sau đó cuộc chiến cũng được diễn ra. Đúng vào tối hôm đó trên chiến soái hạm, Kiên lên tiếng với một binh lính: "có thông tin gì về quân Cao Miên không?".

Tên lính cúi đầu lên tiếng đáp:

"Dạ theo thông tin thần kiếm được thì tại thành Kompong Soum có tổng cộng bốn khẩu thần công, hơn hai trăm súng hỏa mai và mấy trăm thạch thuốc".

Một chỉ huy khác nói:

"Chúng ta có thông tin đó việc chiếm thành là rất dễ dàng. Theo ý kiến của tôi thì chúng ta nên tạo ra bất ngờ bằng việc tấn công thành ngay tối hôm nay".

Kiên cũng gật đầu và cuộc chiến cũng bắt đầu ngay lập tức, viên chỉ huy đó chỉ huy các binh lính trên các thuyền chiến cỡ nhỏ tấn công một cách âm thầm thiêu đốt các chiến thuyền đang neo đậu của Cao Miên và Xiêm tại thành, khi binh lính phát giác ổn định đội hình phản công lại và nhờ vào sự cơ động của các tàu chiến cỡ nhỏ mà dễ dàng áp sát dù các tàu đối thủ có bắn phá.

Cuộc chiến trở nên khốc liệt hơn hẳn, binh lính trên thành vừa tấn công vừa phải dập lửa để các tàu chiến sâu bên trong không bị thiêu đốt có thể yểm trợ. Nhờ việc các tàu chiến nhỏ và cơ động nên lẻn vào giữa các con tàu bị cháy để áp sát các tàu chiến bên trong thành công các binh lính liền ném lựu đạn lên các con thuyền đối thủ, sức sát thương lớn làm đối thủ khiếp sợ.

Sau một khắc các chiến thuyền chìm xuống dưới biển, tất cả thuyền chiến đều thất thủ và các tàu cỡ nhỏ quấy rối thêm một lúc rồi rút, từ chiến soái hạm Kiên cũng cho các chiến thuyền chủ lực các khẩu thần mới có tầm bắn cao hơn một trăm mét so với súng thần công cũ và sát thương cũng cao hơn bắn liên tục vào bức tường thành.

Tường thành Kompong Soum chỉ biết chịu trận dưới sức công phá của các khẩu đại bác, thương vong trong thành tăng theo cấp số nhân không thể phản công được. Thành Kompong Soum bị quân đội của Kiên chiếm chưa tới một khắc, sau đó Kiên cho ổn định lại quân đội trong thành rồi sáng hôm sau Kiên cũng cho binh lính chiếm các Thành và đồn nhỏ hơn trong vịnh Kompong Soum. Đến trưa Kiên cùng binh lính cho chuyển các vật tư chiến tranh được đưa lên bờ, ngay sau đó Kiên cho các binh lính hợp nhau để bàn ra kế sách chiến đấu phù hợp. Kiên cũng nắm tình hình rõ ràng rất về việc Xiêm La sẽ hỗ trợ Cao Miên.

"Đúng như tướng Kiên suy đoán quân Xiêm La sẽ đem quân tới hỗ trợ bằng hai đường thủy và bộ, theo tiến độ hành quân nhanh nhất là một tuần nữa mới nơi".

Kiên nhìn vào sơ đồ lên tiếng:

"Quân đội chúng ta đi từ thành Kompong Soum tới Oudong chỉ tốn một thời gian chỉ có bốn ngày nên ta có kế hoạch như sau chia quân ra thủy binh ở lại vịnh sửa chữa các công trình quân sự nhanh nhất có thiết để bảo vệ vịnh, quân trên bờ dồn toàn lực tấn công vào thành Oudong".

Còn Thủy quân do chính tôi chỉ huy tiến quân tới kinh đô Băng cốc, trên đường đi thủy quân gặp ngay thủy quân Xiêm hỗ trợ Cao Miên đang neo đậu ngay Đảo Koh Chang. Khi tôi đang nghĩ cách tiêu diệt toàn bộ thủy quân Xiêm thì có một chỉ huy lên tiếng:

"Chúng ta có thể dùng cách đánh thủy quân Tây Sơn tại đầm Thị Nại".

"Trẫm đã nghĩ ra khi tới đây rồi nhưng cuộc tấn công được diễn ra vào buổi sáng và phải tận dụng cách tấn công đó một cách khéo léo nhất".

Việc tấn công được diễn ra nhanh chóng, diễn biến cuộc tấn công được chia làm hai cánh một lên bờ tấn công trực diện bằng súng SM98 và G74 làm phân tâm kẻ thù, hai tấn công bằng các đại bác có sức công phá lớn từ phía biển. Trận chiến diễn ra rất khốc liệt và kết quả thu lại là thủy quân tôi quét sạch hơn 1.000 thuyền chiến, hơn bốn vạn quân thủy hỗ trợ Cao Miên mà chỉ tổn thức bốn thuyền cỡ nhỏ, một trăm hai mươi quân rồi tiến quân thẳng tới thành Băng Cốc trong vòng ba ngày.

Tại cánh quân phía Nam, sau ba ngày đi biển quân đội cũng đã tiến rất xác ba Đảo Koh Tao, Đảo Koh Phangan và Đảo Koh Samui. Cuộc chiến trên biển cũng được diễn ra hai bên nổ súng tấn công, các binh lính Xiêm trên các hòn đảo được phòng bị cẩn thận nên họ trụ được gần nửa khắc vì các chiến thuyền của Đại Nam được lắp các súng thần công kiểu mới có sức công phá mạnh hơn nên đã chiếm lợi thế về hỏa lực làm thủy quân Xiêm đồn trú tại các đảo giảm một nửa từ bốn trăm chiến thuyền còn lại chưa tới hai trăm trong số đó có hai thuyền lớn bị hạ có chúng đạn pháo.

Lúc đó toàn bộ thủy quân Xiêm trên các hòn đảo buộc phải rút về đất liền, không để thủy quân Xiêm La rút về bờ, các chỉ huy cho các chiến thuyền cỡ nhỏ và một thuyền cỡ lớn truy đuổi. Ba thuyền lớn tấn công lên ba hòn đảo chiếm đồn để thu gom thêm lương thực trên đảo nhất là các cây ăn quả có giá trị đem về Phú Quốc trồng, các thuyền truy đuổi đã quay lại ba hòn đảo khi họ đã tiêu diệt được thêm gần một trăm chiến thuyền nữa và chỉ bị tổn thức ba mươi chiến thuyền cỡ nhỏ.

Quay lại chiến trường trên đất Cao Miên, trên đường tiến quân của Kiên, các binh lính Cao Miên đáp trả bằng các cây súng cối và kỵ binh Xiêm La đồn trú trên đất Cao Miên nhưng họ không ngờ rằng vũ khí của quân đội Đại Nam lại mạnh hơn vũ khí của họ. Súng G74 đang chiếm ưu thế với súng cối của đối thủ, Hwacha và lựu đạn cũng góp phần tiêu diệt rất nhiều kỵ và bộ binh đối thủ. Khi chiếm được các đồn trú, thành lũy, Kiên ra lệnh cho quân lính:

"Không được giết hại hay cướp bóc người dân mà chỉ thu gom tất cả vũ khí trang bị".

"Dạ thưa tướng quân".

Mục đích thu gom là để tấn công vào thành Oudong. Đến Ngày Tân Mùi, Tháng Đinh Dậu, Năm Tân Dậu (4/10/1801), Kiên đã cho quân thăm dò khả năng phòng thủ của thành Oudong, lính thăm dò báo:

"Thành Oudong không được bao quanh bởi các ngọn núi chỉ có đồng bằng và được hào nước bảo vệ cách sông Cửu Long về phía Tây. Tường thành cao tới bốn mét và dày ba mét được làm từ đá, vôi và đất mềm có hai cửa Đông và Tây".

Kiên gật đầu rồi cho quân phong tỏa thành Oudong với một vòng các công sự pháo thần công, máy bắn đá và Hwacha. Công trình được xây dựng tạm bợ và trong thời gian xây dựng cho một đội kỵ binh tấn công thành, phải mất hai ngày sau công trình cũng được xây xong Kiên quyết định dùng ba vũ khí tấn công đó tấn công liên tục suốt bốn tiếng lên tường thành Oudong.

Quân Cao Miên cũng đã lường trước được một cuộc bao vây và đã chuẩn bị trước nhưng họ không nghĩ hỏa lực lại mạnh đến vậy. Quân của Kiên phá được cửa thành tràng vào thành giết chết các binh lính Xiêm và bắt sống lính Cao Miên, tiến thẳng vào kinh thành chém chết quan bảo hộ là Pok tại chỗ rồi lập hai trấn là trấn Ninh Thượng và trấn Ninh Hạ, tối hôm đó Kiên cho ổn định quân đội.

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play