Tôi đến viện của Trần di nương uống trà. Viện của nàng ấy nghe nói được chính cha tôi chuẩn bị nên trông khá trang trọng.
Lúc này tôi mới nhìn kĩ nàng ta. Đây là một cô gái toát lên một vẻ đẹp phong tình quyến rũ mê hoặc lòng người, tại sao còn giống... sao giống mẹ tôi hồi trẻ thế ?!
Không phải là người mẹ trong thế giới này của Hứa Ngọc Phi, mà là người mẹ hiện đại của tôi.
Tôi từng cầm một tấm ảnh mẹ tôi hồi còn tốt nghiệp đại học, khí chất không có phong tình, trưởng thành thế này, nhưng đường nét khuôn mặt thì giống đến 7 8 phần thật.
Hoang đường quá!
- Tiểu thư sao thế? Trần di nương ngạc nhiên với thái độ của tôi
- Con thấy di nương rất giống một người.
Tôi thật thà đáp.
- Nhiều người cũng nói ta rất giống phu nhân qua cố. Nhưng ta có lẽ chẳng bao giờ có thể bằng một góc của tiên phu nhân đâu.
Trần di nương lắc đầu.
- Con cũng nghe người ta nói Trần di nương cũng là một trong những cô gái tài năng nhất Kim Loan phường, nếu không phải sa cơ đi làm ca nữ, nhất định người cũng sẽ trở thành một tài nữ.
Trần di nương hơi giật mình trước những câu nói của tôi:
- Tiểu thư, tiểu thư không coi thường tôi sao?
- Ca kỹ, thì cũng là người mà, cũng có tay chân mặt mũi giống chúng con thôi, sao phải coi thường.
- Nhưng tôi nghe nói, nghe nói người đã rất tức giận khi Liễu, Liễu cô nương làm chuyện đó với cô.
Di nương quen cô ta sao? Cũng đúng thôi, họ cùng xuất thân là ca kĩ mà.
Trần di nương trầm tư thuật lại quá khứ của Liễu thị.
- Hồi mới vào Kim Loan phường, nàng ta đòi sống đòi chết không chịu làm ca kĩ, cứ luôn miệng mình không thể làm cái nghề thấp hèn này được.
- Hình như cô ả đó hơn con tận 3 tuổi đúng không? Sao cô ta có thể cứ gọi con là tỉ tỉ như vậy chứ.
- Chuyện này thì ta không rõ lắm.
Trần di nương thở dài.
- Năm đó Lã bà bà đã nhốt cô ta cả một ngày ở trong phòng, cô ta rất quật cường, không ăn, không khóc, thậm chí còn mấy lần định tự sát. Lã bà bà bất lực bèn đốt hết giấy tờ bán thân của cô ta đi, rồi thả cho cô ta muốn đi đâu thì đi.
- Trên đời này có tú bà lương thiện thế sao?
- Tất nhiên, Lã bà bà nổi tiếng tốt bụng không dùng vũ lực ép buộc mà. Kim Loan phường cũng không có bắt nữ tử vào đó bán trinh tiết, chỉ cần biết một chút tài nghệ mua vui cho khách là được. Ai muốn qua đêm với nam tử thì đều phải nói rõ ràng với bà bà trước.
Chưa được 3 ngày sau, Liễu thị trở lại Kim Loan phường, quần áo rách tơi tả, khóc lóc rằng tỉ tỉ mình đã bị cưỡng hiếp và qua đời. Còn mình thì được người ta cứu, nhặt về được nửa cái mạng. Cô ta không biết đi đâu, nên đã đến Kim Loan Các.
Lã bà bà không nói gì, thu xếp một phòng cho cô ta, nhưng cô ta phải hứa với bà, phải chăm chỉ làm việc, không được nghĩ đến chuyện tự sát, chắc chắn sẽ có nam tử chung tình, đến đón cô ta đi.
Trong năm đầu tiên, người gặp cô ta nhiều nhất là hai nam tử mặc đồ đen, một người tên Lý Vân, và người kia thì là Lý Tử Ngọc
Lại là Lý Vân?! Nhân vật này xuất hiện đến lần thứ n trong cái thế giới này rồi.
Khuôn mặt của Lý Vân trông rất phong trần, người họ Lý còn lại thì thấp bé.
Liễu thị mỗi lần hai người đó đều rất vui mừng, nhưng sau đó một năm, chúng ta không còn thấy họ thường xuyên lui tới nữa. Đúng ra chỉ có một hai lần rất hiếm Lý Tử Ngọc ghé qua đó.
Nghe ly kì quá! Thế còn chuyện tình với cha vương gia kia thì sao nhỉ?
Nói nãy giờ, toàn nói về chuyện của Liễu thị, tôi để ý Trần di nương chưa nói về mình câu nào.
- À tôi quên mất, nếu hôm nay không có tiểu thư giải vây, quả thực tôi đã bị bắt nạt rồi!
- Di nương, có gì đâu! Di nương cứ coi như con là một người thích lo chuyện bao đồng đi. Con có một thắc mắc, tại sao người ta lại coi thường ca kĩ thế? Như kĩ nữ ở thanh lâu đã đành, còn như di nương chỉ làm một công việc hợp pháp kiếm sống, tại sao lại bị coi thường như vậy?
- Tiểu thư cho rằng người đời sẽ cười chúng ta vì chúng ta đã bị mất đi trinh tiết ư? Trần di nương phá lên cười. Không, cái họ cười chúng ta chính là việc chúng ta đã tiếp xúc với quá nhiều đàn ông, quá nhiều những nhơ bẩn ngoài xã hội. Tiểu thư thấy đấy, hầu hết các con cái nhà quyền quý đều không dám tiếp xúc riêng với nam tử lạ mặt, trừ khi đã có hôn ước, vậy còn những nữ tử chốn hồng trần như chúng ta, một ngày gặp gỡ riêng với bao nhiêu người, bị coi thường là đúng rồi.
Tôi ngẫm nghĩ, cũng có lý. Ở thời hiện đại, gặp mặt, nói chuyện, thậm chí có những cử chỉ thân mật với người khác giới là chuyện nó bình thường như ở huyện rồi, còn đây là thời cổ đại, thời cổ đại đấy. Thế nên chả mà người ta lại coi con hát là cái phường xướng ca vô loài.
Với lại, theo như kiến giải của tôi, tại sao con hát ngày xưa bị coi thường, vì họ chỉ làm mấy trò mua vui, không trực tiếp đóng góp của cải cho xã hội. Cách nghĩ của thời cổ đại cực đoan, nhưng đặt mình vào cách nghĩ của họ cũng không thể không thông cảm cho họ được. Thường chỉ những nhà quyền quý thừa tiền tiêu mới đi coi mấy hoạt động giải trí, còn những người thuộc tầng lớp dưới thì lo cái ăn từng ngày thì lấy đâu ra.
Nói vậy thì cũng không hoàn toàn đúng, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng là những người thuộc tầng lớp lao động họ vẫn có cách để tự tìm thú vui cho bản thân mình. Nhưng mà câu chuyện các ca kỹ bị coi thường là chuyện có xảy ra.
Điểm này tôi thông cảm cho Trần di nương, cho Liễu thị. Sống trong xã hội này, bần cùng lắm họ mới phải đi làm cái nghề được cho là thấp hèn đó, chứ còn ở thời đại của tôi, chắc chắn với tài năng của họ thì sẽ được coi như idol và được người ta rất mực coi trọng.
- Thế chắc di nương cũng phải bất đắc dĩ lắm mới phải đi làm ca kĩ chứ phải không.
Trần di nương gật đầu.
- Thật ra nhà tôi cũng là một lương dân. Cha tôi cũng là một tú tài ăn học đàng hoàng. Nhưng năm ấy, một dịch bệnh quét qua làng chúng tôi, tôi may mắn sống sót, được người ta cưu mang, rồi gửi gắm tôi cho Là bà bà.
Lã bà bà đối xử với tôi rất tốt, cho tôi học hát, học đàn, học múa, cầm kỳ thi hoạ đều có đủ. Khoảng thời gian đó với tôi là khoảng thời gian hạnh phúc nhất, tôi cũng thấy không có gì là xấu cả. Bỗng một hôm, đang ngồi thổi khúc Bạch đầu ngâm của Trác Văn Quân cho khách nghe, tôi nghe thấy tiếng cãi nhau của một vị phu nhân với chồng bà ta. Vị phu nhân đó đã nói với những lời lẽ rất khó nghe về chúng tôi, rằng chúng tôi suốt đời chỉ là cái dạng thấp hèn, suốt ngày chỉ biết đeo bám vào đàn ông mà không làm gì cả. Tôi lúc đó nghe xong, tức lắm chứ. Cô biết tôi đã phải mất bao nhiêu năm để học đàn, học hát, học múa không, tôi cũng từng rách tay, khản cổ mới có thể có tiền, có cơm ăn, áo mặc như hiện tay mà lại nói chúng tôi chỉ biết đeo bám vào đàn ông. Lã bà bà không nói gì, chỉ liên tục xin lỗi rồi hỏi nguyên do. Thì ra Băng Sương, chị em tốt của tôi đã qua lại với Thái viên ngoại nhiều ngày nhưng không thông báo, hiện giờ đã mang thai ba tháng, Thái viên ngoại lại .lớn tiếng nạt nộ phu nhân mình, bảo là cái loại không sinh được con. Cùng là phụ nữ với nhau, tôi hiểu được cái khổ của họ, phụ nữ cứ phải làm khó nhau làm gì. Nhưng Băng Sương tỉ tỉ không nghe, tỉ ấy nói tỉ ấy bán thân vào đây cũng chỉ muốn tìm được vào một nhà người đàn ông có tiền, để sau này sống một cuộc sống giàu sang trong nhung lụa. Nhà Băng Sương tỉ cũng nghèo lắm, cơ mà cũng thật đáng trách khi tỉ ấy qua đêm với Thái viên ngoại mà lại không thèm nói với Lã bà bà tiếng nào. Sau đêm hôm ấy, tôi thấy tóc của Lã bà bà cũng bạc hẳn đi.
Quả nhiên Băng Sương tỉ tỉ được Thái viên ngoại chuộc thân, hộ tịch rồi nạp vào làm thiếp, con của tỉ ấy sinh ra nếu là con trai chắc chắn cũng sẽ có địa vị tốt trong nhà. Lã bà bà không vui nhưng vẫn cùng các tỉ muội khác chúc phúc cho muội ấy. Đủ chín tháng mười ngày sau, muội ấy thật sự đã chuyển dạ. Nhưng ông trời thật bất công, tỉ ấy đã băng huyết mà chết, đứa con trai mà tỉ ấy vất vả mang lại đường đường chính trở thành con của Thái phu nhân.
Tôi há hốc mồm, sao lại trùng hợp thế chứ, khả năng là âm mưu giết mẹ giữ con rồi. Thế thì thôi cũng đáng đời Băng Sương lắm, ham vinh hoa phú quý rồi cũng có đấu nổi với chính thất đâu.
- Mấy tháng sau Thái viên ngoại điều tra ra cái chết của Băng Sương, chính là do người của Thái phu nhân giở trò. Chuyện này do Thùy Chi, tỳ nữ thân cận của Băng Sương đã nói với ta. Thái viên ngoại vô cùng tức giận, ban đầu muốn hưu bà ta, nhưng bà ta lại lấy cớ để từng tang mẹ chồng ba năm để cầu xin. Thái viên ngoại đành thôi, tiếc thay cho cuộc đời của Băng Sương, chỉ vì dại dột qua lại với Thái viên ngoại mà bây giờ rước phải cái hoạ sát thân.
- Di nương vẫn buồn lắm có đúng không?
- Đúng vậy, lúc đó ta nghĩ: "Phải chăng nghề này của mình đúng là thấp hèn, ăn bám thật?" Có thật là ta sẽ không gặp được chân tình nào của cuộc đời cho đến khi ta gặp chàng.
Chàng dung mạo đoan chính, chàng nói vì mến mộ tài năng của ta nên luôn đến xem ta biểu diễn, dù không có nhiều tiền. Lã bà bà đã khuyên ta rất nhiều lần, mấy lời đường mật của đám thư sinh đó không đáng tin, nhưng lúc đó ta vẫn đang mơ mộng. Chàng đâu có vừa già vừa xấu như lão Thái viên ngoại kia. Ta thậm chí còn muốn cho đêm đầu tiên của ta cho chàng nhưng bị Lã bà bà cản lại. Lã bà bà nói trừ phi chàng có đủ tiền để chuộc thân cho ta, đem kiệu lớn tám người khiêng cưới ta về làm chính thê. Chàng nói với ta chàng không còn đủ kinh phí dự thi, ta lén giấu bà bà lấy hết tiền tích cóp của ta trong mấy năm cho chàng. Ta vẫn còn nhớ năm đó chàng đã đỗ bảng vàng, nhưng tiếc thay chàng lại cưới một nữ tử nhà quan khác. Ta cứ ngày qua ngày đợi mãi, đợi mãi, đến khi ta nghe được tin này thì khóc một trận lớn, không thiết ăn thiết uống. Lã bà bà nói vậy thì con hãy sống cho tốt. Tên này ta không tin được nhưng ta chắc chắn sẽ tìm cho con một người để con gửi gắm cả đời, ta đồng ý, đến năm ngoái thì ta gặp được lão gia.
Lão gia rất vừa ý ta, nói ta quả thật rất giống một người ông từng yêu sâu đậm nhiều năm về trước. Ông nói rằng ông không thể cho ta vị trí chính thê, nhưng sẽ yêu thương nàng như thê tử của mình. Ta thấy ông thật sự chân thành, hỏi bà bà thì bà bà cũng gật đầu đồng ý. Nhưng bà bà muốn là phải làm hôn lễ cho ta thật long trọng, và không để ta ở trong hậu viện bị bắt nạt. Lão gia nói không thành vấn đề. Quả nhiên ta được lão gia dùng kiệu lớn tám người khiêng, ta có hôn thú đàng hoàng, được trở thành tứ di nương ở trong Hứa phủ, ta luôn cảm kích ơn đức này.
- Cha không coi thường thân phận ca kĩ của di nương sao?
- Không, nếu ông ấy có nửa điểm coi thường ta, thì đã không bỏ ra nhiều thứ rước ta đến vậy.
Tôi gật đầu, để ý mới nhớ cha trong lúc nói về câu chuyện của tôi với Liễu thị, chẳng bao giờ cha mỉa mai cô ta là ca kĩ, mà dùng từ biểu muội. Lúc đó tôi không phát hiện ra điều gì bất thường, hoá ra.
Tôi cũng có một người cha có tư tưởng cấp tiến lắm ấy chứ.
- Lúc sống chung với nhau, chị em chúng tôi luôn hiểu rõ hoàn cảnh của nhau, nên luôn thông cảm, bao bọc, che chở cho nhau. Lớn lên cùng nhau nên tôi cũng đã thấy không ít những cảnh đời, những câu chuyện, nhân tình thế thái. Có người mơ mộng rồi đau đớn tỉnh mộng như tôi, có người lại cuồng si vì một người không bao giờ với tới như Liễu thị, có người dại dột như Băng Sương, cũng có người nhiệt tình thẳng thắn dám theo đuổi như Cơ nương.
- Cơ Nương, có phải sủng phi mới của bệ hạ hiện tại?!
- Đúng vậy! Trần di nương gật đầu. Có lẽ không ai biết Cơ Nương hiện giờ cũng xuất thân từ Kim Loan phường của chúng tôi.
Câu chuyện của Cơ Nương là một câu chuyện dài khác, nhưng câu chuyện mà tôi tò mò nhất vẫn là câu chuyện của Liễu thị. Trần di nương từ chối kể vì cô ấy đã hứa phải giữ bí mật này.
- Sau này rất có thể cô ta sẽ làm trắc phi của vương gia, cũng tức là con phải gọi cô ta là muội muội, nên con muốn biết nhiều hơn về cô ấy.
- Liễu thị, không giống như bề ngoài đâu. Cô gái này thâm sâu khó lường lắm.
Có cái gì mà thâm sâu khó lường, tôi nhìn phát là biết cô ta là Trương Mạn Ngọc thời cổ đại mà.
- Tiểu thư, trời sắp tối rồi. Cúc Lan đi vào giục tôi. Tối tiểu thư còn phải về luyện chữ và ôn bài nữa.
- Thôi chết, ta không muốn lại bị Hàn tiên sinh mắng đâu. Tôi vội vã cáo từ Trần di nương, rồi đứng lên rời đi.
Updated 63 Episodes
Comments
Không Biết
mê tập này vãi
2024-01-30
1