Mấy ngày trước, không biết từ đâu, một người đàn bà tướng tá tròn đầy, gương mặt phúc hậu, tay chống gậy, đứng trước cổng nhà Nhựt nói huyên thuyên gì đó. Đúng lúc bà Xuyến đi chợ về, nhìn thấy nghĩ là một bà già lẩm cẩm nên chỉ nói mấy câu mời bà ta đi nơi khác. Bà già cười cười, chỉ vào trong nhà, nói: “Nhà này phần âm át phần dương, có cậu con trai nhưng dương khí không thịnh, hồn chỉ còn một chỉnh, nửa đôi, sớm hay muộn cũng về với tiền nhân mà thôi.”
Bà Xuyến nghe thế liền giật mình, thiện ý dành cho người đàn bà lạ mặt đã chẳng còn bao nhiêu. Bà thẳng tay đuổi bà già, miệng hằn học càu nhàu: “Đúng là bà già lẩm cẩm, về quê mới có mấy ngày mà gặp người gì kì quá ! Nhà người ta đang yên lành mà nói quở chi không biết !”
Bà hậm hực vào sân trong, khóa cổng. Nhưng mới quay lưng đi đã nghe người đàn bà lạ mặt cười hì hì, nói với tông giọng trầm khàn: “Cô cứ nhìn kĩ con trai mình, phần dương của cậu ta chẳng còn bao nhiêu cả.” Bà Xuyến lạnh gáy quay phắt lại, nhưng người đàn bà đã biết mất tăm, dù có ngó nghiêng đến bao lâu cũng đều không thấy một bóng dáng già nua nào.
Một người già có thể đi nhanh thế ư ?
Đến tận giờ ăn trưa, trong đầu bà vẫn quanh quẩn lời nói kì lạ của bà già. Khẽ sờ tay lên trán, bà vội lau đi mấy giọt mồ hôi lạnh, trong lòng tự trấn an sẽ chẳng có chuyện gì cả, mọi thứ gì là một trò đùa quái gở mà thôi.
“Con dọn cơm nha má ?”
“Ờ..ừ.”
Bà Xuyến đáp lời con trai một cách gượng gạo. Bà uể oải xuống bếp phụ Nhựt. Nhưng ngay khi cậu con trai đi ngang qua, bà liền đứng hình, bất động. Ánh mắt hoang mang mở trừng trừng, từ chân tơ kẽ tóc dựng hết cả lên, đầu run rẩy từ từ quay về phía cậu đang cặm cụi sắp chén, so đũa ra mâm. Hình như...bà mới thấy một cái bóng lướt qua bên cạnh Nhựt. Bóng của một người đàn ông.
Bà vội dụi mắt vài lần, chớp chớp mấy cái, nhưng chẳng thấy gì nữa. Chẳng lẽ bà gặp ảo giác ? Nghĩ thế, bà lắc đầu, đem bỏ hết mấy thứ suy nghĩ bậy bạ trong tâm trí.
Nhưng sau lần ấy, bà bỗng có thói quen quan sát Nhựt. Dường như có một linh cảm khiến bà không thể yên tâm. Từng giây từng phút, mỗi khi nhìn vào gương mặt cậu con trai, bà liền nhận thấy một dấu hiệu xấu ẩn hiện xung quanh cậu. Tuy Nhựt khá trầm tính và cô đơn, nhưng trước giờ mọi biểu hiện đều chỉ ra, đó đơn thuần chỉ là một căn bệnh về tâm lý. Bây giờ tuy không còn ủ rũ như trước, nhưng quầng thâm dưới mắt đậm hơn, mặt hốc hác hơn, tiểu tụy hơn. Đôi lúc, bà giật mình thon thót vì Nhựt nói chuyện một mình vào ban đêm, mộng du, cười cười với ai đó. Ấy vậy mà khi bà hỏi, Nhựt liền từ chối không chớp mắt.
“Má hỏi thật con, Nhựt này, con có giấu má chuyện gì không ?
Bà Xuyến thực sự không thể chịu nổi cậu con trai luôn hành động như một người điên. Thà rằng nói nó điên thì cũng được, đằng này...lời nói của bà già kia luôn quanh quẩn trong tâm trí làm bà không thể bình tĩnh nổi.
“Con không có dấu má cái gì cả.” Nhựt quả quyết nói.
“Má thấy hết rồi, má nghe luôn rồi ! Mới hôm kia có bà già nào đứng trước nhà bảo con gì mà dương khí không còn nhiều... Nói thật đi con, con đang gặp chuyện gì hả Nhựt ? Hay con thấy...gì đó ?” Bà Xuyến xoa trán, cố gắng tịnh tâm nhất có thể để mong con trai sẽ thú nhận với mình.
Có lẽ bà đã đúng. Nhựt bất động mất mấy phút, tay nắm chặt vào gấu quần, môi cắn muốn bật máu.
“Có...có má ơi.”
Chỉ nghe giọng thỏ thẻ ấp úng của con trai mà cảm tưởng như sét đánh ngang tai. Bà bàng hoàng mình cậu con trai đang cúi gằm mặt mà muốn ngất đi tại chỗ. Toàn bộ nội tạng và máu như ngừng hoạt động và bà thấy trời đất trước mắt mình như quay cuồng, tứ chi lạnh buốt đến tận xương tận tủy.
Mãi một tiếng ngồi vừa kể vừa giải thích chuyện mấy tháng qua cho má, Nhựt căng thẳng như thể mình là một tội nhân mang trọng án tử hình. Nhìn sắc mặt má từ hoang mang đến trắng bệch, tái xanh rồi tím tái như người bệnh lâu năm mà cậu chỉ muốn chạy ngay vào phòng, đóng chặt cửa. Nhưng tuy hối hận vì đã dại dột thú nhận gần như tất cả thì may thay, vẫn còn một chuyện cậu chưa dám kể ra.
“Vậy...người đàn bà kia...” Bà Xuyến chợt nhớ ra về hồi gặp mặt lạ lùng kia, bà ngước mặt lên, lườm Nhựt: “Còn chuyện gì giấu má, kể hết ra đi !”
Nhìn ánh mắt đằng đằng nộ khí của má mà Nhựt muốn thót tim ra ngoài, lúc này cậu đã mất đi bình tĩnh để kiểm soát lời nói của mình, cậu nhìn sang bên cạnh, thấy gương mặt âm trầm của Tịch Dương mà vô cùng khó xử. Bà Xuyến vô tình nhìn thấy cảnh này thì không kiềm chế nữa, đứng phắt dậy, đập mạnh xuống bàn: “MÀY KHAI HẾT RA CHO MÁ !”
Cơn thịnh nộ của bà Xuyến chính là điều Nhựt biết không thể tránh khỏi, cậu nhắm chặt mắt, lắp bắp đem tất cả những gì giấu trong lòng khai hết ra.
Chuyện gì đến cũng đến. Sáng hôm sau, bà già ấy lại xuất hiện, tuy những nếp nhăn đã làm biến dạng gương mặt nhưng vẫn nhìn ra sự đắc chí.
“Sao nào ? Nó nói hết rồi đúng không ?”
Bà Xuyến bơ phờ gật đầu, hay tay nắm lấy nhau, giọng điệu đầy sự cẩu khẩn: “Hôm đó cháu sai, thưa bác, mời bác vào nhà.”
Bà già cười khùng khục, đánh cây gậy chống tay lộp cộp xuống đất. Khi vào đến phòng khách, thấy một bóng người mặc áo tấc xanh đang ra hiệu với mình, bà già hiểu hôm nay người phụ nữ kia sẽ có phản ứng mạnh đến thế nào. Trong lòng thầm nghĩ sao cái thân già này lại phải chống đỡ mấy duyên phận rắc rối này nhỉ ?
“Mời bác uống chén nước chè, có chuyện hôm nay cháu muốn thưa với bác. Cho cháu hỏi tên bà là gì ạ”.” Bà Xuyến rót chén nước, dâng lên bằng hai tay, đặt trước mặt bà già.
“Người ta gọi tôi là Mạnh Bà, tên lạ nhỉ ?” Người đàn bà đáp, hàm ý bà cũng chẳng phải người dương. Bà Xuyến tất nhiên hiểu điều đó, ngón chân bà lạnh toát, run rẩy.
Bà già nhìn nét mặt xanh xao, nhợt nhạt của người phụ nữ mà cũng bất lực thở dài. Bà nói thẳng thừng, không có chút gì gọi là kiêng kị:
“Chuyện con người là cái duyên cái phận, muốn tránh cũng tránh không được. Nay con trai cô dương khí không còn nhiều, ắt dương thọ suy giảm, cậu bé còn giao thiệp với người âm nên càng lúc càng yếu đi. Người đi theo nó cũng không phải vong ma dữ gì, gặp nhau trong vô tình nhưng lại ở cùng nhau trong một thời gian và nảy sinh những rung động, đó là duyên, hay nói là duyên âm đấy.”
“Duyên âm ?! Nó...nó không thể...x...xảy ra được ! Bác, bác coi cắt dùm cháu nó được không bác ?!” bà Xuyến nghe lùng bùng cả tai. Không bao giờ có chuyện bà để con trai mình qua lại với một người đàn ông, mà đó còn không phải người. Điều đó thật kinh khủng. Dẫu bà có đồng ý đi chăng nữa thì Nhựt cũng sẽ không thể sống như một người bình thường.
“Làm sao mà cắt ? Duyên âm mà cắt một cách miễn cưỡng là xem như duyên số ở đời sẽ vô cùng lận đận, chưa kể con trai cô không sống được bao lâu nữa.” Mạnh Bà lắc đầu, ra chiều không hài lòng về cách giải quyết vấn đề của bà Xuyến.
“Nó còn tương lai, thời gian của nó còn rất dài...” Bà lẩm bẩm, lòng cầu xin tất cả chỉ là một giấc mơ. Mạnh Bà chỉ đồng cảm bởi chính bà cũng không thể làm gì hơn được, nhất là khi, trong tối nay, hai vị Hắc Bạch Vô Thường sẽ ghé thăm nơi này.
“Ai bảo nó không có tương lai ? Chỉ cần nó nguyện ý phục vụ cho Diêm Vương đại nhân thì xem như tích được công đức, được ngài hậu ái cho mối duyên phận này, số mạng nó khi đã thuộc về phần âm thì lo gì thọ mạng nữa, thêm nữa, đã là duyên khi đã se lên rồi thì dù Nguyệt Lão muốn cắt cũng lực bất tòng tâm. Chuyện đôi trẻ phía Thập Điện Diêm La đều đã biết hết cả, hôm nay tôi tới đây, cũng là muốn khuyên cô thôi.”
Cuộc nói chuyện của hai người diễn ra rất lâu, không biết đã qua mấy tiếng đồng hồ. Bà Xuyến phản đối rất nhiều lần, tâm trạng cực kì xấu, bà muốn phát điên lên ngay lúc đó, muốn chết ngất đi, thiếu điều lên cơn đau tim mà thôi. Mãi sau khi biết mọi sự không thể thay đổi được gì thì đành nuốt nước mắt, gục đầu trên bàn xem như phó mặc số phận.
...
Chuyện nghi lễ cưới xin từ xưa đã rất phức tạp, nếu để nói rõ thì sẽ là một văn bản dài không thể đọc hết. Có những điều tất yếu phải làm, những điều kiêng kị phải tránh, những nghi thức dài dòng, những quan niệm mà các vị trưởng bối lúc nào cũng nhất nhất tuân theo. Theo tục cũ từ thời ông cha có mười hai lễ, sau vì nhiều lễ không thể hoàn thành thì rút lại còn chín lễ, sau nữa thành sáu lễ gọi là “Chu Công lục lễ”.
Sang hôm sau, khi bàn bạc, hai bà hỏi ý Nhựt đàng hoàng tử tế xong xuôi tất cả thì cũng quyết định nên phận cho mối lương duyên này, dù sao cũng chẳng còn đường khác ngoài chết trẻ. Như nghe được quyết ý của bên đàng dâu, có hai con chim nhạn bay từ ngoài đậu lên cửa sổ, Mạnh Bà nói đó là dành cho lễ nạp thái, xem như cậu con trai nhà này đã được ấn định làm tân nương cho vị Ám Quan kia rồi. Để nói về lễ này, từ xưa, khi hai gia đình đính ước, đôi chim sẽ được đem biếu nhà gái, ý chỉ đã chọn con gái nhà đấy làm dâu. Đôi chim nhạn ý chỉ phu thê không bao giờ lỗi hẹn, bởi nhạn là loài chim chung thủy, chung tình, con này chết thì con còn lại cũng u sầu đi theo. Cũng vì vậy, lễ nạp thái còn có tên khác là lễ Điện Nhạn.
Tiếp đó là lễ vấn danh. Lễ này là để xin tên họ, ngày tháng năm sinh của tân nương để xem quẻ xét tính hợp trong tuổi tác với tân lang, nhưng thực tế rằng sinh thần bát tự của Nhựt đều nằm trong sổ nam tào của Phán Quan đại nhân nên giờ chỉ xin tóc máu để tết cùng tóc tân lang, như một hình thức gắn kết phần âm của tân lang và phần dương của tân nương.
Lễ nạp cát là lễ thứ ba, lễ này là để thông báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi. Đây là hình thức mang tính tâm linh của người xưa, tuy nhiên Tịch Dương là người âm, còn Nhựt khi gả qua cũng hưởng phần âm đó nên lễ này được bỏ qua.
Ba lễ trên được tính là thăm hỏi qua lại của hai nhà, xét tính hợp tình hợp lý, xứng đôi vừa lứa nên diễn ra nhanh chóng trong một buổi sáng.
Đến tối, ngay canh ba, Mạnh Bà cùng hai bóng đen trắng và một bóng xanh xuất hiện trước cổng, bà Xuyến vội đi ra, đích thân mở cồng mời cả bốn vào nhà, nếu không thid sẽ bị ngăn bởi phép trấn đất của Thổ Địa. Trong các sứ giả của địa phủ chỉ có hai vị Hắc Bạch Vô Thường có quyền hạn lui tới dương gian nhất, vì thế thuận tiện đến “dọn điềm xấu” trong quá trình thực hiện hai nghi lễ nạp tệ và lễ thỉnh kỷ. Ngoài Mạnh Bà và Hắc Bạch Vô Thường, còn một người đàn ông cao lớn theo sau, mặc áo tấc xanh dương, trước ngực đeo một thứ như lệnh bài ngọc trắng, gương mặt trắng toát, mắt vàng kim sáng ngời, tai đeo đôi khuyên vàng, tóc buộc ra phía sau. Nhìn tổng thể là một dáng vẻ trưởng thành, chín chắn, khác hoàn toàn với ý nghĩ của bà Xuyến về một hình dạng xấu xí, ốm yếu, máu me khi bà nhìn thấy thân ảnh mờ nhạt của anh ta bên cạnh Nhựt . Ấn tượng về lần gặp đầu tiên của nhạc mẫu với “con rể tương lai” chính là như vậy.
Lễ nạp tệ là nghi lễ thứ tư, lễ này còn có tên khác là lễ ăn hỏi, nói đơn giản là nghi thức thách cưới của nhà gái, sính lễ do nhà gái quyết định, nhà trai lo được thì mới cho cưới. Ngày xưa, các cụ bên đàng gái sẽ thách thật nhiều, như bao nhiêu cau, bao nhiêu trầu, bao nhiêu rượu, bao nhiêu tiền bạc,...nói tích cực là xem quyết ý lấy con gái của đàng trai có đủ hay không, nói tiêu cực là để thu lời từ sính lễ nhà trai, gần giống như bán con vậy. Nhưng đối với bà Xuyến thì bà chẳng thách gì, gả con đi mà đổi được cho nó cái mạng sống lâu hơn thì đó là cái lễ vật lớn nhất mà bà muốn. Nhưng ít nhất, để trọn lễ, Mạnh Bà vẫn đem những thứ trầu cau, tư trang quan trọng cho lễ sau cùng.
Đến lễ thứ năm là lễ thỉnh kỷ, là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới,lễ xin cưới. Đến đây thì Mạnh Bà khuyên nên chọn ngày gần nhất để thuận tiện đúng giờ cho một sự kiện khác, được thì mốt, mà tốt nhất là mai, càng để lâu, việc quan trọng lại càng không được chu toàn tốt. Tuy nhớ nhưng cũng xót con nên bà Xuyến cũng theo ý Mạnh Bà, chọn luôn ngày mai làm lễ thứ sáu.
Định xong năm lễ thuận lợi, thở phào một hơi, nhìn sang vị Ám Quan sắp được rước tân nương vào cửa thì Mạnh Bà thầm hiểu ngài ta đang vui như mở cờ trong bụng.
Vì là người âm rước dâu nên lễ thứ sáu là lễ thân nghênh, còn gọi là lễ Nghênh hôn, được tiến hành vào ban đêm, đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về. Tuy đến gần cuối vì gia quyến tân nương còn quyến luyến nên qua thời gian rước dâu một chút, nhưng may thay, cửa âm dương vẫn còn thì giờ, chưa hoàn toàn đóng.
Sáu lễ cưới cổ truyền đã xong, tuy nhiên, tân nương là người dương nên vẫn phải qua bảy ải của âm giới để đến Thập Điện Diêm La, như thêm một nghi thức để con dâu “qua cửa” nhà chồng.”
Tiếng kèn trống vang dội khắp bầu trời đen, mặt trăng đỏ quạch chiếu sáng rực đường trải vải lụa đỏ mọc đầy bỉ ngạn hoa, phản chiếu huyết sắc kinh diễm của sông Vong Xuyên. Vong ma, cô hồn dạ quỷ tụ tập như ngày lễ hội lớn rình rang, kẻ hô hào vui sướng, kẻ nhặt tiền giấy mỏi cả tay.
Ngồi trong kiệu, Nhựt nắm chặt tay một cách hồi hộp, hơi thở gấp gáp, một nỗi lo cùng tò mò khiến cậu đứng ngồi không yên. Vậy là cậu đã tới nơi u ám, dị biệt nhất tam giới, nơi khắc nghiệt nhất chôn vùi bao kiếp người, bao tội trạng không thể dung tha – Âm giới.
___________________________
Updated 21 Episodes
Comments
Dương đăng bài: "Cưới xin gì chưa người â.m chứ mình thì rồi nè"
2025-02-21
3
Cẩm Phương tsuki
Dương hai ảnh capcut ohe lấy vợ
2024-08-23
3
Cẩm Phương tsuki
Gu giới trẻ hiện nay á bà:)
2024-08-23
3