Nữ tu viện Dòng Kín nơi Sakuya đã nương nhờ được mười năm, là tu viện Chiba thuộc Hiệp Hội St. Mary's Nuners. Vào năm 1607, nhà thờ St.Mary được giáo hoàng Paul V ủy quyền, là dòng tu giáo dục nữ đầu tiên được nhà thờ phê chuẩn, và ra đời như một dòng tu mới khác với hình thức dòng tu nữ truyền thống.
Nhà sáng lập, Jeanne de Restnac, ban đầu đã phải chịu chỉ trích từ mọi người vì sự cải tiến và đổi mới đi ngược lại với truyền thống từ trước đến nay. Bản thân bà là con gái của một người cha làm cố vấn cho hội đồng thành phố, và mẹ là một nhà nhân văn. Bà đã có một gia đình hạnh phúc với bá tước Gaston de Montfuerin năm bà 17 tuổi, và là mẹ của bảy người con. Vậy nhưng cái chết của chồng và con trai cả đã chấm dứt những tháng ngày hạnh phúc của bà, và bà Jeanne đã phải tự mình nuôi dạy các con. Cho đến khi các con của bà đều đã trưởng thành và có thể tự lo cho cuộc sống của mình, thì Chúa đã vẫy gọi Jeanne đến tu viện Cistercian ở Toulouse năm bà 46 tuổi. Bà đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong con đường tu hành, mãi đến ngày 7 tháng 4 năm 1607 khi cộng đồng nữ tu Thánh Mary đầu tiên của bà được thông qua thì bà đã 50 tuổi.
Có thể nói, tinh thần và những câu chuyện về bà đã trở thành nguồn động lực bất tận của các soeur. Đối với họ, Jeanne de Restnac chính là một nhân chứng sống của sự tin tưởng vào lời hướng dẫn của Chúa. Người đã vượt qua mọi mong muốn cá nhân, được ánh sáng cứu rỗi của sự phục sinh của Chúa vượt qua những trải nghiệm đau thương và mất mát. Có thể thấy, bà chính là nguồn cảm hứng bất tận, là nguồn động lực để các nữ tu noi theo,...
Trong số đó có soeur Teressa...
Trước khi quyết định dấn thân vào con đường tu hành gian khổ, bà cũng từng như bao cô gái khác. Bà có người thân, có bạn bè, có người mình yêu, và có cả một ước mơ hoài bão vào những việc mình sẽ làm trong tương lai. Soeur Teressa có mơ ước muốn được phát triển thành một nghệ sĩ opera, được đứng trên sân khấu và mang giọng hát của mình đến với những người thưởng thức nó.
Con đường để soeur Teressa chạm đến giấc mơ vốn rất bằng phẳng, thậm chí là vô cùng dễ dàng. Năm bà 15 tuổi, bà được cha mẹ cho học thanh nhạc tại trường có lịch sử đào tạo ra các nghệ sĩ danh giá bậc nhất Nhật Bản. Năm bà 20 tuổi, bà đã được biết đến bởi những gia đình giàu có và quyền quý, được săn đón với mức giá cao ngất trời, sự thành công trong sự nghiệp đã đến bên soeur từ rất sớm.
Vậy nhưng, có vẻ như nữ thần của sự nổi tiếng đã quá buồn chán khi ở bên soeur...
Khi sự thành công và nổi tiếng đến với một người ở độ tuổi còn quá trẻ, họ sẽ bị ánh đèn sân khấu làm chói mắt mà không nhìn ra những nguy hiểm đang chờ đợi mình. Soeur Teressa có nhiều bạn bè, đa số đều là những người trẻ, con cái của những gia đình danh tiếng và có học. Vậy nhưng trong đi uống tại bar mừng thành công của bà tại buổi trình diễn, một vài người bạn đã lén yêu cầu người pha chế làm một ly cocktail cực cay và thách bà uống hết. Trớ trêu thay, ly cocktail mà soeur Teressa uống khi đó là Bloody Maria.
Hậu quả của việc giỡn nhây từ những cậu công tử không hiểu chuyện, chính là sự nghiệp và sức khỏe của soeur đã bị đánh đổi. Bà không còn đủ tư cách để đứng dưới ánh đè sân khấu Opera, tình trạng dạ dày và cổ họng bị tổn thương nghiêm trọng. Cay đắng hơn chính là những kẻ đã hại bà lại không phải chịu bất kì sự trừng phạt nào, chỉ vì: "Chỉ là trò đùa trẻ con, có cần phải làm quá mọi thứ lên thế không? Bản thân không biết từ chối còn đổ lỗi cho con trai của tôi à?!"
Đó là thời kì tăm tối nhất của soeur Teressa, bao nhiêu năm cống hiến cho nghệ thuật và âm nhạc, giờ đây mọi thứ đều đã tan vỡ hết. Bà không biết phải làm gì, không có bằng cấp lại còn không học đại học, bị đào thải thế này bà chẳng còn biết phải bắt đầu lại từ đâu.
Đã có những lúc, soeur Teressa đứng quá vạch vàng cảnh bảo ở thềm chờ tàu, tự hỏi mình có nên nhảy xuống hay không. Cũng có lúc bà vào tiệm thuốc đứng nhìn gian thuốc ngủ rất lâu, đắn đo có nên mua về để tự kết liễu bản thân hay không. Và đã có một khoảng thời gian dài soeur Teressa ngậm dao lam trong miệng, chờ đợi nó cứa đứt lưỡi để mình có thể ra đi.
Đâu có ai ngờ được rằng, bà lại được cứu rỗi bởi tiếng khóc của một cô bé...
Khi bà định lên tàu để về đến trạm Kasumigaseki, bà đã nhìn thấy một sự hỗn loạn kì lạ. Một bà mẹ trẻ tay cỗ níu giữ đứa con gái đang khóc lóc đòi chạy ra ngoài, chẳng biết là do tuột tay hay do đứa bé kia phản kháng dữ quá, mà đứa trẻ đã thoát khỏi mẹ của nó, phóng như bay ra khỏi tàu.
Chẳng biết vì lí do gì mà khi đó, soeur Teressa lại chạy ra theo và giữ cô bé lại tránh để bé chạy lạc trong dòng người đông đúc. Người mẹ toan chạy ra theo thì bất ngờ cửa tàu đóng lại năng cách hai mẹ con. Sau đó là tiếng khóc ré của đứa nhỏ, thân ảnh bé xíu cố chạy theo đoàn tàu đã lao đi như tên bắn khỏi trạm dừng Roppongi.
Vì đã trễ chuyến, cộng thêm việc không yên tâm để đứa nhỏ ở một mình, soeur Teressa đã quyết định ngồi lại bên cô bé rất lâu, cùng cô bé chờ đợi với hi vọng mẹ của em sẽ từ một chuyến tàu khác quay ngược về để đón em.
Khi cùng cô bé trò chuyện, soeur Teressa mới biết tên của em là Haruna, tháng hoa sen hay hoa sen nở dưới ánh trăng. Haruna nói bản thân chạy ra khỏi tàu là vì em đã nhìn thấy những con quái vật kì dị bên trong đoàn tàu, một trong số đó đã dùng cái lưỡi liếm trên sàn tàu mà liếm lên mặt của những hành khách ở đó.
Đó là lần đầu tiên em nhìn thấy chúng, vì quá sợ hãi nên em đã cố kéo mẹ rời khỏi đó, nhưng mẹ không tin những gì em nói, quá sợ hãi khi thấy chúng tiến đến gần mình nên em đã dùng hết sức vùng khỏi tay mẹ và chạy ra ngoài.
Soeur Teressa nghĩ bụng chắc đây chỉ là những tưởng tượng của trẻ con nên chẳng quá để tâm đến, tiếp tục cùng em nói chuyện để giết thời gian trong khi chờ mẹ em về đón. Vậy nhưng đã không có bất kì chuyến tàu nào mang mẹ em quay lại. Ngày hôm đó là ngày 20 tháng 3 năm 1995, ngày mà cả đất nước Nhật Bản rúng động vì vụ tấn công khí độc Sarin gây ra bởi giáo phái Aum Shinrikyo (Chân lý Tối thượng).
Đó là một giáo phái được thành lập ở Nhật Bản vào năm 1987, được điều hành và sáng lập bởi Shoko Asahara, kẻ cuồng loạn muốn trở thành thủ tướng Nhật Bản. Hắn từng có tai tiếng bán thuốc giả được quảng cáo là thuốc gia truyền ba đời với giá rất cao, bà biết là do cha mẹ bà từng là nạn nhân của vụ lừa đảo này khi đã mua về với hy vọng có thể chữ được bệnh cao tuổi của mình.
Sau khi hắn bị bắt vì tội bán thuốc giả thì mọi tin tức về hắn bà đã không còn nghe nói nhiều, ngoài việc sau khi ra tù hắn đã thành giáo viên dạy yoga. Rút kinh nghiệm từ lần bị lừa trước đó, Soeur Teressa đã dặn cha mẹ đừng dính dáng gì đến con người này nữa, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình của bà mới được yên ổn cho đến khi bà bị hãm hại mất cả sự nghiệp.
Về sau này hắn ta đã đổi tên thành Shoko Asahara, cộng thêm việc khi đó soeur Teressa đang thăng tiến trên con đường sự nghiệp, vậy nên đã không chú ý tới. Mãi đến năm 1989, khi nghe chính phủ Nhật Bản tuyên bố hội nhóm của hắn trở thành một tôn giáo chính thức, bà mới lại biết đến hắn.
Dù vậy, bà vẫn tuyệt nhiên không tin hắn, càng không tin vào tôn giáo của hắn sau khi nghe qua học thuyết vô cùng cực đoan mà rất được các tín đồ tin tưởng. Chính là một ngày nào đó Trái Đất này sẽ bị diệt vong, và chỉ có những thành viên của giáo phái mới được cứu rỗi. Sau ngày tận thế, họ sẽ cùng nhau xây dượng nên một vương quốc Shambhala (Tiếng Tạng: བདེ་འབྱུང་), vùng đất huyền thoại được nhắc đến trong Phật Giáo Tây Tạng.
Không lâu sau đó, hắn ta đã tham gia tranh cử chức vị thủ tướng Nhật Bản, cuộc vận động có quy mô rất lớn và rầm rộ. Và thật chẳng biết khi đó là may hay rủi, mà hắn đã rớt với 1700/5500 phiếu bầu. Có lẽ chính từ lúc đó mà cuộc tấn công gây ra 6000 thương vong này mới thật sự xảy ra.
Cảm thấy cuộc đời đầy rẻ rúng của mình đã được cứu rỗi bởi đóa sen nhỏ, bà đã quyết tâm vực dậy và bước tiếp trong cuộc đời. Trước đó bà đã gửi cô bé vào tu viện tại thành phố Chiba nơi hai người may mắn thoát nạn, còn bản thân thì vừa đi học đào tạo nữ tu tại trường dòng vừa tìm kiếm thông tin cha mẹ của cô bé, sau đó bà cũng đã gia nhập vào tu viện với tư cách là nữ tu tập sự, từng chút trở thành soeur Teressa như bây giờ.
Đối với nhiều người khi nhìn thấy cái cách bà công khai ưu ái Haruna, hay giờ đây đã được đặt một cái tên mới là Sakuya, sẽ nghĩ rằng bà đang thiên vị cô bé vì cô bé chăm học và có tố chất giọng hát giống mình. Vậy nhưng chẳng một ai biết, lí do bà muốn dành nhiều tâm huyết cho Sakuya, chính là vì ơn cứu mạng của bé vào ngày thảm sát kinh hoàng của nhiều năm về trước.
Sakuya khi đó tuổi còn nhỏ nên không tài nào biết được về vụ tấn công vũ khí sinh học năm nào, càng không nghĩ bản thân đã kém chút có tên trong danh sách những người chịu ảnh hưởng của khí độc. Vì vậy cô vẫn rất vô tư sống và lớn lên dưới mái ấm của tu viện, đôi khi vẫn sẽ buột miệng nói với soeur Teressa, rằng bản thân rất mong chờ được gặp lại cha mẹ để kể cho họ nghe về những gì cô đã học được và những việc tốt cô đã làm.
Câu nói tưởng chừng như rất vu vơ, lại giống như tảng đá tội lỗi đè nặng lên trái tim của bà...
Sự thật là sau cuộc tấn công tàu điện đó, soeur Teressa đã rất nỗ lực tìm kiếm người mẹ đã mất tích của Sakuya. Vậy nhưng cô bé lại không biết tên cha mẹ, cũng không biết người mẹ đã xuống điểm dừng nào, có đến 278 bệnh viện khắp đất nước vẫn không thể đáp ứng số bệnh nhân khổng lồ. Dung mạo của một người lạ lướt qua đời chưa chắc soeur sẽ nhớ sau ba ngày không gặp. Vậy nhưng bà vẫn không bỏ cuộc, vẫn cố níu lấy hình ảnh mờ nhạt của người phụ nữ đó, dành ra ba năm đi tìm khắp các bênh viện. Vậy nhưng đến cuối cùng thì thời gian cũng đã xóa bỏ hoàn toàn mọi dấu vết và đầu mối, hình ảnh về người phụ nữ đó cũng sớm tan biến như bụi mịn trong ánh nắng hắt xuống từ trần nhà.
Sakuya không đơn thuần chỉ là một cô bé nghe lời và răm rắp làm theo lời người lớn. Cô bé là một người rất không kiên nhẫn, nghĩ nhiều, và quá thông minh, thông minh đến mức đáng lo lắng. Việc cô bé hỏi về cha mẹ đã diễn ra từ lúc bà vừa vào tu viện với tư cách là một nữ tu tập sự. Khi đó soeur Teressa vẫn còn đang trong quá trình tìm kiếm thông tin mẹ của cô bé nên không thể trả lời được gì nhiều.
Kết quả Sakuya đã hiểu nhầm thành bà ấy không muốn đi tìm, đã thầm lặng và kiên nhẫn đợi suốt hai năm để quan sát. Khi biết lễ các Thánh được tổ chức vào ngày 1 tháng 11 hàng năm sẽ có nhiều người tụ hội tại tu viện, và các soeur sẽ rất bận rộn trong việc chuẩn bị và cử hành lễ, Sakuya đã tự ý trà trộn vào dòng người mà rời khỏi tu viện để tự mình đi tìm cha mẹ.
May mắn là souer Teressa đã tìm lại được cô bé sau một ngày ôm bụng đói lang thang trên đường lớn. Khi đó để dụ Sakuya quay về, bà đã phải nói dối rằng bà đã tìm thấy cha mẹ của cô, nhưng không thể nói cho cô biết vì họ muốn bà giữ bí mật. Để tăng tính thuyết phục, soeur Teressa còn cố ý miêu tả lại ngoại hình của mẹ cô bé, còn nói rằng họ hiện tại đều không có khả năng nuôi dưỡng Sakuya nên muốn nhờ tu viện chăm sóc cho đến khi trưởng thành.
Khi thấy Sakuya vẫn còn có vẻ nghi ngờ mình, soeur Teressa đã phải làm dấu Chúa, thề với cô bé rằng bà không nói dối và cũng sẽ không bao giờ nói dối cô bé. Chỉ có như vậy, Sakuya mới chịu cùng bà quay về tu viện, yên ổn sống đến mấy năm sau.
Cho đến nay, lời hứa đó vẫn là một tảng đá tội lỗi đè nặng lên trái tim của bà, cũng là lí do chính cho việc bà thương yêu và luôn ưu ái Sakuya hơn cả. Soeur Teressa biết một ngày nào đó lời nói dối này cũng sẽ bị phanh phui, và nỗi đau Sakuya phải chịu đựng sau đó là vô cùng đau đớn và nặng nề. Vậy nhưng soeur vẫn luôn chăm chỉ thiền và đọc kinh, cứ rảnh rỗi là lại đi cầu nguyện trước Chúa, mong ngài có thể thấu hiểu cho việc mà bà đã làm và tha thứ cho tội lỗi mà bà đã gây ra.
Thành tích học tập cùng khả năng ca hát trong ca đoàn của Sakuya, chính là minh chứng mạnh mẽ nhất soeur Teressa luôn giữ trong lòng như một sự xoa dịu cho hành động của mình. Bà luôn nghĩ nếu ngày đó để Sakuya lang thang trên đường phố, thì mãi mãi cô bé cũng sẽ thể có được ngày hôm nay. Được giáo dục đầy đủ, lại còn được phát triển tài năng thiên bẩm của mình. Thử hỏi có nơi nào sẽ cho Sakuya những điều tốt nhất, ai sẽ cho cô sự chăm sóc tốt nhất ngoài bà và mái ấm tu viện này...?
Lâu dần càng lớn Sakuya càng ít nói, cũng ít hỏi đến chuyện cha mẹ ruột. Điều đó càng khiến tâm soeur Teressa nguôi ngoai đi phần nào, và rồi bà cũng dần quên đi chuyện đó. Dù sao bản thân Sakuya cũng không nhắc đến nữa, tội tình gì bà còn ôm giữ trong lòng cục than đỏ nóng bỏng cả tay kia chứ...?
Ca đoàn của các nữ tu luôn quay mặt một góc 90° về phía gian giữa của Tu viện. Vì vậy du khách đến dự lễ không thể nhìn thấy dung mạo của các nữ tu. Vậy nhưng những người đã từng đến dự lễ đều bị giọng hát cao vút của Sakuya làm cho ấn tượng không thôi. Họ nói giọng ca cao vút kia bằng cách nào đó khiến họ cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm, giống như mọi gánh nặng của cơ thể trần tục đều bị gột rửa, cảm tưởng họ có thể bay đến Chúa ngay vậy.
Thế nhưng mỗi khi có ai đó nói muốn được nhìn thấy mặt Sakuya, hay mong rằng có thể được mời cô bé đến hát tại bữa ăn Giáng Sinh gia đình, soeur Teressa liền lịch sự từ chối. Việc để cô gặp mặt những người này khiến bà lo sợ rằng họ sẽ ngỏ ý muốn nhận nuôi cô, đến lúc đó cô bé sẽ từ chối vì nhớ đến cha mẹ ruột, rồi sẽ quay sang hỏi bà về họ. Còn việc đến hát tại bữa ăn của một gia đình Công giáo nào đó vốn chẳng phải chuyện gì cấm kị, nhưng soeur Teressa vẫn còn ấm ảnh chuyện Sakuya trốn khỏi tu viện, sợ rằng cô bây giờ đã trưởng thành và hiểu biết nhiều e là sẽ không thể lừa được như khi còn nhỏ nữa.
Trong tâm trí của soeur Teressa, Sakuya là đóa sen trắng không thể để nhiễm phong trần. Cô là đóa sen của bà, vì vậy bà càng không muốn cô bị sự thị phi và đầy nguy hiểm của xã hội bên ngoài làm cho tàn tạ, nhiễm bùn tanh hôi. Bà nuôi dạy cô như con gái ruột của mình, dạy bảo cô theo mọi triết lí của Chúa, mong rằng có thể khiến Sakuya muốn đi tu giống như mình.
Bà hiểu xã hội ngoài kia tàn nhẫn ra sao, Sakuya của bà quá non nớt dể nhìn thấy những điều gớm giếc mà một con người có thể làm với chính đồng loại của mình. Vậy nên chỉ khi cô ở đây, tại tu viện này, bên cạnh bà,... thì Sakuya mới mãi mãi là Sakuya, một bông sen xinh đẹp trong tâm trí của bà...
Updated 72 Episodes
Comments