Chương 8: Mẹ ơi

Bữa tiệc hôm đó tới tối muộn mới tàn, sau màn thổi nến cắt bánh, trước khi có đứa nhen nhóm ý định bôi tro trát trấu, Nga nhanh miệng nói bánh kem là do bà Vân bỏ công sức mấy ngày liền mới hoàn thành khiến không ít đứa run tay áy náy nhìn bà.

Bánh kem hai tầng không tới mười phút mất dạng.

Bỏ qua tiết mục bôi tro trát trấu, cả đám nhanh chóng chuyển qua hạng mục kế tiếp, trao quà.

Tặng quà, thành tâm sẽ nghĩ tới người nhận, không thành tâm thì càng phải nghĩ tới người nhận.

Mỗi hộp quà mở ra, tiếng cười càng tăng cao một tông, cuối cùng lê lết khàn cả tiếng.

Để kết thúc Minh phải gọi tới chục chiếc taxi tống cổ cả bọn.

Hậu trường sau đó, Minh không cho bà Vân đụng mà tự mình dọn. Cũng không lâu vì trước đó đã bắt bọn kia dẹp không ít, chén bát bẩn có máy rửa chén, thêm mấy cô bạn đảm đang thục nữ rửa sạch đã lâu, cái gì dọn được đã dọn hết còn lại cứ để đồng tiền sai khiến.

Tháng bảy xách vali lên đường đi du lịch, tháng tám tới mang những cơn mưa bất chợt.

Mấy nay ông chời hơi giở chứng giở quẻ, mới đó còn cười chói chang giây sau đã khóc sướt mướt, có lúc ngập đường cả lối. Càng về cuối tuần càng một màu thê lương.

Năm rưỡi chiều, đoạn đường đi từ khu công nghiệp ngoại ô đi về hướng nội thành đưa tin có tàu ngầm bơi lộn vô nội ô thành phố cần mau chóng di dời, kéo xuống nữa lại có hình ảnh lộc* vào nhà, tiếp nữa ai đó đăng bài kiếm dép đi lạc…

Ông chời khóc than, con dân chịu khổ, quyền quý dõi nhìn.

Thành phố này được thành lập sau giải phóng đất nước, lại nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế nên không bao lâu cũng leo lên đô thị loại một, tuy là vậy, nhưng loại nào thì loại, ông tổ họ Thuỷ thích là tới chơi.

Tối nay Minh và bà Vân có bữa cơm gia đình với nhà bác Hai.

Nhà bà Vân không có nhiều người, dòng họ xa không ít, gần thì chỉ có mỗi nhà bác Hai, anh trai lớn cách bà bảy tuổi, năm nay đã ngoài năm mươi sáu.

Sau cả quãng đường hết ngập xe đến tắc xe, gần sáu giờ Minh với bà Vân mới tới được nhà hàng truyền thống nằm trong khu trung tâm thành phố, đoàn đường hơn mười cây số mà đi gần bốn mươi phút đồng hồ.

“Bà Vân, cậu Minh, chủ tịch đang đợi trong phòng.”

Mới bước tới sảnh, quản lý nhà hàng đã nhanh chóng bước ra tiếp đón dẫn đường.

Nhà hàng truyền thống này được thiết kế theo phòng cách truyền thống đặc trưng thời cận đại, không gian mở rộng cột đình đối xứng, cùng hoạ tiết hoa sen được chọn làm chủ đạo chính, khiến mỗi thực khách dừng chân nơi đây không chỉ có thể thưởng thức những món ăn đậm chất truyền thống, mà còn mang đến cảm giác hoài cổ khi hoà mình vào bố cục đậm chất cổ xưa nơi đây.

Trước cánh cửa gỗ nâu chạm sen tịnh để nở rộ đầy sống động, quản lý nhà hàng khẽ nghiêng người mở cửa, cúi mời bà Vân với Minh bước vô.

Nếu ngoài sảnh chung được trang trí không thiếu phần xa hoa cổ xưa thì trong căn phòng này lại tối giản bất ngờ. Bộ bàn tròn gỗ nâu sậm đặt giữa phòng, trên bàn để một nhành nụ sen trắng, chính diện treo bức tranh thuỷ mặc bán nguyệt, kế bên đặt chậu lu gốm trồng sen tịnh đế trắng.

Trong phòng đã có cả nhà bác Hai.

“Xin lỗi, em tới trễ!”

“Con chào hai bác, em chào anh chị!”

“Chú Minh!”

Vừa bước vô bà Vân liền lên tiếng xin lỗi, bà là người lên tiếng vậy mà tới muộn nhất liền cảm thấy không phù hợp, muốn nói đôi lời vài câu nhưng lại không biết nói sao. Minh bên cạnh liền lên tiếng chào, khởi gợi sự chú ý của cặp sinh đôi nhà anh cả, quả đúng ý, vừa nghe thấy tiếng Minh,hai đứa bé một trai một gái hơn ba tuổi vui mừng reo lên.

“Tới thì cũng tới rồi, nay mưa như thế nữa. Không sao đâu Vân, em nhanh vô đây sửa ấm đi. Minh, con cũng vậy, tới đây bác Hai coi con nào!”

Bà Trinh vợ bác Hai thấy hai mẹ con vô liền đứng dậy bước tới vui vẻ nói, thấy Minh đã cao hơn bà cả khúc càng vui vẻ hơn.

“Nhanh ngồi xuống đi, ngoài trời mưa lạnh!”

Ông Phúc, anh trai bà Vân cũng lên tiếng ngay khi vợ mình dứt lời. Vợ chồng anh Nam và vợ chồng anh Sơn cũng nhanh chóng đứng dậy chào bà Vân, cười nói với Minh, trong khi đó cặp sinh đôi đã lao tới ôm chầm lấy chân Minh, mỗi đứa một bên điểm danh.

“Chú Minh nhớ Ngô hông ?”

“Con nữa, chú Minh có nhớ Bắp hông ?”

Ngô là em trai mặc quần yếm jean áo hồng phấn, Bắp là chị gái mặc váy yếm jean áo xanh dương nhạt, vợ chồng anh Nam luôn biết cách chọn đồ.

Anh Nam năm nay đã ba mươi, cưới chị Vy cũng được hơn năm năm mới có cặp đôi này, còn anh Sơn thua anh Nam hai tuổi cũng mới lấy chị Trang cuối năm ngoái.

Hai ông anh này rất biết chiều em.

Cả phòng nhìn hai đứa nhỏ một đứa lớn túm tụ xì xào mà lắc đầu bật cười.

“Được rồi mấy đứa kia, trên bàn mới có đồ ăn chứ dưới đó có gì đâu. Lại đây nào!”

Ngước lên thấy cả phòng đang nhìn, lại nhìn hai đứa nhỏ trước mặt, Minh mới thấy bản thân trẻ con cỡ nào mà ngồi đây tám nhám với hai đứa nhóc này. Lại nhìn anh Sơn nín cười đỏ mặt, bĩnh tĩnh đứng lên dắt hai đứa nhỏ trả lại cho chị Vy, phủi mông đi lại ngồi gần bà Vân, liếc anh Sơn một cái rồi thôi.

“Ha ha, thằng nhóc này cũng biết giả vờ gớm! Lừa tình bao nhiêu đứa rồi?”

“Mày cũng bớt trêu em ấy đi!”

Anh Nam cũng bật cười nói.

Mỗi người nói một câu, khí lạnh đành để lại sau cánh cửa.

Món ăn được bê lên, người lớn dựng đũa trước.

Dùng bữa không chuyện trò, về nhà không nói chuyện công việc.

Cả bữa cơm bầu không khí tương đối trầm lặng trên mặt bàn, dưới bàn không ngừng đấu đá.

Bác Hai buông đũa, nhân viên dọn bàn.

Bàn trà bánh in được đưa lên.

Hương sen ngọt dịu thoang thoảng, nhấp một ngụm đầu có chút chát sau lại ngọt lành, mọi bực tức bị cướp đồ ăn trước đó cũng dần tan.

“Bố nay lôi bảo bối ra chiêu đãi cháu cưng kìa. Trà ướp sen Tây Hồ của nghệ nhân nha, ở ngoài không có bán đâu! Ráng uống nhiều vô nha, cháu cưng!”

Anh Sơn cắn miếng bánh in, nhai nhồm nhoàng nói với Minh.

“Anh cũng uống nhiều vô cho bớt—”

Khụ khụ khụ

“Nghẹn.”

Minh còn chưa dứt lời thì anh Sơn đã nghẹn ho sặc sụa, chị Trang ngồi bên cạnh mê man rót tách trà đưa qua vừa trách vừa vuốt lưng.

“Vừa lắm!”

Anh Nam ngồi gần đó nhìn không được cũng phải nói một câu.

“Được rồi mấy đứa này, năm nay bao nhiêu tuổi rồi! Chỉ giỏi bắt nạt em. À Minh, con nhận được quà của bác Hai chưa?”

Bà Trinh nhìn hai thằng con không được tích sự của mình không làm sao ưng nổi con mắt, răn vài câu rồi quay sang nhẹ giọng nói.

Người ta hay nói người già thích trẻ nhỏ, quả thật không sai.

Minh đến nhà bà Trinh lúc hai ông anh này trong độ tuổi nổi loạn, giơ chân nhấc tay kiểu gì bà cũng thấy ngứa mắt, tự dưng từ đâu đến một nấm nhỏ trắng trẻo hơi gầy, ngoan ngoãn đi bên bà Vân khiến tim bà mềm nhũn.

Nếu nói trong nhà bà Vân thương Minh nhất, thì bà Trinh cũng không kém cạnh gì, bác Hai cũng vậy, bình thường không sao, có Minh tới cái hai ông anh kia ra chuồng gà mà chơi.

Tất nhiên cái gì cũng có nguyên do, nhưng tình cảm đã hình thành khó mà thay đổi.

“Dạ, con nhận được rồi! Con cảm ơn bác Hai.”

“Đợi rồi bác Hai có đi Thuỵ Điển, biết con thích sưu tầm tem nên cũng tới xem đôi chút, coi như quà sinh nhật năm nay cho con.”

Minh thích sưu tầm tem chỉ có người trong nhà mới biết, ngay cả Nga cũng không biết chuyện này, thành ra trở thành sợi dây cuốn chặt Minh với gia đình nhà bà Vân.

Ngày nay đã không còn ai thư từ qua lại như trước kia, bưu điện bây giờ đã về hưu nhường chỗ lại cho các hãng dịch vụ chuyển phát nhanh. Thời sưu tầm tem rầm rộ đã qua từ lâu, giới trẻ cũng không còn nhiều người có thú vui này.

Minh chỉ là vô tình thấy mấy bức thư cũ ngày xưa của ông bà ngoại mà đi theo thú vui xa xỉ này.

Sống lâu trong ngôi nhà có truyền thống lâu đời, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Con tem bà Trinh tặng Minh cũng không đắt hay nổi tiếng lắm nhưng khá lâu đời, thuộc về những năm thế kỷ mười tám.

“Dạ, con thích lắm. Giờ nó nằm vào hàng báo vật của con đấy.”

“Gì chứ, có đáng bao nhiêu đâu, thằng bé này thật là.”

“Mẹ tặng tem thì dù có mua lề đường vỉa hè cũng là báo vật với em ấy rồi. Thằng nhóc này cuồng tem mẹ biết mà!”

Anh Nam cười lắc đầu, tiện tay ôm nhóc Ngô vào lòng lau vụn bánh bên miệng nhóc. Anh Sơn cũng né xa dĩa bánh, thòm thèm mà không dám ăn sợ mất thể diện anh trai lần nữa, nghe mẹ nói về vụ tem cũng chen miệng vô.

“Mấy tờ giấy lộn ấy có gì mà mê thế, đợi nhóc có bằng đi anh tặng nhóc chiếc xe.”

“Anh nói gì vậy, có con tem giá cả chiếc xe cũng không mua được đấy!”

Chị Trang ngồi bên cạnh nghe anh Sơn nói mà chán không tả, miệng đi trước não là vậy đấy. Không biết nhưng thích thể hiện.

“Giề!”

Nghe thấy nói có con tem giá cả triệu đô, anh Sơn giật mình nói lớn, nhưng chỉ nhận ánh mắt khinh bỉ của cả nhà. Ngoài đường anh có là cá mập miệng rộng cỡ nào về nhà vẫn nhận ánh mắt ngu dốt.

Bác Hai với bà Vân ngồi bên cạnh nhìn một bàn rộn ràng tiếng cười dù không nói gì nhưng lòng cũng vui mừng. Bất chợt bác Hai nhớ tới cái gì liền quay sang hỏi Minh.

“Đợt trước người phụ nữ đó tới tìm con à.”

Người phụ nữ đó chỉ bà Quyên.

“Dạ, nói tìm mẹ có chuyện nhưng con có nói mẹ không có nhà.”

“Lần sau có chuyện như vậy con cứ gọi cho bác, bác cho người xử lý.”

“Em không sao mà anh, chuyện này em giải quyết rồi.”

Bà Vân nghe bác Hai nói cũng nhớ tới chuyện mấy hôm trước bà Quyên tới lúc bà không có nhà, lúc nghe thấy giọng bà ta trong điện thoại Minh, bà muốn lao về ngay lập tức lôi Minh né xa loại phụ nữ đê hèn ấy.

Tất nhiên bà cũng không để ông Dũng được yên, ông ta tới nhà bà làm mình làm mẩy sao cũng được nhưng đụng tới Minh thì không được, đặc biệt người phụ nữ đó.

“Dì à, chuyện này con giúp dì được mà. Ông ta đâu đáng để dì chịu khổ nhiều năm như vậy được.”

“Đúng vậy đó dì, thương trường là chiến trường, con không thắng thế ông ta được nhưng muốn ngáng chân đâu khó.”

“Chuyện này… Vân à, chị biết sao em làm vậy nhưng mà không đáng a.”

Chuyện bà Vân với ông Dũng, là nỗi u nhọt trong nhà, xử lý không khó nhưng dứt điểm không cam lòng. Chỉ có thể cùng nhau lở loét.

Bầu không khí nhanh chóng chìm xuống, hương sen trà ngon cũng không xua nổi mùi hôi thối.

“Bắp lại đây con! Lại đây chú Sơn ôm miếng, lấy vía nào!”

“Dẹp! Tránh xa con gái tao ra!”

“Chị Hai cho em ôm Bắp tí đi!”

“Con nữa, chú Minh.”

Người già nặng lòng, lũ trẻ giải sầu.

Bữa cơm gia đình kết thúc.

Ra tới sảnh trời đã hết mưa, hơi ẩm ướt vẫn còn.

Rời bàn tiệc gỗ nâu mỗi người một hướng.

Tạm biệt nhà bác Hai, Minh theo bà Vân lên xe đi về, cả chặng đường nắm chặt tay bà chẳng buông.

Mấy ngày sau, bà Vân vẫn theo lệ thường đi sớm về tối, Minh không rõ bà đi đâu. Chỉ thỉnh thoảng đi đây đó với Nga, lâu lâu tụ tập lũ bạn cũ tận hưởng những ngày hè cuối cùng.

Có hôm trong bữa cơm tối bà Vân bất thình hỏi Minh.

“Hết cấp ba con muốn thi trường nào ?”

Lúc đó cô nghĩ bà Vân chắc đang lên kế hoạch tương lai sau này cho “Minh”. Mấy ngày gần đây chắc vì vậy nên cũng không để tâm nhiều.

“Con theo ý mẹ. Con thấy trong nước trường nào cũng tốt, mẹ chọn giúp con đi!”

Bà Vân không nói gì, cả bữa cơm đó bà không nói thêm.

Ngày nắng tháng tám, Minh nằm dài cả ngày, chiều tham gia lớp giao tiếp tiếng anh. Hôm nay chủ đề có đi hơi sâu mãi mà chưa kết thúc, Minh tranh thủ chưa tới lượt nhắn trước một tin về muộn.

Về tới nhà đã hơn sáu giờ tối, trời đã tối đen.

Bước vô nhà đèn điện sáng chưng, cơm canh nguội ngắt không thấy bà Vân. Minh cảm thấy lạ.

Lớn giọng gọi, cả ngôi nhà vang vọng lại cũng chỉ có tiếng Minh.

Nhấc điện thoại lên gọi, tiếng chuông reo lên đáp lại từ trên lầu. Minh bước vội lên.

Gõ cửa gọi mẹ, bà Vân vẫn không trả lời. Tiếng chuông xa xa lại gần quanh quẩn trong lỗ tai.

Cánh cửa trước mặt dần méo mó uốn cong. Hành lang xoắn vòng không hay.

Tôi…về nhà…rồi mà.

Nhà tôi…

Minh đẩy mạnh cánh cửa bước vào.

“Mẹ ơi.”

“Con…”

.

.

.

.

…..làm chưa tốt sao?

Hot

Comments

Tinh Không Thủy Nguyệt

Tinh Không Thủy Nguyệt

bìa truyện ngầu lòi chành luôn

2024-10-13

1

Toàn bộ

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play