Khôi phục được thân phận, Giang Viễn uy tín trong quân càng tăng thêm.
Sau khi đến biên cương nửa năm liền nhận lệnh mang theo năm vạn binh, đánh thẳng vào trại địch.
Vốn dĩ quân doanh có mười bốn vạn binh, nhưng Hoạ Xuyên từng thấy y dẫn theo năm vạn nhưng vẫn đồ sát được binh lính trong Nam Thành nên Hoạ Xuyên chỉ để y dẫn theo năm vạn.
Giang Viễn mỉm cười, không do dự mà nhận lệnh. Điện hạ của y để y cầm bao nhiêu binh cũng được, miễn là người ra lệnh cho y là hắn.
Lần này cũng như trước đó, Hoạ Xuyên ở lại quân doanh để mặc Giang Viễn cầm năm vạn binh đi giết địch.
Giang Viễn trước khi trèo lên ngựa vẫn không quên hôn điện hạ nhà y trước. Hoạ Xuyên lấy miếng ngọc bội mà mẫu phi hắn để lại, Giang Viễn vì thấy hắn nhớ mẫu phi nên đưa cho hắn cầm mấy ngày, hắn đeo nó lên thắt lưng y, sau đó nói:”Đại thắng quay về ta lại mặc bộ y phục tân hôn đã mặc cho ngươi xem”
Giang Viễn nghe xong nhanh chóng đồng ý, y cúi người, ghé sát vào tai hắn nhỏ giọng đủ nghe nói cho hắn nghe:”Nới lỏng đợi ta quay về”
Hoạ Xuyên gật đầu đáp:”Được, ngươi phải quay về”
Hai người như kiểu phu thê mặn nồng, thê tử tiễn phu quân ra trận.
Giang Viễn sau đó chân đạp đất, trèo lên con ngựa mới mà Hoạ Xuyên tặng cho y, Hoạ Xuyên đưa trường thương của nhà Định Nam Vương cho y. Giang Viễn nắm lấy trường thương sau đó ra lệnh:”Tiến”
Y thúc ngựa rời đi, hai phó tướng cũng thúc ngựa theo sau kéo theo đại quân năm vạn binh thẳng tiến đến doanh trại địch quốc.
Trận địa phía Nam, Hoạ Xuyên không rành như Giang Viễn, hơn nữa hắn cũng không thể lên chiến trường nữa, Giang Viễn sớm đã cấm hắn lên chiến trường do sợ hắn bị thương, đó là lần đầu tiên y cấm hắn cũng là lần duy nhất.
Giang Viễn mang theo đại quân rời khỏi quân doanh, kéo theo một làn bụi mịt mù khó tả phía sau lưng bọn họ.
Khí hậu phía Nam rất nóng, hơn nữa biên giới của hai nước lại nằm giữa một sa mạc đầy cát nóng, thiếu nước, quân đội ở đây khắt nghiệt cũng chẳng khác gì phía Bắc. Phía Bắc có bão tuyết thì phía Nam cũng có bão cát. Phía Bắc không lo thiếu nước, lấy một tảng băng nung chảy sẽ có nước, nhưng phía Nam thì khác, không có nước, đến động vật nhiều lúc còn chết giữa sa mạc.
Mười ngày sau, bọn họ dừng lại trên một ngọn đồi cát, gần với thành trì phe địch. Hắn hỏi phó tướng:”Dùng cách ta đã nói công thành, ngươi đã nói cho bọn họ cách đánh rồi đúng chứ?”
Phó tướng đáp:”Đúng vậy vương gia, hạ thần đã nói rõ với bọn họ về cách đánh trận này”
Giang Viễn liền ra lệnh:”Lên thôi”
Phó tướng hét lớn:”Giết”
Binh sĩ nghe phó tướng hét, nhanh chóng hò hét:”Giết”
Giang Viễn thúc ngựa, nhanh chóng mang đại quân công thành ngay tức thì. Phe địch đến trở tay còn không kịp, bởi lẽ lần này hành quân, y còn chẳng cho đại quân ngừng lại nghỉ ngơi mà chỉ ngừng lại dùng bữa sau đó chậm rãi lên đường, xuyên qua màn đêm mà đến đây.
Định Nam là tên gọi của trường thương trong tay y, thanh thương này là Thái Tổ đặt tên và tặng nó cho Định Nam Vương đầu tiên. Cũng như Định Nam Vương, Trấn Bắc Vương cũng có một thương tên Trấn Bắc. Là trường thương chỉ truyền cho người thừa kế.
Đợi cổng thành bị phá, đại quân nhanh chóng lao vào, hò hét ầm ĩ:”Giết”
Định Nam Thương vung lên, nằm trong tay y mà chém từng tên một. Dẫn đầu đại quân mà đánh.
Phe địch trở tay không kịp, do y công khá nhanh, những thứ này đều là do tiên tổ thông qua giấc mơ mà chỉ dạy người thừa kế, y chỉ theo đó mà chỉ dẫn đại quân công thành, không nghỉ đến cách đó lại lợi hại đến vậy, không tốn quá lâu đã phá xong cổng thành, không đợi phe địch tập họp xong binh sĩ.
Đại quân công thành, chém giết vô số lính địch, người dân không có nên không đáng sợ, nơi này tiết trời khô hanh, nếu đã nóng thì nóng đến chết người nên chẳng mấy người sinh sống.
Hai quân đánh chém nhau suốt ba ngày, phe địch thấy nuốt không trôi nhanh chóng rút về Du Thành.
Giang Viễn ra lệnh đóng quân tại chỗ, nhanh chóng ăn uống nghỉ ngơi lại sức. Ba ngày cũng đủ chết đói, chết khát rồi nếu không nhanh chóng bổ sung sẽ chết thực.
Đại quân đóng trong thành. Nhanh chóng nấu đồ ăn và trị thương cho binh sĩ. Phó tướng mang theo vết thương gần khuỷu tay đến báo với Giang Viễn:”Vương gia, đã nấu ăn và trị thương cho binh sĩ rồi”
Giang Viễn suy tư rồi trả lời:”Nghỉ ngơi một ngày, ngày mai nhanh chóng đánh đến thành tiếp theo”
Phó tướng hỏi y:”Người định làm gì?”
Tổ tiên tối qua đã mách bảo y, nếu muốn địch ngưng đánh một năm phải công đến thành thứ hai, đốt trụi quân lương của địch. Nếu muốn ngưng đánh ba năm, phải đánh ít nhất ba thành, thành thứ ba chứa rất nhiều quân, cũng như là kho lương thực của cả nước, đốt trụi nó, quân địch phải mất ba đến năm năm mới hồi phục. Còn nếu muốn địch ngưng đánh mãi mãi trực tiếp đánh hạ địch quốc mang về dâng cho hoàng đế quản lí là được.
Giang Viễn trả lời:”Thành thứ ba chứa nhiều quân, cũng là kho lương của nước địch, nếu đánh đến đó thì ba đến năm năm địch sẽ không đánh được nước ta”
Phó tướng nói với y:”Nhưng địch ở đó chứa đến gần mười vạn”
Giang Viễn lắc đầu, y nói:”Tổ tiên Định Nam Vương nhà ta mách bảo không sai được, nhất định có cách hạ thành chỉ với năm vạn binh”
Phó tướng lớn hơn y vài tuổi, từ sớm đã ở trong quân, nghe ít nhiều về chiến công hiển hách của nhà Định Nam Vương Giang gia, biết rõ Định Nam Vương đời đời đều anh dũng kết cục bị gán danh phản quốc cuối cùng chỉ còn lại một hậu duệ duy nhất nhưng lại gả vào hoàng thất không có người nối dõi tông đường.
Phó tướng đồng ý. Giang Viễn nói với hắn:”Người từng nói qua cho ta biết, rất khó công thành, nếu muốn đánh phải đốt trụi kho lương trước rồi mới xông vào, có điều nếu đốt kho lương sẽ cản trở chúng ta, quân lương từ Kinh Thành đến rất chậm, chúng ta lại mang không nhiều quân lương, đều để lại phần lớn tại quân doanh nếu quay về sẽ chậm trễ, ta muốn trước mùa đông năm nay chúng ta hạ thành thứ ba”
Comments