Đôi Guốc Đỏ Sau Sảnh Hòa Nhạc

Đôi Guốc Đỏ Sau Sảnh Hòa Nhạc

Chương 1: Cẩn thận, là Toán đấy!

"Sao không mở đèn lên, ngồi trong phòng tối thui muỗi cắn bây giờ!"

Nghe ba gọi, nhỏ Dung giật mình, theo thói quen đáp một tiếng dạ cho ba yên tâm. Tháng mười chưa cười đã tối, hai mươi bốn giờ một ngày dường như ngắn lại, đầu tắt mặt tối sớm hôm chưa việc gì nên hồn thì trời đã sập tối. Nhưng đối với nhỏ Dung thì khác, gần tuổi băm, thất nghiệp, chưa chồng càng không con - thì một ngày dài như sông như biển.

Cách đây tám năm, Dung là nhỏ sinh viên ngành kỹ thuật năng nổ, hoạt bát. Trong kí ức của bạn bè cùng lớp, nhỏ Dung ngày ấy có dáng người cao ráo, gầy nhom, tóc ngắn ngang vai ôm trọn khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt biết cười. Nhỏ đặc biệt ghét làm toán, đến mức thầy dạy toán đã vò đầu bứt tóc khi thấy tên của nhỏ học lại môn toán tận ba lần vẫn trượt.

Sau khi ra trường, Dung xin vào làm công nhân tại một phân xưởng gần nhà. Sáng sớm, nhỏ đi làm khi trời chưa hửng nắng, chiều tối về nhà, phố xá đã lên đèn. Những ngày đầu đi làm, nhờ cô tổ trưởng cầm tay chỉ việc, cô chú anh chị công nhân giúp đỡ, chỉ bảo, nhỏ quen dần với công đoạn của mình.

"Thông báo cho toàn thể anh chị công nhân viên, phân xưởng mình sẽ dời địa điểm về công ty mẹ. Công ty hiểu rằng việc sáp nhập này sẽ làm xáo trộn cuộc sống của các anh chị, nên quyết định đợi đến khi kỳ lương tiếp theo được thanh toán đầy đủ thì phân xưởng mới tiến hành di dời địa điểm".

Khỏi nói cũng biết, sau màn thông báo của chị thư ký, bên dưới phân xưởng bắt đầu rộ lên những tiếng xì xào to nhỏ.

"Đang yên đang lành tự nhiên sáp nhập?"

"Bình thường sáng đưa con đi học rồi mới đi làm mà còn tới trễ, xưởng mình dời thật chắc phải nghỉ thôi!"

"Đời công nhân bất công mà, người ta là chủ có quyền quyết định chứ cần gì hỏi ý ai!"

"Chắc là tính quỵt thưởng tết chứ gì? Phân xưởng ở đây còn được tiền trợ cấp, sáp nhập về công ty mẹ là bị cắt luôn khoản đó. Một công đôi chuyện!"

Chị tổ trưởng đi từ đầu dãy nhắc nhở công nhân tiếp tục công việc cho tới cuối dãy. Nhỏ Dung tay vừa làm, trong lòng thầm cảm thán cái vận xui của mình "Mình ở khu này từ nhỏ tới lớn, phân xưởng này khéo còn lớn hơn tuổi đời của mình. Thế quái nào vừa vào làm được một năm thì lại dọn đi. Lại phải lết cái thây đi xin việc!"

Ba của Dung đã nghỉ hưu, cả một đời khói lửa gánh vác gia đình, cũng có của để dưỡng già. Hai chị em Dung được học hành đến nơi đến chốn, không áp lực cơm áo gạo tiền. Biết là thế, nhưng nghĩ đến cảnh lại về ăn bám ba má, nhỏ gãi gãi đầu, tặc lưỡi thở dài.

Đã ba tháng kể từ ngày nghỉ việc, Dung rải hồ sơ trên khắp các trang tìm việc làm. Giờ thì nhỏ lại sinh ra cái tật khó chịu mỗi khi nghe âm báo email đến. Cùng một âm thanh, nhưng khơi gợi lên cả mớ cảm xúc? Là thất vọng khi đó là email rác? Là tuyệt vọng khi hồ sơ bị từ chối? Là một niềm vui nho nhỏ khi "may mà cái công ty đấy không nhận mình"?

"Phải đổi âm báo khác mới được" - Dung tự nhủ, đảo qua đảo lại cái danh sách nhạc chuông mà nhỏ sưu tầm được. Đúng lúc này, thằng Hoàng - em trai Dung đặt rổ táo vừa mới rửa sạch lên bàn, kéo ghế ngồi bắt chéo chân gọt táo. Lắm lúc, vỏ táo nó gọt bị đứt giữa chừng, nó chu mỏ tức tối rồi lại dán mắt vào gọt tiếp.

"Ba má mà thấy cái tướng ngồi của mày, là mày tàn canh gió lạnh à"

Nhỏ Dung trêu nó, thế nhưng nó cũng không phản ứng, vẫn chăm chú gọt táo, đáp lời chị nó:

- Tui mà xả hai cẳng chân ra là lại quen thói rung đùi, không rung thì chịu không được, mà rung thì không gọt táo được, khéo còn liếm dao vào tay!

Dung nghe thế, phì cười, tay nhỏ lướt nhẹ trên màn hình điện thoại một cách chậm rãi hơn lúc nãy. Bạn trai cũ của Dung vẫn thường tỏ ra ghét bỏ mỗi khi thấy tên đàn ông nào đó ngồi bắt chéo chân. Nhỏ bĩu môi, tặc lưỡi "Cũng may là buông đôi tay nhau ra sớm".

Thằng Hoàng ngó cái bộ dạng của chị nó, hỏi:

- Lại đổi nhạc chuông à?

Nhỏ hí hửng vì cuối cùng cũng đã chọn được nhạc chuông phù hợp với tâm trạng, nghe thằng Hoàng hỏi, đáp ngay:

- Ừ, sưu tầm về chẳng lẽ không xài, phí của giời.

- Như nhau cả, ngựa ngựa! - thằng Hoàng cười nắc nẻ, vẫn hí hoáy gọt táo.

Nó nói cũng đúng, không phải có mỗi nó, mà bạn bè cũng góp ý rằng nhỏ dành quá nhiều thời gian để nghe những "bản nhạt như nước ốc". Không chỉ dành thời gian để nghe, Dung còn dành thời gian rảnh rỗi để kéo đàn, bỏ ngoài tai lời rủ rê đi chơi của nhóm bạn. Chẳng giấu gì, vì mỗi khi cầm vào cây vĩ, nhỏ say sưa kéo đàn quên cả thời gian, quên đi mất mình là ai, quên đi những nỗi phiền muộn thường nhật. Âm thanh du dương của tiếng đàn lấp đầy tâm trí nhỏ, những đầu ngón tay chai sần và bong tróc đến tứa máu như một liều dopamine vỗ về thân xác mệt mỏi sau một ngày đi học, đi làm về.

Dung chỉ biết đến nhạc cụ khi lên 5 tuổi. Trước đó, nhỏ rất thích gõ phách, dù cho thời khóa biểu ở trường hôm đó không có môn âm nhạc, nhỏ vẫn lén bỏ đôi phách vào cặp táp, mang theo như một món đồ chơi ưa thích. Tình cờ, trong một lần được đến chơi nhà thiếu nhi ở khu phố, nhỏ mắt tròn mắt dẹt khi thấy cây đàn organ. Đứng trố mắt nhìn một hồi lâu, cô giáo đương dạy lớp đàn nhận ra sự hiện diện của Dung.

"Con có muốn học đàn không?" - giọng cô giáo trong trẻo mang ý cười, hỏi Dung.

Nhỏ hơi sượng vì bị phát hiện, lúng túng, không nói không rằng chạy trốn một mạch. Về nhà, Dung lôi cặp táp ra, dốc ngược xuống, lắc lắc cho đến khi thấy được đôi phách. Nhỏ quẳng cái cặp sang một bên, vồ ngay lấy đôi phách và bắt đầu gõ. Quái lạ, tại sao không thể gõ nốt được? Chẳng phải đều là nhạc cụ à?

Từ trong gian bếp đi ra, thấy con gái ném cặp sách tung trời lên, ba của Dung hắng giọng:

- Quậy hả? Tập sách chứ có phải đồ chơi đâu?

Nhỏ vẫn ngồi gõ phách lóc cóc, không trả lời ông. Đây không phải là lần đầu Dung ngó lơ mọi thứ xung quanh, nói chính xác hơn, bác sĩ kết luận nhỏ bị tự kỷ. Nhìn vào những con điểm thấp lè tè của con gái, ông chỉ biết thở dài. Ông và má Dung nên duyên vợ chồng, sống với nhau hơn bốn năm trời mới đẻ được một mụn con gái. Thế mà cho dù, cả hai vợ chồng dành thời gian mỗi tối để trò chuyện, kèm cho con gái học, thì nhỏ vẫn chả hiểu mô tê gì, vẫn khẳng định chắc nịch 1+1\=5. Nhiều lúc không thể kiềm chế được cơn giận, ông cầm chổi lông gà quất mạnh vào mông nhỏ, hy vọng nhỏ biết sợ mà tập trung học hơn. Ông ném cây chổi sang một bên, quát nó:

- Con biết lỗi chưa?

Trông kìa, mặt con bé vẫn bình chân như vại. Ông nhìn vào vết lằn trên mông nhỏ, hoài nghi rằng lẽ nào nó không đau, hay mình nương tay? Nhỏ Dung khều khều cái góc quăn của trang vở, nghe ba hỏi thì lấy cục gôm tẩy đi. Nhưng hỡi ôi, nhỏ không những tẩy đi cái kết quả tính sai, mà nhỏ hì hục tẩy luôn cả trang bài tập. Mặt ông chuyển từ đỏ tía sang trắng bệch như gặp phải ma, ông thầm nghĩ, lỡ như sau này mình đánh nó chết luôn mà mình không hay thì sao. Buông người dựa vào ghế, ông hít vào, thở ra, chậm rãi hỏi:

- Con có hiểu ba đang nói gì không, Dung?

Vừa dứt câu, ông thật sự tuyệt vọng vì sực nhớ ra, ngay cả tên nó nó cũng không biết nữa mà. Dung xòe ngón tay ra, đếm từ một đến mười, xong reo lên "hết". Ông nhăn nhó, hỏi nó:

- Vậy 6+5 bằng bao nhiêu?

- Bằng 5! - Nhỏ đáp, nhưng tay lại xòe mười ngón cho ông xem. Ông cau mày, cố giữ bình tĩnh tặc lưỡi:

- Sao bằng 5 mà giơ mười ngón tay?

Dung khựng lại, xoay lòng bàn tay mình lại nhìn chằm chằm, ngước mặt lên nhìn ông gật gù:

- Đều bằng 5! - Nói đến đây, nhỏ hét toáng lên, tỏ rõ thái độ không đồng ý xen lẫn cáu gắt. Thấy con gái mất bình tĩnh, ông mắng:

- Cho mày ăn học, mà tới trường không tập trung nghe cô giảng bài. Giờ không biết làm bài còn bướng, muốn ăn chổi không?

- Ăn rồi! - Nhỏ hét lên và lúc này nước mắt trào ra. Ba của Dung nghe câu trả lời, đột nhiên thấy buồn cười không chịu nổi. Ông đứng dậy bỏ ra ngoài, hé hé cửa phòng nhìn xem phản ứng của con gái. Lần này cũng thế, nó khóc mà không ra tiếng, chỉ chảy nước mắt, không nấc loạn lên mà chỉ chớp chớp mắt, gãi gãi đầu xong lật cái áo lên chùi lem cả nước mắt nước mũi.

- Nó khóc nó cũng không biết đó là cảm xúc gì đâu - bác sĩ ôn tồn giải thích cho ba của Dung hiểu - Anh đánh nó, nó đau thì nó khóc. Anh không hiểu ý nó, nó cũng chẳng hiểu ý anh, thậm chí, nó còn chẳng hiểu chính nó. Dạy dỗ những đứa trẻ như thế này sẽ rất vất vả, anh hãy dạy con từ những thứ mà nó thích.

Tiếng lách cách của đôi phách trên tay Dung như đưa ông về thực tại. Ông tiến đến ngồi cạnh nó, dò hỏi:

- Con thích gõ phách à?

Nghe ba hỏi, Dung dừng tay lại suy nghĩ đăm chiêu rồi thắc mắc với ông "Sao người ta gõ ra nhạc mà con gõ không ra nhạc?"

Ồ, hóa ra con gái ông chỉ nảy sinh tò mò, suy nghĩ và hành động khi nghe được tiếng nhạc. Trẻ con thì đứa nào chẳng thích nhạc, từ lúc chưa mở mắt đã ghiền nghe mẹ ru ngủ, đến khi biết bò lại lôi nồi niêu xoong chảo đánh trống, nghe nhạc trên đài vô tuyến là lắc lư theo nhịp, nhất là giai điệu quen thuộc của một bộ phim hoạt hình nào đó, con gái ông cũng không ngoại lệ. Có vài lần, ông bắt gặp nó hiên ngang bê nguyên chồng đĩa nhạc CD vào phòng vợ chồng ông.

- Rồi bê đi đâu vậy? Đó đâu phải đĩa hoạt hình của con?

- Đúng vậy! - nhỏ đáp lời ông chắc nịch, leo lên bàn nơi mà ông đặt máy chạy đĩa CD cùng dàn loa, ấn giữ nút mở khay đĩa một cách thành thạo, rồi hí hửng đặt đĩa CD vào. Nhìn bàn tay nhỏ xíu của Dung dạng ra hết cỡ để cầm đĩa CD cho khỏi trầy, ông phì cười, nhắc khéo:

- Ba nói con có nghe không, đây toàn là đĩa CD nhạc của ba má, nhạc tiếng Anh, con nghe không hiểu đâu.

Nom cái dáng người nhỏ bé thường ngày đụng đâu đổ đó, nay lại ngồi nâng niu từng cái đĩa CD, ông không khỏi ngạc nhiên. Chiếc đĩa bắt đầu xoay, nhỏ Dung nghe được tiếng nhạc thì vặn loạn xạ cái nút âm lượng để xem là vặn bên nào thì tiếng nhạc phát ra vừa phải. Nhỏ hát la la theo giai điệu, nhịp nhịp bàn chân phải, nhưng sắc mặt thì như mất hồn, đăm chiêu như bà cụ non.

Ông dường như hiểu được tại sao con gái ông lại hỏi vậy. Lần này, ông không bực tức về những câu hỏi không đầu không đũa của nó nữa, vội vàng hỏi nó:

- Con thấy người ta gõ ra nhạc ở đâu? Trông cái đó ra làm sao?

Như vớ được cọng rơm cứu mạng, nhỏ tuôn ra một tràng bập bẹ không chủ ngữ vị ngữ. Đại khái, nhỏ miêu tả đó là một cái bàn dài, có nhiều nút để gõ nhạc, phải dùng cả hai bàn tay để gõ. Ông đương nhiên hiểu ra ngay con gái ông đang nói đến nhạc cụ nào, nhưng ông giả vờ bày ra vẻ mặt ngạc nhiên, hùa theo câu chuyện của nhỏ:

- Đó là cái gì ha? Hay con vô đó học đi, rồi về kể cho ba với.

Nghe đến từ "học", Dung gãi gãi cổ, cảm giác như có cái gì đó chèn ở cổ làm chữ nghĩa định thốt ra bị nghẹn lại:

- Có phải làm cộng trừ không ba?

- Không, không có - Ông xua tay lia lịa - Nhưng con phải đọc được nốt nhạc, phải nhớ nốt nhạc nằm ở dòng kẻ nào, là nốt gì, bấm ngón nào và khi nào bấm, khi nào nghỉ.

Dung cau mày, lần này, nhỏ lại gãi gãi mông:

- Con không nhớ hết đâu, nhiều quá - Giọng nhỏ chùng xuống, không còn hào hứng nữa. Ông không khỏi xót xa khi nhìn thấy con gái nhỏ của mình - mới mấy tuổi đầu đã phải đắn đo lượng sức. Bọn trẻ độ này vô tư vô lo, tự phong mình là siêu nhân Gao rồi chạy khắp xóm trêu mèo chọc chó, bị đuổi đến ngã lăn ra vẫn đứng dậy phủi bụi, hò reo khí khái, tự tin vào sức mạnh cuồng phong của bản thân, hẹn quái vật "chó mèo" ngày mai tái đấu. Cũng vì chậm nói, chậm hiểu, Dung luôn bị từ chối bởi bạn bè cùng lứa. Ban đầu, nhỏ rất tức giận, nhưng bực tức mãi cũng không thay đổi được gì, nhỏ bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc mỗi khi bị người lớn la rầy. Dần dần theo thời gian, Dung như ý thức được rằng đầu óc mình có vấn đề, nên chủ động tránh né mọi người, và cả môn Toán.

- Ngày mai có môn Toán, ba mua thêm que tính cho con đi.

Ông chớp chớp mắt, ngẩn người ra một lúc rồi thắc mắc:

- Ba thấy bộ que tính của con còn nguyên mà, sao phải mua thêm?

Dứt câu, ông đã thấy con gái nước mắt nước mũi giàn giụa, nó lấy tay quệt nước mũi, ấm ức nói:

- Cô con nói ngày mai học đến số hàng chục, mà bộ que của con có mười cái, đếm không được nữa, ba phải mua thêm cho con đếm mới đủ.

Ông cười xòa, ngồi bệt xuống nền nhà, mặt đối mặt với nhỏ:

- Chẳng phải đáp án của con lúc nào cũng bằng 5 sao? Sao bây giờ lại lo đếm không đủ?

- Tại con thấy ra bằng 5 thì con dễ đếm hơn, bàn tay có 5 ngón, dễ nhớ lắm.

Hóa ra là ý này, không nghĩ đến trí tưởng tượng của trẻ con lại phong phú đến vậy, xưa nay ông cho rằng trẻ con hành động rất bản năng. Buồn thì khóc, vui thì cười, yêu ra yêu và ghét ra ghét. Có những điều tưởng chừng như đơn giản, cô giáo dạy 1+1\=2 thì cứ ghi nhớ vào đầu rồi thực hành nhiều lần, giơ hai ngón tay ra đếm 1+1\=2. Nhưng con gái ông lại không nhớ con số nào cả, chỉ nhớ số 5 nên chả trách, con bé phang tất cả các đáp án đều bằng 5.

Hot

Comments

kiwwy

kiwwy

.

2025-01-08

1

Toàn bộ
Chapter
1 Chương 1: Cẩn thận, là Toán đấy!
2 Chương 2: Nhựa thông vỡ nát
3 Chương 3: Mặn, ngọt, hay chua?
4 Chương 4: Tia nắng lạnh ngắt
5 Chương 5: Sol, Re, La và Mi
6 Chương 6: Quá tam ba bận
7 Chương 7: Trước và sau
8 Chương 8: Con dâu con rể
9 Chương 9: Thiên thần sa ngã
10 Chương 10: Ánh sáng cứu rỗi
11 Chương 11: Bàn cờ, Tứ tượng và khóe mắt rỉ máu
12 Chương 12: Tiếng vĩ cầm biến mất
13 Chương 13: Thứ trân quý của mỗi người
14 Chương 14: Định kiến khó bỏ
15 Chương 15: Người lớn và con nít
16 Chương 16: Nàng dâu bí ẩn
17 Chương 17: Là ai vờn ai?
18 Chương 18: Quăng lên quật xuống
19 Chương 19: Đàn ông không được khóc
20 Chương 20: Quân tử nhất ngôn
21 Chương 21: Nếp tẻ một nhà
22 Chương 22: Về quê chăn bò
23 Chương 23: Cần và đủ
24 Chương 24: Đôi mắt si tình
25 Chương 25: Gã trai tồi tệ
26 Chương 26: Bị ốm
27 Chương 27: Bữa cơm gia đình
28 Chương 28: So sánh là đau thương
29 Chương 29: Ăn cho đủ no
30 Chương 30: Cuộc gọi ngoài ý muốn
31 Chương 31: Chó chê mèo lắm lông
32 Chương 32: Thi nhậu
33 Chương 33: Mèo mướp đáng thương
34 Chương 34: Ai yêu mèo hơn?
35 Chương 35: Nghịch tử
36 Chương 36: Đa nhân cách
Chapter

Updated 36 Episodes

1
Chương 1: Cẩn thận, là Toán đấy!
2
Chương 2: Nhựa thông vỡ nát
3
Chương 3: Mặn, ngọt, hay chua?
4
Chương 4: Tia nắng lạnh ngắt
5
Chương 5: Sol, Re, La và Mi
6
Chương 6: Quá tam ba bận
7
Chương 7: Trước và sau
8
Chương 8: Con dâu con rể
9
Chương 9: Thiên thần sa ngã
10
Chương 10: Ánh sáng cứu rỗi
11
Chương 11: Bàn cờ, Tứ tượng và khóe mắt rỉ máu
12
Chương 12: Tiếng vĩ cầm biến mất
13
Chương 13: Thứ trân quý của mỗi người
14
Chương 14: Định kiến khó bỏ
15
Chương 15: Người lớn và con nít
16
Chương 16: Nàng dâu bí ẩn
17
Chương 17: Là ai vờn ai?
18
Chương 18: Quăng lên quật xuống
19
Chương 19: Đàn ông không được khóc
20
Chương 20: Quân tử nhất ngôn
21
Chương 21: Nếp tẻ một nhà
22
Chương 22: Về quê chăn bò
23
Chương 23: Cần và đủ
24
Chương 24: Đôi mắt si tình
25
Chương 25: Gã trai tồi tệ
26
Chương 26: Bị ốm
27
Chương 27: Bữa cơm gia đình
28
Chương 28: So sánh là đau thương
29
Chương 29: Ăn cho đủ no
30
Chương 30: Cuộc gọi ngoài ý muốn
31
Chương 31: Chó chê mèo lắm lông
32
Chương 32: Thi nhậu
33
Chương 33: Mèo mướp đáng thương
34
Chương 34: Ai yêu mèo hơn?
35
Chương 35: Nghịch tử
36
Chương 36: Đa nhân cách

Download

Bạn thích tác phẩm này? Tải APP để không mất lịch sử đọc.
Download

Phúc lợi

Người dùng mới tải APP nhận mở khóa miễn phí 10 chương

Nhận
NovelToon
Step Into A Different WORLD!
Download MangaToon APP on App Store and Google Play